Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững

Sáng 18.11, tại TP. Cần Thơ, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức hội thảo "Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững".

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú; Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Cần Thơ Dương Tấn Hiển; Chuyên gia kinh tế, TS. Trần Du Lịch, ĐBQH Khóa IX, XII, XIII; Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền đồng chủ trì hội thảo.

ht01.jpg
Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

Về phía các cơ quan của Quốc hội và các Đoàn ĐBQH có: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Hoàng Mai; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên; Ủy viên thường trực Uỷ ban Xã hội Trần Thị Thanh Lam; Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Văn Hiển; Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Tạ Thị Yên; các Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố trên cả nước.

ht04.jpg
Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

Về phía thành phố Cần Thơ có: Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Việt Trường; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Dương Tấn Hiển...

Tham dự hội thảo còn có: đại diện lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công Thương; các chuyên gia kinh tế; đại diện lãnh đạo UBND, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long; cùng gần 200 đại biểu đại diện cho các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng nông sản chủ lực, tổ chức tín dụng của đồng bằng sông Cửu Long...

Xây dựng chính sách, giải pháp phù hợp, hiệu quả, khả thi để ĐBSCL vươn lên khẳng định vị thế trên bản đồ nông nghiệp khu vực và quốc tế

ht02.jpg
Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

Phát biểu khai mạc hội thảo, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền nêu rõ, với vị trí đặc biệt là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của cả nước, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã khẳng định vai trò của mình, đóng góp giá trị lớn cho nền kinh tế quốc gia và bảo đảm an ninh lương thực cho đất nước. Tuy nhiên, trong hành trình phát triển, ĐBSCL đang đối diện với vô vàn thách thức: từ sự khắc nghiệt của biến đổi khí hậu, hạn mặn xâm nhập, đến những khó khăn trong hạ tầng giao thông, logistics và tiếp cận nguồn vốn.

“Chính vì vậy, hôm nay, tại mảnh đất Trấn Giang chúng ta hội tụ về đây để cùng nhau hướng đến một mục tiêu quan trọng, đó là tìm ra những giải pháp hiệu quả nhằm thúc đẩy tín dụng cho các ngành hàng nông sản chủ lực của ĐBSCL, vùng đất màu mỡ và phì nhiêu, nơi đã từ bao đời nay gắn bó chặt chẽ với nhịp sống nông nghiệp của cả nước”, Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền nhấn mạnh.

ht09.jpg
Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền nêu rõ, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chỉ đạo, định hướng về chiến lược vĩ mô, các chủ trương, chính sách trọng tâm cho phát triển ĐBSCL. Trong đó phải kể tới Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 2.4.2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nghị quyết 13-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2030, ĐBSCL sẽ trở thành vùng sinh thái, văn minh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước; là trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của quốc gia, khu vực và thế giới. Đến năm 2045, ĐBSCL là vùng phát triển toàn diện, sinh thái, văn minh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước; có trình độ phát triển khá so với cả nước; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, phân bổ hợp lý và thích ứng với biến đổi khí hậu; kinh tế phát triển năng động, hiệu quả; Nhân dân có mức sống cao…

ht06.jpg
Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

Bên cạnh đó, Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 định hướng phát triển các sản phẩm chiến lược theo 3 trọng tâm: thủy sản, trái cây và lúa gạo, trong đó yêu cầu tăng tỷ trọng thủy sản, trái cây và giảm tỷ trọng lúa gạo.

Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp nói chung và sự phát triển của các ngành hàng nông sản chủ lực nói riêng, đưa ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững cũng như hiện thực hóa mục tiêu Nghị quyết 13-NQ/TW đặt ra, các nguồn vốn đầu tư (gồm: ngân sách nhà nước, vốn tín dụng, nguồn vốn của khu vực tư nhân, của các tổ chức quốc tế và đối tác phát triển) đóng vai trò đòn bẩy mạnh mẽ. Trong đó, nguồn vốn tín dụng từ hệ thống các tổ chức tín dụng có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

TS. Trần Du Lịch điều hành hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

TS. Trần Du Lịch điều hành hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

Thời gian qua, ngành ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp, cơ chế chính sách đồng hành, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội khu vực ĐBSCL, đặc biệt là các sản phẩm, ngành hàng kinh tế chủ lực của vùng. Tính đến cuối tháng 9.2024, tổng dư nợ tín dụng tại khu vực ĐBSCL đạt 1,18 triệu tỷ đồng, tăng 8% so với cuối năm 2023. Trong đó, dư nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của vùng đạt khoảng 643 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với 2023, chiếm 54% tổng dư nợ trên địa bàn.

Tuy vậy, việc tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản ở ĐBSCL, trong đó có các ngành hàng chủ lực như lúa gạo, thủy sản, rau quả, còn gặp nhiều khó khăn.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

Công bố của Ngân hàng Nhà nước mới đây cho biết, kết quả triển khai một số chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa được như kỳ vọng. Đơn cử: cho vay không có tài sản bảo đảm mới chiếm khoảng 20% dư nợ nông nghiệp nông thôn; dư nợ của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo mô hình liên kết, chuỗi giá trị chưa có nhiều chuyển biến. Tài sản bảo đảm khoản vay là đất nông nghiệp có giá trị thấp, công trình xây dựng trên đất chậm được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, khó định giá - vẫn là vướng mắc lớn.

Trong bối cảnh như vậy, Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền khẳng định, hội thảo hôm nay là cơ hội để chúng ta cùng nhìn nhận và phân tích kỹ lưỡng những khó khăn trong thực tiễn, từ đó đưa ra các giải pháp mang tính đột phá. Các giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ tài chính, các gói tín dụng ưu đãi, và đặc biệt là các hình thức bảo lãnh tín dụng từ Nhà nước có thể giúp giảm bớt rủi ro và khuyến khích các ngân hàng mở rộng tín dụng cho khu vực ĐBSCL.

Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

Bên cạnh đó, “tôi kỳ vọng rằng các bộ ngành, tổ chức tín dụng, cùng với sự góp ý của các Hiệp hội doanh nghiệp và chuyên gia, sẽ cùng xây dựng được một lộ trình cụ thể để không chỉ tăng cường khả năng tiếp cận vốn mà còn nâng cao năng lực quản trị tài chính cho các doanh nghiệp trong khu vực”, Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền nói.

“Những ý kiến đóng góp thẳng thắn, tâm huyết từ các chuyên gia, các nhà khoa học, đại diện các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, cùng các cơ quan quản lý nhà nước sẽ là nguồn tư liệu phong phú, giúp xây dựng những chính sách, giải pháp phù hợp, hiệu quả và có tính khả thi cao để ĐBSCL không ngừng vươn lên, khẳng định vị thế trên bản đồ nông nghiệp khu vực và quốc tế”, Tổng Biên tập Báo ĐBND Phạm Thị Thanh Huyền tin tưởng và kỳ vọng.

Tăng cường hợp tác giữa chính quyền địa phương, ngân hàng và các tổ chức tín dụng

ht05.jpg
Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường phát biểu chào mừng hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

Phát biểu chào mừng Hội thảo, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường cho biết, ĐBSCL có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành nông nghiệp, là vùng sản xuất và xuất khẩu thủy sản, lúa gạo và rau quả lớn nhất của cả nước. Tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được các tổ chức tín dụng quan tâm đầu tư. Đặc biệt, dòng vốn tín dụng của ngành ngân hàng đã tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh, chủ lực của khu vực ĐBSCL.

Ngày 2.12.2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1519/QĐ-TTCP phê duyệt Quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, với quan điểm xây dựng thành phố Cần Thơ phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, cân bằng tổng thể cả 3 lĩnh vực: Kinh tế; Văn hóa - xã hội; Môi trường, phát triển ngành Nông nghiệp bền vững, an toàn, thịnh vượng.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

Đối với định hướng quy hoạch, không gian phát triển của ngành nông nghiệp thành phố Cần Thơ có sự thu hẹp do sự phát triển đô thị, giao thông, công nghiệp. Tuy nhiên, trong quy hoạch định hướng đến năm 2030, ngành nông nghiệp còn nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển, nhiều vùng chuyên canh quy mô lớn vẫn được phát triển như vùng sản xuất lúa 48.000 ha; vùng sản xuất cây ăn trái tập trung quy mô lớn trên địa bàn huyện Phong Điền, Thới Lai; vùng nuôi thủy sản tập trung chuyên canh ven sông Hậu.

Đặc biệt, thành phố Cần Thơ được quy hoạch Trung tâm liên kết sản xuất chế biến tiêu thụ nông sản Đồng bằng sông Cửu Long tại thành phố Cần Thơ với 250 ha gồm: quận Bình Thủy 50 ha, huyện Cờ Đỏ 200 ha; 7 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô 1.665 ha, 2 khu chăn nuôi tập trung quy mô 384 ha, 2 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gồm cả Nông trường sông Hậu, Công ty Nông nghiệp Cờ Đỏ.

Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Thành phố Cần Thơ là trung tâm vùng ĐBSCL, điều kiện kết nối giao thông thuận lợi, đất đai phì nhiêu, thuận lợi để phát triển các loại cây trồng, vật nuôi, tập trung nông sản của cả vùng để chế biến…

Nhấn mạnh tiềm năng, thế mạnh này, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường mong rằng, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tập trung quan tâm nhiều hơn nữa đến thành phố Cần Thơ, tìm cơ hội đầu tư các cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến tại các vùng nguyên liệu tập trung. Đặc biệt, triển khai các dự án Trung tâm liên kết sản xuất chế biến tiêu thụ nông sản Đồng bằng sông Cửu Long tại thành phố Cần Thơ; các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các khu chăn nuôi tập trung, các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

dbnd_br_ht22.jpg
Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An Phạm Thái Bình phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Theo cơ chế đặc thù được Quốc hội phê chuẩn, thành phố Cần Thơ đang tiến hành các bước xây dựng Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL. Dự án này nhằm xây dựng một trung tâm phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ nông sản tại ĐBSCL, tạo cầu nối giữa các tỉnh trong vùng với thị trường quốc tế, giúp gia tăng giá trị nông sản thông qua chế biến và kho vận hiện đại.

Hiện tại, UBND thành phố Cần Thơ đang hoàn thiện các bước quy hoạch, trong đó đã xác định hai khu vực chính tại quận Bình Thủy và huyện Cờ Đỏ với quy mô ban đầu khoảng 250 ha cho giai đoạn đầu (2021 - 2025). Kế hoạch cũng bao gồm các bước cụ thể để phát triển hạ tầng giao thông, hệ thống kho bãi và các khu chế biến nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản trong tương lai. Trung tâm dự kiến sẽ được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và miễn giảm thuế thuê đất để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao, sản xuất và chế biến nông sản sâu.

ht24.jpg
Phó Trưởng ban Chính sách tín dụng Agribank Lê Văn Tuấn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Rộng hơn nữa, ĐBSCL là vùng đất giàu tiềm năng về tự nhiên và con người, là vùng kinh tế trọng điểm và địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, quốc phòng - an ninh... của cả nước. Đây là nơi chiếm tới 60% sản lượng lúa, 40% sản phẩm thủy sản. Ngoài tiềm năng của một trung tâm sản xuất nông nghiệp của cả nước, ĐBSCL còn cho thấy có tiềm năng về phát triển công nghiệp như công nghiệp chế biến nông, thủy, hải sản; đầu tư vào công nghệ cao nuôi trồng, canh tác, bảo quản nông, thủy, hải sản.

ht27.jpg
Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ Huỳnh Thanh Sử phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn tín dụng để phát triển ngành hàng nông sản chủ lực ở ĐBSCL hiện đang gặp nhiều khó khăn như Rủi ro - Thiên tai - Biến đổi khí hậu: ĐBSCL là vùng chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu như nước biển dâng, xâm nhập mặn, lũ lụt. Những rủi ro này làm cho các tổ chức tín dụng e ngại khi cho vay, vì ngành nông sản ở đây phụ thuộc nhiều vào thời tiết và thiên nhiên. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ và manh mún: Phần lớn nông hộ ở ĐBSCL có quy mô sản xuất nhỏ, chưa có sự liên kết chặt chẽ, làm cho việc áp dụng công nghệ và quản lý trở nên khó khăn. Điều này khiến các ngân hàng khó kiểm soát và khó đánh giá chính xác về rủi ro tín dụng.

Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch UBND Thành phố Cần Thơ cũng nêu rõ những khó khăn, như thiếu minh bạch và quản lý tài chính; thiếu tài sản thế chấp; chi phí vốn cao; chưa có nhiều sản phẩm tín dụng phù hợp; thiếu cơ chế bảo hiểm nông nghiệp...

“Hôm nay, tôi rất vui mừng khi Báo Đại biểu Nhân dân cùng các cơ quan liên quan tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững”. Khẳng định điều này, Chủ tịch UBND Thành phố Cần Thơ nêu rõ, việc tháo gỡ những khó khăn nhằm thúc đẩy tín dụng cho các ngành hàng nông sản chủ lực của ĐBSCL có ý nghĩa quan trọng trong việc hiện thực hóa mục tiêu tại Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của khu vực theo hướng phát triển theo chiều sâu, góp phần đưa ĐBSCL phát triển nhanh và bền vững.

ht19.jpg
Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

Để giải quyết vấn đề này, Chủ tịch UBND Thành phố Cần Thơ đề xuất một số giải pháp cụ thể. Trong đó có, tăng cường hợp tác giữa chính quyền địa phương, ngân hàng và các tổ chức tín dụng nhằm xây dựng những gói tín dụng phù hợp, linh hoạt cho từng đối tượng trong chuỗi sản xuất nông sản. Cần có các sản phẩm tín dụng đặc thù với thời hạn và lãi suất phù hợp với chu kỳ sản xuất nông sản, giúp bà con nông dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn.

Cùng với đó, cần khuyến khích các ngân hàng và tổ chức tín dụng nghiên cứu, áp dụng công nghệ để đơn giản hóa thủ tục vay vốn, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay; đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận vốn tín dụng; nâng cao năng lực định giá tài sản tín chấp và đánh giá rủi ro tín dụng trong nông nghiệp. Việc này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng thủ tục cho người dân và doanh nghiệp.

ht20.jpg
Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

Xây dựng các cơ chế bảo hiểm nông nghiệp và quỹ bảo lãnh tín dụng cho ngành nông nghiệp. Đẩy mạnh sự phối hợp giữa các Sở, ngành trong việc hướng dẫn người dân và doanh nghiệp tiếp cận các chương trình hỗ trợ từ Trung ương, các dự án ODA và các nguồn lực quốc tế khác. Tăng cường hỗ trợ xây dựng mô hình hợp tác xã và chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản...

Để ĐBSCL phát triển bền vững, không chỉ cần sự nỗ lực từ phía bà con nông dân, doanh nghiệp mà rất cần sự hỗ trợ đồng bộ từ phía Nhà nước, các tổ chức tín dụng và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bên liên quan. Việc thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản không chỉ là giải pháp tài chính, mà còn là cam kết dài hạn, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, ổn định đời sống người dân và nâng cao vị thế của nông sản ĐBSCL trên bản đồ thế giới.

Các đại biểu tại phiên thảo luận "Tăng tốc tín dụng cho nông sản chủ lực của ĐBSCL"
Các đại biểu tại phiên thảo luận "Tăng tốc tín dụng cho nông sản chủ lực của ĐBSCL"

Chủ tịch UBND Thành phố Cần Thơ tin tưởng rằng, với quyết tâm, sự đoàn kết và tinh thần hợp tác, chúng ta sẽ tháo gỡ được những rào cản, mở ra hướng đi mới cho ngành hàng nông sản chủ lực, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội và đem lại sự thịnh vượng cho vùng ĐBSCL.

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú phát biểu tại phiên thảo luận. Ảnh: Lâm Hiển

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú phát biểu tại phiên thảo luận. Ảnh: Lâm Hiển

Hội thảo gồm 2 phiên.

Phiên tham luận "Tín dụng cho nông sản chủ lực ĐBSCL - Từ chính sách đến thực thi" với các phần trình bày của: TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV; ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An; ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam; ông Lê Văn Tuấn, Phó trưởng ban Chính sách tín dụng Agribank; ông Huỳnh Thanh Sử; Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ.

ht33.jpg
TS Trần Du Lịch phát biểu tại phiên thảo luận. Ảnh: Lâm Hiển
ht32.jpg
TS Cấn Văn Lực phát biểu tại phiên thảo luận. Ảnh: Lâm Hiển

Phiên thảo luận "Tăng tốc tín dụng cho nông sản chủ lực của ĐBSCL" với sự tham gia của các diễn giả: Chuyên gia kinh tế, TS. Trần Du Lịch; Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú; Phó Chủ tịch thường trực UBND TP. Cần Thơ Dương Tấn Hiển; TS. Cấn Văn Lực; bà Mã Thị Thanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Sóc Trăng; ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An.

ht40.jpg
Các đại biểu bên lề hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

Sự kiện nổi bật

Đại diện lãnh đạo các đơn vị chúc mừng đồng chí Phạm Toàn Vượng
Doanh nghiệp

Tổng giám đốc Phạm Toàn Vượng được giao phụ trách Đảng bộ Agribank

Ngày 11.12.2024, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương cho Phó Bí thư Đảng ủy, Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc Phạm Toàn Vượng. Theo đó, ông Phạm Toàn Vượng sẽ phụ trách Đảng bộ Agribank cho đến khi kiện toàn chức danh Bí thư Đảng ủy.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sáng 11.12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đoàn lãnh đạo các doanh nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đoàn lãnh đạo các doanh nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ

Chiều 10.12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đoàn lãnh đạo các doanh nghiệp như Intel, Ampere, Marvell, Cirrus Logic, Infineon, Skyworks thuộc Hiệp hội công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA) do ông John Neffeur, Chủ tịch Hiệp hội dẫn đầu đang có chuyến thăm để thúc đẩy hợp tác bán dẫn tại Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Sáng 9.12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương nhiệm kỳ 2021 -2026 (Hội đồng) chủ trì Phiên họp lần thứ 10 để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 của Hội đồng; đồng thời xem xét việc tặng, truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” cho các tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự lễ khởi động Dự án nhà máy ô tô điện VinFast tại Hà Tĩnh
Xã hội

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự lễ khởi động Dự án nhà máy ô tô điện VinFast tại Hà Tĩnh

Dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh được xây dựng trên diện tích hơn 36ha, với công suất thiết kế giai đoạn 1 là 300.000 xe/năm. Khả năng mở rộng lên 600.000 xe/năm trong tương lai, nhà máy VinFast tại Hà Tĩnh sẽ là một trong những nhà máy sản xuất ô tô điện lớn nhất Đông Nam Á.

Hội thảo Lý luận lần thứ 19 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc
Sự kiện nổi bật

Hội thảo Lý luận lần thứ 19 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc

Thực hiện thỏa thuận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 6.12, tại thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc đã diễn ra Hội thảo Lý luận lần thứ 19 giữa hai Đảng với chủ đề “Hoàn thiện thể chế phát triển: Kinh nghiệm Việt Nam, Kinh nghiệm Trung Quốc”.