Thúc đẩy phát triển văn hóa, du lịch trong kỷ nguyên số

Chuyển đổi số không chỉ giúp ngành văn hóa và du lịch Việt Nam vượt qua những khó khăn hiện tại mà còn là một bước đi quan trọng để bảo đảm sự phát triển bền vững trong tương lai. Thời gian qua, ngành văn hóa và du lịch đã tích cực hòa nhập xu thế số hóa toàn cầu, tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên số. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong lĩnh vực này vẫn là nhiệm vụ cấp thiết và đầy khó khăn, thách thức.

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu

Phát biểu tại Hội thảo “Định hướng phát triển cơ sở dữ liệu ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Gia đình” diễn ra ngày 1.10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch Hoàng Đạo Cương khẳng định, chuyển đổi số là xu thế tất yếu và đòi hỏi khách quan của sự phát triển trong thời đại ngày nay, mở ra cơ hội cho các quốc gia bứt phá vươn lên.

nikonz-9412.jpg
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch Hoàng Đạo Cương

Cũng theo Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương, cho tới nay các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch đã bước đầu hình thành số hóa, chuẩn hóa dữ liệu hiện có của một số lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch nhằm từng bước hình thành cơ sở dữ liệu dùng chung của ngành như số hóa dữ liệu và cập nhật thông tin di sản văn hóa tại các phần mềm hệ thống thông tin quản lý được triển khai trên phạm vi toàn quốc; số hóa dữ liệu lễ hội tại Việt Nam; cơ sở dữ liệu về lĩnh vực du lịch và các hệ thống thông tin cốt lõi tạo nền tảng xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới xây dựng, quản lý Chính phủ số đối với lĩnh vực du lịch… Qua đó, góp phần hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ thể thao thông minh, tiện ích, gia tăng thành tích cho các vận động viên; phát triển các dịch vụ du lịch thông minh, nâng cao trải nghiệm cho du khách, quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới.

Đánh giá về tầm quan trọng của việc chuyển đổi số trong bối cảnh hiện nay, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin, Phó trưởng ban Ban chỉ đạo chuyển đổi số (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Nguyễn Thị Hoàng Lan nhận định, chúng ta đang sống trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, nơi mà công nghệ thông tin và dữ liệu trở thành những yếu tố then chốt, quyết định sự phát triển bền vững của các ngành nghề. Ngành văn hóa, thể thao, du lịch cũng không nằm ngoài dòng chảy của sự phát triển này.

chi-lan-1727747720189766328301-457.jpg
Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin, Phó trưởng ban Chỉ đạo chuyển đổi số (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Nguyễn Thị Hoàng Lan

Theo nhận định của các chuyên gia, chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa không chỉ giúp bảo tồn, lan tỏa và phát huy giá trị di sản văn hóa, mà còn tạo ra những cơ hội kết nối và tương tác mới cho các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực văn hoá, du lịch... Bởi, việc chuyển đổi số sẽ cung cấp các ứng dụng, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của người dùng, chẳng hạn như: hệ thống quản lý phòng tại các cơ sở lưu trú, vé điện tử, hệ thống kiểm soát ra vào tự động, bãi đỗ xe thông minh và máy bán nước tự động. Hay cung cấp cho du khách các thông tin hữu ích như: bản đồ du lịch an toàn, thông tin y tế về tình hình dịch bệnh ở từng địa phương và danh sách các cơ sở dịch vụ du lịch đảm bảo an toàn…

Theo Thạc sỹ Lê Mạnh Hùng (Trung tâm Công nghệ thông tin, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), việc chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Giúp người dân và du khách tiếp cận thông tin trở nên dễ dàng hơn, đồng thời cũng mở rộng khả năng quảng bá các sản phẩm văn hóa ra thế giới.

Mặt khác, công nghệ số cũng hỗ trợ đắc lực trong việc quản lý, tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao… Chia sẻ về vấn đề này, Phó Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nguyễn Đức Kiên cho biết, khi áp dụng chuyển đổi số, phần mềm quản lý hiện vật đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực, đáp ứng tốt yêu cầu trong công tác quản lý hiện vật cũng như khai thác và phát huy cơ sở dữ liệu về hiện vật tại Bảo tàng.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành văn hóa, du lịch

Thực tế, việc áp dụng công nghệ để cải tiến quy trình quản lý và phục vụ khách hàng đã và đang giúp ngành văn hóa, du lịch vượt qua khó khăn mà còn tạo ra những bước đi quan trọng cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Tuy nhiên, việc chuyển đổi ở ngành này cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bao gồm việc số hóa di sản, thiếu nguồn lực đầu tư và nhân lực chuyên sâu… Cụ thể, TS. Chu Thu Hường (Viện Bảo tồn di tích) cũng chia sẻ những khó khăn đơn vị gặp phải, việc triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực bảo tồn di tích còn khá mới mẻ, Viện chưa có đội ngũ nguồn nhân lực thành thạo công nghệ thông tin để đáp ứng công việc và thách thức lớn nhất là vấn đề kinh phí thực hiện các nội dung số hóa, chuyển đổi số và tích hợp các công nghệ mới trong lĩnh vực bảo tồn di tích…

dsc-1072-7349.jpg
TS. Chu Thu Hường (Viện Bảo tồn di tích)

Giám đốc sản phẩm lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Tập đoàn VNPT) Lê Văn Anh cho biết, tại các địa phương việc triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu du lịch đang diễn ra mạnh mẽ, nhưng vẫn gặp một số thách thức nhất định như: thiếu đồng bộ trong hạ tầng công nghệ, một số địa phương chưa đủ nguồn lực để đầu tư hệ thống công nghệ đồng bộ với các tiêu chuẩn quy định. Bên cạnh đó, nhiều địa phương gặp khó khăn trong việc thống kê, thu thập dữ liệu từ các doanh nghiệp du lịch. Vấn đề bảo mật và quản lý dữ liệu, đảm bảo tính an toàn, bảo mật cho hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin khách hàng cũng là thách thức cần giải quyết.

Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư (Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an) Nguyễn Anh Tuấn cho biết, hiện nay, các giải pháp kỹ thuật về chuyển đổi số chúng ta hoàn toàn có thể đáp ứng được. Tuy nhiên, để con người có thể vận hành các thiết bị kỹ thuật, công nghệ đó lại là một bài toán khác và cũng là vướng mắc của rất nhiều bộ, ngành, đơn vị…

dsc-1089-7941.jpg
Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư (Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an) Nguyễn Anh Tuấn

Vì vậy, để tăng cường hiệu quả từ việc chuyển đổi số trong ngành văn hóa, thể thao và du lịch, các chuyên gia cho rằng, cần có một chiến lược rõ ràng, từ việc phát triển nền tảng công nghệ đến đào tạo nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc tổ chức sự kiện, quản lý tour du lịch, cũng như tương tác với khách hàng. Đồng thời, cần đẩy mạnh việc số hóa tài liệu và tài nguyên văn hóa, du lịch tạo nền tảng dữ liệu đầy đủ, rộng khắp nhằm bảo tồn di sản, di tích văn hóa… cũng để cho thế hệ trẻ dễ dàng tiếp cận hiểu hơn về các giá trị văn hoá, du lịch quý giá của đất nước.

Cùng với đó, cần tận dụng các dữ liệu đã số hoá để tạo ra những mô hình trải nghiệm mới sáng tạo, giúp khắc phục những hạn chế hiện tại và tối đa hóa tiềm năng phát triển… Kết hợp giữa mô hình văn hoá, du lịch truyền thống và công nghệ số đã tạo ra những trải nghiệm văn hóa, mô hình du lịch hiện đại và độc đáo. Chẳng hạn như phát triển các ứng dụng hướng dẫn du lịch, website đặt tour trực tuyến hay sử dụng công nghệ thực tế ảo để thu hút du khách. Xây dựng các nền tảng trực tuyến kết nối du khách với các đơn vị cung cấp dịch vụ... và các điểm tham quan nhằm tạo ra một hệ sinh thái số hoàn chỉnh cho ngành văn hóa và du lịch… Sự giao thoa giữa văn hóa và công nghệ hứa hẹn sẽ mang lại những trải nghiệm độc đáo và thú vị cho du khách, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiệu quả của ngành văn hoá, du lịch.

Văn hóa - Thể thao

Gặp gỡ, tri ân và cùng nhau bứt phá
Văn hóa - Thể thao

Gặp gỡ, tri ân và cùng nhau bứt phá

Giải “Eximbank Golf Tournament 2024 – Lần thứ 2” đã chính thức diễn ra tại sân Heron Lake Golf Course & Resort, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là sự kiện đặc biệt nằm trong chuỗi hoạt động hướng đến kỷ niệm 35 năm thành lập Eximbank (17.1.1990 – 17.1.2025), một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển và khẳng định vị thế của ngân hàng.

Tác phẩm "Gióng" của Nguyễn Tư Nghiêm - Bảo vật quốc gia
Văn hóa - Thể thao

Người nối mạch nguồn cội với đương đại

Thuần thục các thủ pháp tạo hình châu Âu, danh họa Nguyễn Tư Nghiêm đã sớm quay về với nguồn cội, lấy cảm hứng sáng tạo từ văn hóa dân gian và khéo léo kết hợp với kỹ thuật hiện đại để tạo nên một phong cách độc đáo. Điều đó khiến ông trở thành một biệt lệ trong các danh họa Việt Nam cùng thời và ảnh hưởng đến nhiều thế hệ họa sĩ.

Chương trình tôn vinh nét đặc sắc của văn hóa cố đô Huế
Văn hóa

Huế Symphony - Bản giao hưởng cố đô

Đêm nhạc Huế Symphony - Bản giao hưởng cố đô , với sự kết hợp giữa dàn nhạc giao hưởng, nhạc điện tử và nhạc truyền thống, sẽ diễn ra vào tối 19 - 20.10, tại Nhà hát Sông Hương, thành phố Huế.

Giữ truyền thống và tạo sức sống mới cho làng nghề
Văn hóa - Thể thao

Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

Là “đất trăm nghề”, Hà Nội đang từng bước nâng tầm sản phẩm thủ công, thổi làn gió mới vào giá trị truyền thống; sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa truyền thống và sáng tạo hiện đại không chỉ giúp bảo tồn bản sắc thủ đô, mà còn tạo ra những sản phẩm có giá trị, tìm lại sức sống cho làng nghề.