Thúc đẩy nguồn lực kinh tế trong kỷ nguyên hoàn thiện kinh tế thị trường

Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, bối cảnh thay đổi của thế giới và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đem lại nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

Nhằm thực hiện mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6 - 6,5% do Quốc hội đề ra, đầu năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.

Tuy nhiên, số liệu cho thấy chúng ta đang đứng trước nhiều thách thức, khó khăn gây mất ổn định nền kinh tế vĩ mô: tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại; thị trường bất động sản, thị trường tài chính gặp nhiều khó khăn; nợ xấu ngân hàng và áp lực đáo hạn trái phiếu có xu hướng tăng. Triển vọng kinh tế năm 2024 vẫn tiếp tục khó khăn. Các rủi ro, thách thức bên ngoài chưa có dấu hiệu được giải quyết mà có nguy cơ sẽ còn lớn hơn so với năm 2023. Thách thức càng nghiêm trọng hơn khi triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới bị đe dọa bởi bệnh dịch, lạm phát, hệ thống tài chính toàn cầu suy yếu trong khi xung đột quân sự Nga - Ukraine và Trung Đông tiếp tục leo thang, chuỗi cung ứng nguyên liệu bị đứt gãy...

x1.jpg
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Nguồn: evidifi.vn

Ngoài ra, siêu bão Yagi đã tàn phá rất ghê gớm, theo ước tính, bão Yagi gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng cho các địa phương miền Bắc, khiến GDP năm nay thấp hơn 0,15% so với kịch bản trước đó. Hơn nữa, nền kinh tế thị trường với cạnh tranh không lành mạnh, thiếu công bằng cũng như sự thiếu hiệu quả của các doanh nghiệp và dự án nhà nước đã gây ra sự lãng phí, không phát huy hết tính ưu việt của nền kinh tế thị trường…

Đặc biệt, hiện nay doanh nghiệp và người lao động đứng trước nhiều khó khăn, thách thức liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của người lao động. Theo báo cáo khảo sát nhanh của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện tại TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phía Nam vừa qua, về triển vọng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: gần 70% giảm đơn hàng và trên 20% chưa biết được tình hình sản xuất trong thời gian tới, dẫn đến doanh nghiệp tiếp tục cắt giảm lao động và sức mua của người tiêu dùng giảm.

Ngoài ra, trước các thách thức nội tại của nền kinh tế mở và tác động của cuộc khủng hoảng thế giới hiện nay đến Việt Nam ngày càng trở nên nghiêm trọng, khi giá nguồn vốn sản phẩm (manufactured capital) của nền kinh tế nói chung cũng như giá đầu vào của nhiều doanh nghiệp tăng (giá xăng tăng mạnh và giá bán lẻ điện có xu hướng ngày càng tăng). Trong khi các dự báo cho thấy biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm cho chi phí sinh hoạt, đi lại… của người dân cũng tăng theo, trong bối cảnh chúng ta cũng đang đứng trước thách thức cải cách chính sách tiền lương cho người lao động. Hơn nữa, Việt Nam là nước nhập siêu nên khi lạm phát các nước tăng cao sẽ ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp nhập khẩu.

Do đó, chúng ta cần có gói đồng bộ giải pháp vĩ mô ngắn hạn và dài hạn để có hiệu ứng lan tỏa tích cực vĩ mô, nhằm hoàn thiện nền kinh tế thị trường hơn là chỉ có chính sách đơn lẻ có lợi cho một ngành hoặc cá nhân doanh nghiệp, bao gồm 5 giải pháp sau:

Chính sách tiền tệ: Cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của giá cả để xem xét giảm lãi suất và điều kiện tín dụng để các doanh nghiệp, người dân, nhất là các doanh nghiệp trong khu vực nông nghiệp đang là nền tảng bền vững cho nền kinh tế hiện nay - tiếp cận được tín dụng. Đối với xử lý nợ, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm hỗ trợ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn bởi lẽ 2024 vẫn là năm khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp và ngân hàng.

Trong điều hành chính sách giá - lương - tiền, cần bảo đảm thị trường tiêu dùng vận hành lành mạnh để những người lao động chân chính có thể tiếp cận hàng hóa thiết yếu. Đặc biệt, phải bảo đảm cho các gia đình có thu nhập trung bình, nhất là các cặp vợ chồng trẻ có thu nhập ổn định có thể tiếp cận được nơi ở nhằm bảo đảm một xã hội phát triển bền vững và một đất nước “đất lành chim đậu.”

Thị trường tiền tệ (đặc biệt trong bối cảnh đồng nội tệ còn yếu) luôn gắn chặt với thị trường bất động sản, ngoại tệ mạnh, kim loại quý. Vì vậy cần kết hợp chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa thuế cũng như tỷ giá hiệu quả chống các hiện tượng đầu cơ, lãng phí các nguồn lực, bảo đảm lưu thông tiền tệ và các lĩnh vực tạo ra cơ sở vật chất và công ăn việc làm cho xã hội.

Chính sách tài khóa: Nên chăng cần tiếp tục kéo dài việc thực hiện các biện pháp giãn, giảm thuế và chấp nhận ở mức độ nhất định bội chi ngân sách để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trở nên bền vững hơn. Xây dựng chính sách tài khóa công bằng và minh bạch nhằm tăng cường tính hiệu quả của nền kinh tế thị trường. Chính sách thuế quan cần được vận hành chủ động linh hoạt để bảo vệ thị trường sản xuất và tiêu dùng nội địa trong quá trình hội nhập.

Đầu tư công: Cần thúc đẩy quy hoạch và phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ. Biện pháp này vừa giúp nâng cao năng lực sản xuất trong dài hạn, vừa thúc đẩy đầu tư công, kích thích tổng cầu, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn cũng như tạo công ăn việc làm, giảm bớt phụ thuộc vào chính sách xuất khẩu lao động. Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) được Quốc hội thảo luận và thông qua tại Kỳ họp thứ Tám cần xóa bỏ tư duy xin - cho, tăng cường tính chủ động, có trách nhiệm cho cơ sở… nhằm thúc đẩy giải ngân. Ngoài ra, cần đẩy mạnh quan hệ với cộng đồng đầu tư trong và ngoài nước để thúc đẩy nguồn lực cho thị trường vốn.

Đối với chính sách khoa học và công nghệ: Cần nâng cao tỷ lệ đầu tư/chi tiêu vào khoa học và công nghệ, nghiên cứu và phát triển (R&D) trong tổng chi ngân sách nhà nước. Tỷ lệ này của Việt Nam còn ở mức thấp, theo thống kê chỉ khoảng 0,42% GDP. Cần có cơ chế khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ, nghiên cứu và phát triển, qua các quỹ của Nhà nước, qua việc hoàn thiện cơ chế để các quỹ đầu tư mạo hiểm phát triển bền vững, qua việc tạo các khoản tín dụng hỗ trợ cho đổi mới - sáng tạo trong phát triển khoa học công nghệ cũng như quản trị các nguồn lực phát triển.

Làm tốt công tác dự báo: cung cầu thị trường trên cơ sở tổng kết kết quả thực thi các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô và nghiên cứu thị trường quốc tế, tìm ra các mô hình phát triển kinh tế phù hợp để Việt Nam có thể ứng phó tốt nhất với những biến động của thế giới và trong nước.

Kinh tế

KDI Holdings được vinh danh “Nhà phát triển bất động sản tiêu biểu” năm 2024
Bất động sản

KDI Holdings được vinh danh “Nhà phát triển bất động sản tiêu biểu” năm 2024

Tập đoàn KDI Holdings một lần nữa ghi dấu ấn khi xuất sắc nhận cú đúp giải thưởng tại Lễ vinh danh “Bất động sản tiêu biểu Việt Nam 2024” do Tạp chí Nhịp cầu đầu tư tổ chức, với các giải thưởng “Nhà phát triển bất động sản tiêu biểu” và “Bất động sản nghỉ dưỡng tiêu biểu” cho dự án Libera Nha Trang.

Nguồn cung nông sản, thực phẩm của Hà Nội tương đối dồi dào. Ảnh: ITN
Kinh tế

Hà Nội bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu dịp Tết 2025

Để chuẩn bị mùa mua sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Sở Công Thương Hà Nội cho biết, đã chủ động lên phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa, bình ổn giá dịp này; đồng thời, sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến cung cầu hàng hóa, các giải pháp điều tiết nguồn hàng sẽ được triển khai kịp thời để bảo đảm không xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa, tăng giá sản phẩm...

Ảnh minh họa
Thị trường

Hiệu quả lớn từ mở rộng phối hợp thu ngân sách

Thời gian qua, Kho bạc Nhà nước thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu ngân sách, tăng không gian và thời gian thu nộp ngân sách lên 24 giờ/7 ngày. Trong đó, mở rộng công tác phối hợp thu và thanh toán song phương điện tử với các ngân hàng thương mại là một điểm sáng.

Vincom Retail được vinh danh trong Top 25 thương hiệu dẫn đầu và Top 50 doanh nghiệp quản trị xuất sắc nhất tại Việt Nam
Doanh nghiệp

Vincom Retail được vinh danh trong Top 25 thương hiệu dẫn đầu và Top 50 doanh nghiệp quản trị xuất sắc nhất tại Việt Nam

Công ty Cổ phần Vincom Retail (Hose: VRE) vừa được vinh danh ở vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng Top 25 Thương hiệu dẫn đầu theo xếp hạng của Forbes Việt Nam và Top 50 doanh nghiệp niêm yết thực hành quản trị tốt nhất Việt Nam. Thành tích này là minh chứng cho nỗ lực của Vincom Retail trong quá trình nâng cao chất lượng quản trị, gia tăng hiệu quả kinh doanh, khẳng định vị thế nhà phát triển bất động sản bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Công ty TNHH xây dựng và phát triển Thanh Phong thường xuyên trúng thầu sát giá, hàng loạt gói thầu chỉ tiết kiệm dưới 1% tại Quảng Ninh
Kinh tế

Công ty TNHH xây dựng và phát triển Thanh Phong thường xuyên trúng thầu sát giá, hàng loạt gói thầu chỉ tiết kiệm dưới 1% tại Quảng Ninh

Từ năm 2016 đến nay, Công ty TNHH xây dựng và phát triển Thanh Phong là nhà thầu “quen mặt” trúng hàng loạt các gói thầu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

Techcombank lập “Hat – Trick” Giải thưởng quốc tế với giải pháp quản trị nguồn vốn C-CASH
Kinh tế

Techcombank lập “Hat – Trick” Giải thưởng quốc tế với giải pháp quản trị nguồn vốn C-CASH

Giải pháp Quản trị nguồn vốn C-Cash của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank) vừa được Tạp chí Corporate Treasurer vinh danh ở hai hạng mục cao nhất “Sáng kiến quản trị nguồn vốn sáng tạo nhất” (Most Innovative Treasury Initiative) và “Giải pháp quản trị nguồn vốn bền vững tốt nhất” (Best for Sustainable Treasury Solutions) trong khuôn khổ lễ trao giải vừa được tổ chức tại Hồng Kông ngày 3.12 vừa qua. Giải thưởng tiếp tục khẳng định tầm nhìn chiến lược và năng lực công nghệ của Techcombank trong việc cung cấp các giải pháp tài chính tiên tiến cho doanh nghiệp.

BIDGroup: Vốn “khủng” nhưng nhiều năm báo lãi “lẹt đẹt”, bị cưỡng chế thuế hàng trăm tỷ đồng, sắp đến hạn thanh toán gốc trái phiếu
Doanh nghiệp

BIDGroup: Vốn “khủng” nhưng nhiều năm báo lãi “lẹt đẹt”, bị cưỡng chế thuế hàng trăm tỷ đồng, sắp đến hạn thanh toán gốc trái phiếu

Tính đến thời điểm 30.6.2024, vốn chủ sở hữu của BIDGROUP là 1.638 tỷ đồng, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 1,77 lần, tương ứng dư nợ phải trả là 2.900 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu là 330 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Xây dựng U&I khẳng định không liên quan việc gian lận hồ sơ và hành vi làm giả bằng cấp của nhân sự
Kinh tế

Công ty Cổ phần Xây dựng U&I khẳng định không liên quan việc gian lận hồ sơ và hành vi làm giả bằng cấp của nhân sự

Trước thông tin Công ty Cổ phần Xây dựng U&I có dấu hiệu không đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm, cụ thể nhân sự là ông Nguyễn Thanh Hưng có bằng cấp không hợp lệ, đơn vị này hồi âm cho biết đã rà soát, kiểm tra và khẳng định không liên quan việc gian lận hồ sơ và hành vi làm giả bằng cấp của nhân sự.

Ảnh minh họa
Thị trường

Hợp tác xã mong chờ hướng dẫn thụ hưởng chính sách

Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực từ 1.7.2024 song nhiều hợp tác xã (HTX) vẫn chưa nắm rõ luật để triển khai. Trưởng ban Chính sách và phát triển HTX, Liên minh HTX Việt Nam Phạm Thị Tố Oanh đề xuất, cần tiếp tục tuyên truyền và hướng dẫn sâu hơn để HTX được hưởng 8 nhóm chính sách theo luật, qua đó thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển.