Thúc đẩy nội địa hóa các thiết bị công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí

Nghị quyết số 115/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ đã nêu rõ, cần tập trung nâng cao năng lực khoa học và công nghệ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển nhằm tạo sự bứt phá về hạ tầng công nghệ, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ....

Tăng tỷ lệ nội địa hóa

Chủ tịch Hiệp hội Giày da Bình Dương Nguyễn Quang Vũ cho biết, Bình Dương được xem là thủ phủ của các ngành sản xuất công nghiệp như dệt may, da giày, cơ khí, điện - điện tử… Tuy nhiên, phần lớn các ngành này còn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Với yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi về công nghệ để đáp ứng chất lượng sản phẩm. Thực tế cho thấy, việc tăng tỷ lệ nội địa giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí nguyên liệu đầu vào, từ đó giảm giá thành để sản phẩm của doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Ông Nguyễn Quang Vũ cũng cho biết, Bình Dương hiện có gần 2.300 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực có liên quan đến ngành công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hóa mới đáp ứng được từ 40-45% cho ngành dệt may, da giày; 15% cho ngành điện tử, tin học…Theo ông Vũ các doanh nghiệp cần có những giải pháp để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm nâng dần tỷ lệ nội địa hóa trong các ngành công nghiệp chủ lực.

bd.jpg
Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty Kim Sang (TP.Tân Uyên, Bình Dương). Ảnh: Tiểu My

Việc phát triển công nghiệp hỗ trợ trên nền tảng cơ khí chế tạo được các doanh nghiệp, viện nghiên cứu coi là mục tiêu chiến lược nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh; tăng thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài; đẩy mạnh việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ; tạo tiền đề để phát triển các lĩnh vực kinh tế khác; qua đó, thực hiện chiến lược nội địa hóa, tham gia sâu và có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ khoảng 0,2% trong tổng số gần 1 triệu doanh nghiệp Việt Nam tham gia sản xuất, chế tạo trong ngành công nghiệp hỗ trợ. Do đó khối lượng linh kiện nhập khẩu hàng năm về Việt Nam lắp ráp, chế tạo, sản xuất để xuất khẩu lên đến hàng chục tỷ USD.

Trên thực tế, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đang còn hạn chế về năng lực quản lý sản xuất, trình độ công nghệ, chưa áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế hay công cụ quản lý sản xuất.

Trợ lực chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ

Nhằm tạo động lực cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, trong thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiều chương trình, đề án quốc gia về khoa học và công nghệ và trong các chương trình, đề án này có nhiều chương trình liên quan đến CNHT.

Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đã hỗ trợ một số doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNHT đổi mới và hoàn thiện công nghệ chế tạo các chi tiết điển hình từ hợp kim kẽm, hợp kim nhôm; thiết kế và chế tạo một số loại đồ gá hàn khung vỏ xe ô tô con; công nghệ chế tạo vật liệu tản nhiệt cho thiết bị điện, điện tử trên nền ống vật liệu nano carbon; thiết kế, chế tạo dây chuyền và thiết bị để đổi mới công nghệ sản xuất dây cáp điện…

Đại diện Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco) cho biết, để thúc đẩy nội địa hóa thiết bị hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ, thời gian qua Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco) đã có những điểm sáng, cụ thể thông qua sự hỗ trợ của Dự án khoa học và công cấp quốc gia Thaco từng bước làm chủ được tính toán, thiết kế và mô phỏng hoàn chỉnh kết cấu ô tô khách, từ đó đã rút ngắn được thời gian thiết kế xe so với trước đây.

Lãnh đạo Thaco cho biết, dự án được triển khai đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong việc ứng dụng thành công các công nghệ trên thế giới như: Công nghệ ép phun, công nghệ chuyển nhựa vào khuôn có hỗ trợ chân không, công nghệ composite định hình khung kim loại, công nghệ tạo hình nhiệt, công nghệ nhựa định hình màng phức hợp.

Việc thực hiện dự án thành công đã góp phần nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm xe khách giường nằm của Thaco lên 78% và tăng tỉ lệ nội địa hóa xe bus lên 60%; giảm 15% giá thành các linh kiện nội ngoại thất ô tô. Qua đó, thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ô tô và góp phần tạo thêm việc làm cho hàng ngàn lao động của Thaco Chu Lai tại Quảng Nam.

Khoa học - Công nghệ

Chuyển đổi số - nâng cao năng lực cho người lao động
Công nghệ

Chuyển đổi số - nâng cao năng lực cho người lao động

Chuyển đổi số đang trở thành một yếu tố then chốt trong việc cải thiện đời sống và nâng cao năng lực cho người lao động, đặc biệt là lao động tại các khu công nghiệp ở Việt Nam. Sự chuyển đổi này không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất mà còn tạo ra những cơ hội mới cho người lao động thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực, các ứng dụng số hóa. Tuy nhiên, cũng đặt ra nhiều thách thức cho người lao động.

Các đại biểu trao đổi tại Phiên thảo luận
Khoa học

Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo từ địa phương ra quốc tế

Diễn đàn chính sách cấp cao về khởi nghiệp sáng tạo “Từ địa phương ra quốc tế” là hoạt động điểm nhấn nằm trong chuỗi sự kiện Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024. Nhiều đại biểu cho rằng, từ thực tiễn phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo (KNST) Việt Nam thời gian tới cần tập trung xây dựng chính sách pháp luật, hành lang pháp lý thúc đẩy hệ sinh thái KNST phát triển tương xứng với mô hình, tiềm lực trong giai đoạn mới là điều cần thiết.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu thực hiện nhấn nút Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo - Techfest Việt Nam năm 2024
Khoa học

Đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo - Techfest Việt Nam 2024 do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thường niên là cột mốc quan trọng đánh dấu hành trình 10 năm phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo (KNST) tại Việt Nam. Nhìn lại một thập kỷ vừa qua, hệ sinh thái KNST đã phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự xuất hiện của các doanh nghiệp tiên phong ứng dụng công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới, sẵn sàng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Ảnh minh họa
Xã hội

Bài 2: “Chúng tôi không muốn nghiên cứu nằm mãi trong phòng thí nghiệm”

Những năm qua, nhiều viện khoa học cùng các doanh nghiệp trong nước đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ chỉnh sửa gene để tạo ra tình trạng mong muốn cho cây trồng. Tuy vậy, đường đi của cây trồng chỉnh sửa gene từ phòng thí nghiệm đến ruộng đồng vẫn rất gập ghềnh vì hiện chưa có hướng dẫn pháp lý cụ thể. “Chúng tôi không muốn nghiên cứu nằm mãi trong phòng thí nghiệm”, TS. Đỗ Tiến Phát, Viện Công nghệ sinh học, bày tỏ.

Ảnh minh họa
Xã hội

Bài 1: Xu hướng phát triển của nông nghiệp toàn cầu

Cây trồng chỉnh sửa gen là ứng dụng nổi bật của công nghệ sinh học trong lĩnh vực trồng trọt, mở ra cơ hội phát triển nông nghiệp bền vững. Bằng việc sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho cây trồng chỉnh sửa gene, Việt Nam có thể tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến trong nông nghiệp, có thêm giải pháp giúp nông dân tăng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, cải thiện sản lượng, chất lượng nông sản và thu nhập nông hộ; đồng thời cung cấp nguồn thực phẩm an toàn, dinh dưỡng cho người tiêu dùng.

Đảng ủy PVFCCo: Định hướng tư tưởng, quyết liệt chuyển đổi số
Khoa học - Công nghệ

Đảng ủy PVFCCo: Định hướng tư tưởng, quyết liệt chuyển đổi số

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu và Việt Nam không nằm ngoài guồng quay đó. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết cho các doanh nghiệp trong nước phải chuyển đổi số để thích ứng và phát triển. Tại Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo), nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng này, Đảng ủy PVFCCo đã nhận thức rõ ràng, thể hiện vai trò lãnh đạo tiên phong, dẫn dắt toàn thể cán bộ, công nhân viên Tổng công ty vững bước trên con đường chuyển đổi số toàn diện, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Cần chuẩn bị bài bản cho tái khởi động dự án điện hạt nhân

PGS. TS. Vương Hữu Tấn - Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Để có thể tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, công tác chuẩn bị phải được làm một cách bài bản và tuân thủ đầy đủ hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Chỉ có như vậy mới tạo được lòng tin của người dân cũng như cộng đồng quốc tế.