Thúc đẩy hợp tác công - tư xây dựng nền nông nghiệp bền vững

Việt Nam đang mở rộng hợp tác liên ngành và quốc tế; các mô hình hợp tác giữa Nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học, nông dân đang dần hình thành một nền nông nghiệp thông minh, giảm phát thải, tăng khả năng thích ứng với thách thức mới. Đây là minh chứng cho cam kết của Việt Nam trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và đóng góp quan trọng vào hệ thống lương thực bền vững toàn cầu.

Các mô hình hợp tác dần hình thành nền nông nghiệp thông minh

Ngày 13.12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị toàn thể Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) - Hợp tác công - tư (PPP) phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo lương thực, thực phẩm và nông nghiệp. Tại đây, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho biết, ngành nông nghiệp toàn cầu đang phải đối mặt với những thách thức lớn từ biến đổi khí hậu, dịch bệnh và xung đột địa chính trị khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn, sản xuất lương thực và an ninh lương thực bị ảnh hưởng nặng nề. Trong bối cảnh đó, việc thúc đẩy hợp tác PPP để phát triển nền nông nghiệp xanh, đổi mới sáng tạo và gia tăng giá trị là rất quan trọng.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Hạnh Nhung
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Hạnh Nhung

Tại Việt Nam, ngành nông nghiệp đóng góp gần 15% GDP quốc gia. Mặc dù đối diện với nhiều thách thức, ngành vẫn phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 3,2 - 4% và kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản dự kiến đạt 57 - 58 tỷ USD trong năm 2024. Đóng góp vào thành quả này có PSAV với vai trò trung tâm trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp, lương thực và thực phẩm. Với 8 nhóm công tác PPP trải rộng trên các sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, PSAV không chỉ hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sinh thái và bền vững mà còn đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, giảm phát thải; phù hợp với cam kết của Việt Nam tại COP26 về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

“Chúng ta đang mở rộng hợp tác liên ngành và quốc tế để tận dụng nguồn lực khoa học, công nghệ và tài chính. Các mô hình hợp tác giữa Nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và nông dân đang dần hình thành nên một nền nông nghiệp thông minh, giảm thiểu phát thải và tăng khả năng thích ứng với các thách thức mới. Đây chính là minh chứng cho cam kết của Việt Nam trong việc không chỉ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn đóng góp quan trọng vào hệ thống lương thực bền vững toàn cầu”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam Binu Jacob cũng cho rằng, chúng ta đang đứng trước một ngã rẽ quan trọng, nơi mà các phương pháp canh tác truyền thống cần phải đổi mới để đối mặt với các thách thức ngày càng lớn như biến đổi khí hậu, khan hiếm nguồn tài nguyên và nhu cầu về phát triển bền vững. Những sáng kiến về đổi mới sáng tạo thực phẩm tại Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng quy mô thúc đẩy quá trình chuyển đổi của ngành nông nghiệp cũng như nền kinh tế nói chung, hướng tới một nền nông nghiệp xanh, bền vững và phát thải thấp. Điều này góp phần thúc đẩy các nhà đầu tư xanh vào Việt Nam, đồng thời nâng cao giá trị của các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần thực hiện cam kết Net Zero đã đưa ra.

Cần thêm cơ chế thúc đẩy hợp tác PPP

Trong năm 2024, nhóm công tác PPP về cà phê đã thực hiện các chương trình, dự án nổi bật như eCoffee, dự án giảm thiểu phân bón hóa học, sáng kiến hợp tác sử dụng vật tư nông nghiệp có trách nhiệm cho ngành cà phê Việt Nam. Cùng với đó, tiếp tục thực hành tiêu chuẩn sản xuất cà phê bền vững (NSC); thí điểm các mô hình, phương pháp kiểm kê carbon trong canh tác cà phê, các mô hình nông lâm kết hợp...

Các sản phẩm được giới thiệu tại hội nghị
Các sản phẩm được giới thiệu tại hội nghị

Với yêu cầu hiện nay, Trưởng phòng Đối ngoại cấp cao Nestlé Việt Nam Lê Thị Hoài Thương cho rằng cần có thêm cơ chế mang tính tương tác nhiều hơn, có sự kết nối giữa khối công và khối tư thông qua đối thoại đa bên, góp ý chính sách. Đặc biệt về vấn đề phát thải thấp, việc có lộ trình hướng dẫn cụ thể để đo đạc, kiểm đếm như thế nào để chủ động hơn cũng rất quan trọng.

Ông Nguyễn Quang Hiếu, Giám đốc đối ngoại Tập đoàn De Heus tại Việt Nam cho rằng, theo đuổi phát triển bền vững, phát triển xanh sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn về kinh tế, phát triển nhân lực, tác động tích cực đến xã hội, các yếu tố bảo vệ môi trường... Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường trong ngành chăn nuôi rất được Nhà nước, các bộ, ngành quan tâm, tuy nhiên ý thức bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, hay tài chính đầu tư hệ thống xử lý môi trường còn hạn chế. Do đó, ông Hiếu đề xuất, cần có giải pháp nâng cao ý thức người dân, người chăn nuôi; có chính sách hỗ trợ về mặt tài chính như vay vốn với lãi suất ưu đãi cho người nông dân. Bên cạnh đó, cần khuyến khích ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi; tăng cường xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ từ Nhà nước, doanh nghiệp, người dân. Cơ quan quản lý nhà nước đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới, đặc biệt là thị trường các quốc gia hồi giáo.

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá rất cao vai trò của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, vào chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản tại Việt Nam. Thời gian tới, Bộ tiếp tục kêu gọi sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức trong nước và quốc tế trong việc thúc đẩy, phát triển một nền nông nghiệp bền vững.

Kinh tế

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng. Ảnh: LPBank
Doanh nghiệp

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ

Năm 2024, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) tạo nên “cú hích” ngoạn mục khi lần đầu tiên ghi tên mình vào câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ đồng. Kết quả này không chỉ là con số biết nói về sức khỏe tài chính của ngân hàng, mà còn cho thấy tầm nhìn đúng đắn, chiến lược kinh doanh sắc bén và khả năng thích ứng linh hoạt trong bối cảnh kinh tế đầy biến động.

Tỷ phú, nhà sáng lập Vietjet gặp gỡ đối tác chiến lược tại Mar-a-Lago
Kinh tế

Tỷ phú, nhà sáng lập Vietjet gặp gỡ đối tác chiến lược tại Mar-a-Lago

Từ ngày 9.1 đến 11.1.2025, đoàn lãnh đạo cấp cao Vietjet đã có chuyến đi thăm Hoa Kỳ để gặp gỡ hàng chục đối tác chiến lược đến từ nhiều nơi trên thế giới, tại dinh thự Mar-a-Lago trong sự kiện “Friends of Vietnam Summit” dành cho Vietjet và các đơn vị trong đoàn công tác đến từ Việt Nam, nhằm nâng cao quan hệ hợp tác song phương và đa phương. Đoàn lãnh đạo đã đến Miami trên chuyến bay đầu tiên của Vietjet tới Mỹ. Chuyến bay được thực hiện với tàu bay thân rộng là cột mốc quan trọng đối với Vietjet và ghi dấu cho sự hợp tác chiến lược toàn diện ngày càng phát triển mạnh mẽ với Hoa Kỳ.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Số vụ việc phòng vệ thương mại tăng mạnh và phức tạp hơn

Năm 2024, hàng hóa xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt với 32 vụ việc phòng vệ thương mại nước ngoài mới khởi xướng, tăng gần gấp đôi so với năm 2023 và có những diễn biến phức tạp hơn. Hoa Kỳ vẫn là nước điều tra nhiều nhất với 11 vụ việc. Đây là tín hiệu cho thấy những thách thức các doanh nghiệp xuất khẩu phải đối mặt ngày càng lớn.

Năm 2025, xuất khẩu gỗ hướng đến mục tiêu 18 tỷ USD
Kinh tế

Trở lại quỹ đạo tăng trưởng, xuất khẩu gỗ hướng tới 18 tỷ USD

Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đã "lấy lại phong độ", tăng trưởng 20% trong năm 2024 sau khi sụt giảm gần 16% trong năm trước đó. Ông NGÔ SỸ HOÀI, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST) cho biết, sản phẩm gỗ Việt Nam có chỗ đứng khá vững chắc tại một số thị trường, chiếm được lòng tin của khách hàng và đang hướng tới mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD.

Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân
Kinh tế

Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân; giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo và phối hợp giải quyết những công việc quan trọng liên quan đến xây dựng nhà máy điện hạt nhân, tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Bất động sản công nghiệp bứt phá
Kinh tế

Bất động sản công nghiệp hưởng lợi từ làn sóng đầu tư vào dự án công nghệ cao

Việt Nam đang trở thành điểm đến chiến lược cho các tập đoàn công nghệ lớn nhờ vị trí địa lý thuận lợi trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Làn sóng đầu tư vào các dự án công nghệ cao và các trung tâm nghiên cứu phát triển và các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ giúp thúc đẩy nhu cầu về hạ tầng, nhà xưởng sẽ tạo đà tăng trưởng cho thị trường bất động sản công nghiệp.

Việc ký kết Biên bản ghi nhớ là một bước tiến góp phần phát triển ngành hàng không khu vực, tạo động lực phát triển kinh tế, giao thương và du lịch. Ảnh: BN
Doanh nghiệp

Vietnam Airlines và Lao Airlines thúc đẩy hợp tác chiến lược

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Lào, Vietnam Airlines và Lao Airlines đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU), mở ra giai đoạn hợp tác chiến lược sâu rộng giữa hai hãng hàng không quốc gia. Buổi lễ ký kết diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia - thủ đô Vientiane (Lào) với sự chứng kiến của lãnh đạo cấp cao hai nước, khẳng định quyết tâm của cả hai bên trong việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ hàng không và mở rộng kết nối khu vực.

Vietcombank vững thế dẫn đầu, bứt phá với dấu ấn xanh
Doanh nghiệp

Vietcombank vững thế dẫn đầu, bứt phá với dấu ấn xanh

Kết thúc năm 2024, đối diện với nhiều thách thức của nền kinh tế vĩ mô và toàn ngành, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục tăng trưởng cao về quy mô, chuyển dịch cơ cấu kinh doanh đúng định hướng, chất lượng được kiểm soát, hiệu quả gia tăng; tích cực đóng góp cho sự phục hồi, phát triển kinh tế và an sinh xã hội.

Hàng ngàn phần quà hấp dẫn dành tặng chủ thẻ ghi nợ quốc tế SHB đầu năm mới
Thị trường

Hàng ngàn phần quà hấp dẫn dành tặng chủ thẻ ghi nợ quốc tế SHB đầu năm mới

Đồng hành với chủ thẻ ghi nợ quốc tế SHB trong các hoạt động chi tiêu mừng năm mới, kể từ đầu tháng 01.2025, SHB triển khai chương trình khuyến mại “Quẹt thẻ ngay - Quà liền tay” với hơn 20.000 phần quà E-voucher, hoàn tiền, ưu đãi, miễn phí hấp dẫn. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 700 triệu đồng.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Thủy sản cần động lực tăng trưởng mới

Lấy ví dụ về ngành rau quả gần đây tăng trưởng vượt bậc nhờ mặt hàng sầu riêng, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam Nguyễn Hoài Nam cho rằng, ngành thủy sản cũng cần có động lực tăng trưởng mới để hướng tới mục tiêu xuất khẩu 16 tỷ USD vào năm 2030.

Chỉ số Niềm tin Kinh doanh tăng mạnh
Kinh tế

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Theo khảo sát Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam) vừa công bố, Chỉ số niềm tin kinh doanh tại Việt Nam đạt mức cao nhất trong hơn hai năm qua. Điều này cho thấy sự lạc quan của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu đối với triển vọng kinh tế Việt Nam, đồng thời minh chứng cho khả năng phục hồi đáng kinh ngạc của nước ta trước những biến động toàn cầu.

Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bình Điền với thương hiệu phân bón Đầu Trâu là 1 trong 50 doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam trong Bảng xếp hạng VNR500 năm 2024. Ảnh: PV
Doanh nghiệp

Phân bón Bình Điền tiếp tục đạt danh hiệu “Top 50 Doanh Nghiệp Xuất Sắc Nhất Việt Nam Năm 2024”

Ngày 8.1 vừa qua, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đã vinh dự được công nhận là một trong 50 doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam năm 2024. Đây là một dấu mốc đáng ghi nhận không chỉ cho riêng Bình Điền mà còn cho toàn bộ ngành sản xuất phân bón tại Việt Nam. Sự kiện do Vietnam Report phối hợp cùng Báo VietnamNet tổ chức, nhằm tôn vinh những doanh nghiệp có doanh thu cao và duy trì hiệu quả kinh doanh bền vững trong giai đoạn vừa qua.

Agribank - TOP 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024
Doanh nghiệp

Agribank - TOP 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024

Với vị thế ngân hàng thương mại hàng đầu, có tầm quan trọng lớn trong hệ thống với quy mô và hiệu quả hoạt động tăng trưởng bền vững, Agribank tiếp tục khẳng định 8 năm liên tiếp là ngân hàng đứng thứ Nhất trong hệ thống NHTM Việt Nam và nằm trong TOP 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam tại bảng xếp hạng 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024.