Thúc đẩy phát triển văn học, nghệ thuật Thủ đô xứng tầm

Việc thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 23-NQ/TƯ tại Hà Nội thành công nhờ sự đầu tư, huy động các nguồn lực đóng góp cho sự phát triển văn học, nghệ thuật trong đó có việc xây dựng các thiết chế văn hóa như Bảo tàng Hà Nội, nâng cấp Thư viện Hà Nội, Phố sách Hà Nội, nâng cấp các nhà hát nghệ thuật...

Sáng 29.8, Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TƯ ngày 16.6.2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Chủ nghĩa yêu nước và nhân văn, gắn bó với dân tộc”

Sau 15 năm, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội, nhất là sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc của các tầng lớp nhân dân Thủ đô trong việc quán triệt, cụ thể hóa Nghị quyết số 23-NQ/TƯ, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII vào cuộc sống đã thúc đẩy nền văn học, nghệ thuật Thủ đô vươn lên, có những bước chuyển mình quan trọng.

Khuynh hướng chính trong sáng tạo văn học, nghệ thuật trên địa bàn Thủ đô vẫn xuyên suốt theo dòng mạch nguồn là “chủ nghĩa yêu nước và nhân văn, gắn bó với dân tộc” với sự đan xen, hòa quyện giữa kế thừa truyền thống và sự thích ứng linh hoạt với yếu tố đương đại. Đội ngũ văn nghệ sĩ Thủ đô đã khắc phục khó khăn, tâm huyết với nghề, sáng tạo được các tác phẩm có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật. Chất lượng tác phẩm nghệ thuật được nâng lên, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân.

Thúc đẩy phát triển văn học, nghệ thuật Thủ đô xứng tầm -0
Khai mạc trưng bày về 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TƯ ngày 16-6-2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”. Ảnh: ITN

Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu cho biết thời gian qua, để phát huy giá trị văn hóa phi vật thể tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trung tâm đã ứng dụng công nghệ và tổ chức các hoạt động nghệ thuật sôi nổi, hiệu quả. Trung tâm đã ứng dụng xây dựng cơ sở dữ liệu số, sử dụng nghệ thuật ánh sáng để tăng trải nghiệm cho khách tham quan; đặc biệt, đơn vị đã thu hút cộng đồng, văn nghệ sĩ chung sức tổ chức các chương trình nghệ thuật, triển lãm nghệ thuật có sự tương tác với không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám để thu hút nhiều đối tượng khán giả.

Nêu cao trách nhiệm, lòng tự hào và khát vọng xây dựng Thủ đô

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong khẳng định, thành công lớn nhất qua 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TƯ của Bộ Chính trị là sự chuyển biến nhận thức đối với lĩnh vực văn hóa, phát triển con người, trong đó có văn học, nghệ thuật.

Các cấp, ngành, địa phương ngày càng nhận thức rõ hơn vai trò của văn hóa trong việc phát triển bền vững, hội nhập và phát triển, nhận thức sâu sắc hơn phát triển văn hóa đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 23-NQ/TƯ, xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật Thủ đô nói riêng và văn hóa Thủ đô nói chung, Phó Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Phong cho rằng cần tập trung vào nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp về vấn đề phát triển văn học, nghệ thuật nói riêng và văn hóa nói chung cần được tiếp tục củng cố sâu sắc và mạnh mẽ hơn nữa để phù hợp với xu thế phát triển hiện nay, phù hợp với quan điểm Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng như các Nghị quyết, Chuyên đề của Thành ủy Hà Nội.

Thúc đẩy phát triển văn học, nghệ thuật Thủ đô xứng tầm -0
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cùng các đại biểu tham quan trưng bày Ảnh: ITN

Các cấp, ngành, địa phương, hội nghề nghiệp và văn nghệ sĩ Thủ đô phải nêu cao trách nhiệm, lòng tự hào và khát vọng xây dựng Thủ đô, sáng tạo và phát triển tác phẩm văn học, nghệ thuật làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân; đồng thời góp phần xây dựng Thủ đô trở thành trung tâm giao lưu, hội nhập quốc tế về văn hóa.

Bên cạnh đó, các cấp, ngành, cơ quan văn hóa phải tham mưu cơ chế, chính sách về nguồn lực, đầu tư tài chính, để hỗ trợ phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật Hà Nội, trong đó có lĩnh vực mới là công nghiệp văn hóa, như thành lập quỹ hỗ trợ từ nguồn ngân sách hoặc xã hội hóa để tạo điều kiện, đầu tư cho văn nghệ sĩ, nghệ nhân sáng tạo, công bố tác phẩm; thu hút nguồn lực để thực hiện chương trình, sự kiện văn hóa, văn học, nghệ thuật thường niên mang tính chất quốc gia, tiến tới khu vực và quốc tế tại Hà Nội.

Bên cạnh đó, Phó Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Phong cũng yêu cầu thực hiện trong thời gian tới đó là tăng cường công tác giám sát; đánh giá, thi đua, khen thưởng thiết thực đối với việc thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phát triển văn học, nghệ thuật.

Văn hóa

Poster phim "Đào, phở và piano"
Văn hóa

Bài cuối: Lãng mạn nhưng kiên cường

26 năm sau "Hà Nội mùa đông 46", năm 2023, đạo diễn, NSƯT Phi Tiến Sơn thực hiện bộ phim "Đào, phở và piano" từ sự thôi thúc bên trong, từ những câu chuyện kể của thế hệ cha anh đi trước mà ông được lắng nghe, và từ chính những ký ức tuổi thơ của đạo diễn về Hà Nội.