Kỳ họp thứ 22, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV

Thúc đẩy hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển

Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV diễn ra hôm qua (5.11) đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra với 11 nghị quyết được thông qua với sự tán thành rất cao của đại biểu tham dự. Đây là những cơ chế, chính sách, biện pháp quan trọng, cần thiết, góp phần thúc đẩy hoàn thành toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; tạo động lực cho sự phát triển nhanh, mạnh và bền vững của địa phương trong thời gian tới…

Chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng

Theo đánh giá của chủ tọa kỳ họp, công tác chuẩn bị tổ chức Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh Khóa XIV được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quan tâm chỉ đạo từ xa, từ sớm. Thường trực HĐND tỉnh, UBND và các cơ quan liên quan đã tích cực triển khai; các báo cáo, tờ trình, dự thảo Nghị quyết của kỳ họp đã được các cơ quan chuẩn bị kỹ lưỡng và khoa học, công tác thẩm tra được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm chất lượng, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền. Tài liệu được số hóa để gửi tới các đại biểu nghiên cứu trước và công khai trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh.

Đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết thông qua các nghị quyết. Ảnh: Đỗ Phương
Đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết thông qua các nghị quyết. Ảnh: Đỗ Phương

Các bước, quy trình tiếp thu, giải trình, hoàn thiện các tờ trình, dự thảo nghị quyết trong kỳ họp cũng được HĐND tỉnh triển khai thực hiện chặt chẽ. Nhiều nội dung trọng tâm, liên quan đến: điều chỉnh dự toán chi ngân sách cấp tỉnh năm 2024; cơ cấu lại nguồn chi thường xuyên để bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu về ngân sách theo dự toán HĐND tỉnh giao; dự kiến lần thứ nhất Kế hoạch đầu tư công trung hạn ngân sách tỉnh giai đoạn 2026 - 2030; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2024; quy định về việc tặng quà, thăm hỏi, động viên người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng và người thờ cúng liệt sĩ nhân dịp ngày Thương binh - Liệt sĩ (27.7), Tết Nguyên đán hàng năm; chủ trương đầu tư 2 dự án Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 327 và đường tỉnh 330, đoạn từ thị trấn Ba Chẽ đến đường tỉnh 342… đã nhận được sự quan tâm sát sao từ các đại biểu.

Dù chỉ diễn ra trong 1 ngày, song HĐND tỉnh đã dành một nửa thời gian cho phiên thảo luận tại tổ và hội trường. Với tinh thần thật sự cầu thị, thẳng thắn, giàu tính xây dựng, kỳ họp đã ghi nhận 60lượt ý kiến tham gia phát biểu, thảo luận vào các nhóm vấn đề trọng tâm; nhóm vấn đề là những cơ chế, biện pháp quan trọng đối với tỉnh trong những tháng cuối năm. Qua đó, đưa ra các giải pháp điều hành hiệu quả để toàn tỉnh có thể hoàn thành toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển năm 2024.

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, coi trọng chất lượng, hiệu quả công việc

Thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trước Đảng bộ, chính quyền, cử tri và Nhân dân toàn tỉnh, 11 nghị quyết đã được thông qua với sự tán thành rất cao của đại biểu HĐND tỉnh tham dự. Trước đó, bối cảnh, tình hình của tỉnh từ đầu năm đến nay cũng đã được Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vi Ngọc Bích khái quát toàn diện với nhiều thời cơ, thuận lợi đan xen khó khăn, thách thức, những vấn đề phát sinh ngoài dự báo.

Gần nhất là cơn bão số 3 (bão Yagi) đã ảnh hưởng nặng nề đến tình hình kinh tế - xã hội địa phương với thiệt hại lên đến trên 28.000 tỷ đồng. Mặc dù vậy, toàn tỉnh đã khẩn trương khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp...

Mặc dù vậy, nhìn tổng thể vẫn còn một số vấn đề cử tri, Nhân dân trong tỉnh đang rất quan tâm. Trong đó, nổi lên là: hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực, nhất là quản lý đất đai, đầu tư công, tài chính, ngân sách... của một số địa phương, sở, ngành còn hạn chế; công tác giao khu vực biển theo quy hoạch còn chậm; có 5/16 khoản thu ngân sách nội địa dự kiến không đạt tốc độ bình quân, trong đó thu tiền sử dụng đất đến nay chỉ đạt 23% kế hoạch năm, ảnh hưởng lớn đến nguồn lực bố trí cho các dự án đầu tư công. Đáng chú ý, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công rất thấp, chỉ đạt 32,2% kế hoạch vốn, giải ngân vốn kéo dài chỉ đạt 20%; công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, tiến độ triển khai các dự án đầu tư công, bao gồm một số dự án trọng điểm tại một số địa phương còn chậm, chưa đạt yêu cầu…

Thời gian còn lại để toàn tỉnh về đích hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của cả năm; đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công, đạt tốc độ tăng trưởng… càng ngắn lại, áp lực càng lớn hơn. Nhấn mạnh điều này, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cho rằng, các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, nhất là lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu càng phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, coi trọng chất lượng, hiệu quả, thực tế của công việc; sâu sát cụ thể, nắm chắc địa bàn, lĩnh vực được phân công phụ trách, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh; góp phần thúc đẩy hoàn thành toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2024.

Diễn đàn

Trường Tiểu học Quảng Tân (Đầm Hà) được bổ sung trang thiết bị giảng dạy, chỉnh trang phòng thư viện, phòng đọc sách.
Diễn đàn

Thêm nguồn lực phát triển giáo dục và đào tạo

Tại kỳ họp, HĐND tỉnh đã thảo luận và thống nhất thông qua Nghị quyết điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách cấp tỉnh năm 2024. Trong đó, có việc phân bổ gần 158 tỷ đồng nguồn tăng thu năm 2023, thưởng vượt thu năm 2022 hỗ trợ các địa phương đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Nội dung này đã nhận được sự quan tâm, kỳ vọng rất lớn của đông đảo cử tri, Nhân dân trên địa bàn.

 Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Ninh Vi Ngọc Bích phát biểu bế mạc kỳ họp.
Diễn đàn

Phát huy cao nhất hiệu quả các nghị quyết

Trong nội dung phát biểu bế mạc kỳ họp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vi Ngọc Bích đã nhấn mạnh yêu cầu, khẩn trương tổ chức thực hiện các nghị quyết vừa được HĐND tỉnh thông qua cũng như các cơ chế, chính sách còn hiệu lực để phát huy hiệu quả cao nhất; đặc biệt, là các nghị quyết trong lĩnh vực kinh tế - ngân sách, đầu tư công...

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 thực tế tại huyện Ba Chẽ.
Diễn đàn

Những dấu ấn quan trọng của cơ quan dân cử

Đến thời điểm này, tỉnh Quảng Ninh đã đi qua hơn 3/4 chặng đường thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển của năm 2024 với rất nhiều “điểm sáng” giữa bối cảnh còn không ít khó khăn, thách thức và những vấn đề phát sinh ngoài dự báo. Trong kết quả chung ấy, có đóng góp quan trọng từ sự linh hoạt, đổi mới, quyết liệt, kịp thời, sát thực tiễn trong hoạt động của cơ quan dân cử địa phương.

Nghệ An phát huy tinh thần trách nhiệm trong thẩm tra về lồng ghép giới
Diễn đàn

Nghệ An phát huy tinh thần trách nhiệm trong thẩm tra về lồng ghép giới

Để nâng cao hiệu quả lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), UBND tỉnh, các ngành và địa phương quán triệt các văn bản luật, nghị định, thông tư của Quốc hội, Chính phủ, Bộ, ngành chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện về lồng ghép giới; tạo điều kiện để HĐND có đủ hồ sơ thẩm tra, đánh giá việc lồng ghép giới, bình đẳng giới trong quá trình xây dựng VBQPPL; các Ban HĐND cần phát huy tinh thần trách nhiệm thực hiện tốt các quy định trong quá trình thẩm tra về lồng ghép giới...

Ứng phó với biến đổi khí hậu, người dân tỉnh Gia Lai đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với thời tiết. Ảnh: Phạm Hoài
Hội đồng nhân dân

Khuyến khích đầu tư chiến lược phục hồi, quản lý bền vững diện tích rừng

Dự án giảm thiểu khí thải tại khu vực Tây nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu Chương trình hành động quốc gia REDD+ tỉnh Gia Lai được thực hiện với mục tiêu giảm thiểu khí thải do mất rừng, suy thoái rừng thông qua giải quyết các nhân tố trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp; khuyến khích đầu tư chiến lược, hiệu quả nhằm phục hồi, quản lý bền vững diện tích rừng; trao quyền, cải thiện khả năng thích ứng của các cộng đồng, thể chế mục tiêu nhằm cải thiện sinh kế, giảm nghèo trong cộng đồng và ứng phó tốt hơn với biến đổi khí hậu...

Toàn cảnh phiên thảo luận
Diễn đàn

Thành quả lớn nhất là niềm tin của Nhân dân

Phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV ngày 4.11 diễn ra trong bối cảnh đặc biệt. Đất nước đứng trước không ít thách thức từ những biến động khó lường của tình hình thế giới, lại liên tiếp hứng chịu sự tàn phá khốc liệt của thiên tai tại các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Chính vì vậy, sự quan tâm, kỳ vọng của cử tri cũng trở thành mạch cảm xúc chung không chỉ trong ngày làm việc hôm qua mà còn xuyên suốt từ khi kỳ họp bước vào chương trình nghị sự.

Đúng nghĩa là nhà ở vì mục đích nhân văn
Diễn đàn

Đúng nghĩa là nhà ở vì mục đích nhân văn

Trong chương trình nghị sự Kỳ họp thứ Tám, việc Quốc hội xem xét kết quả giám sát và dự thảo Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” không chỉ thu hút sự quan tâm của đại biểu mà còn là diễn đàn được nhiều cử tri mong đợi. Từ kết quả giám sát, cử tri mong muốn sẽ có giải pháp giải quyết dứt điểm vấn đề quản lý thị trường bất động sản để vận hành đúng hướng và phát triển nhà ở xã hội đúng nghĩa là nhà ở vì mục đích nhân văn vốn có.

Bài 1: Vượt qua thách thức đấu tranh chống chặt phá rừng tự nhiên
Hội đồng nhân dân

Bài 1: Vượt qua thách thức đấu tranh chống chặt phá rừng tự nhiên

Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Gia Lai đã vượt qua được những khó khăn, thách thức trong việc đấu tranh chống chặt phá rừng tự nhiên, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, khai thác rừng trái pháp luật và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tình hình vi phạm lâm luật năm 2023 giảm 206 vụ, tương đương 47,13% so với cùng kỳ năm 2021. Một số dự án triển khai bước đầu của các doanh nghiệp được thuê đất trồng rừng đã hình thành nên vùng nguyên liệu tập trung như các Dự án đầu tư trồng rừng của Công ty TNHH TM DV Minh Phước…

Nghệ An: Giải trình công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nước sạch
Diễn đàn

Nghệ An: Giải trình công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nước sạch

Sáng 1.11, Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An đã tổ chức phiên giải trình về công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch (nước sạch đô thị và nước sạch nông thôn) trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi chủ trì phiên giải trình.

Bài cuối: Tạo đổi thay thực sự đời sống người dân ven biển
Diễn đàn

Bài cuối: Tạo đổi thay thực sự đời sống người dân ven biển

Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, bảo vệ chủ quyền biển đảo, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu nhấn mạnh việc triển khai các dự án phát triển kinh tế biển, khu vực ven biển phải đáp ứng các yêu cầu về quốc phòng, an ninh; tạo đổi thay thực sự đời sống người dân vùng biển.

Bài 2: Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và trải nghiệm
Hội đồng nhân dân

Bài 2: Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và trải nghiệm

Tiếp tục phát triển kinh tế biển Ninh Thuận theo 3 Khu vực đã được phê duyệt. Trong đó, tập trung phát triển khu vực ven biển phía Bắc với chức năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và trải nghiệm, đô thị du lịch, du lịch sinh thái gắn với khai thác hiệu quả Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa; phát triển khu vực ven biển trung tâm gắn với khai thác quy hoạch và khai thác hiệu quả khu du lịch quốc gia Ninh Chữ gắn với động lực phát triển kinh tế - xã hội thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

Có thể đưa vào cơ chế đặc thù một số nội dung về chế độ, chính sách
Hội đồng nhân dân

Có thể đưa vào cơ chế đặc thù một số nội dung về chế độ, chính sách

Phát biểu kết luận Hội nghị tiếp xúc, đối thoại với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng do Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai vừa tổ chức, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên nhấn mạnh việc phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu... Những vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đề nghị các ngành tổng hợp, đề xuất đối với một số nội dung thuộc về chế độ chính sách có thể đưa vào cơ chế đặc thù của tỉnh.

Bài 1: Đánh bắt xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Diễn đàn

Bài 1: Đánh bắt xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Kinh tế biển của tỉnh Ninh Thuận có những chuyển biến quan trọng, kết cấu hạ tầng vùng biển và ven biển cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển; tiềm năng du lịch biển được nhiều nhà đầu tư quan tâm; tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản đạt kết quả tích cực, chuyển dịch theo hướng phát triển đánh bắt xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo… Tuy nhiên, phát triển kinh tế biển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa gắn kết hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường…

Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai tặng bức ảnh thắng cảnh thác 50 (huyện Kbang) cho Thường trực HĐND tỉnh Salavan. Ảnh: Đ.T
Hội đồng nhân dân

Trao đổi kinh nghiệm hoạt động để cùng phát triển

Tại Hội nghị trao đổi kinh nghiệm giữa đoàn đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai và tỉnh Salavan (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) vừa diễn ra, các đại biểu HĐND 2 tỉnh đã trao đổi nhiều kinh nghiệm hoạt động để cùng phát triển, gắn kết sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa 2 tỉnh Gia Lai-Salavan nói riêng và 2 nước Việt Nam - Lào nói chung.

Sử dụng nhiều công cụ để có thông tin nhiều chiều
Diễn đàn

Sử dụng nhiều công cụ để có thông tin nhiều chiều

Theo Ban Dân tộc HĐND tỉnh Đắk Lắk, quá trình giám sát cần đi sâu, tìm hiểu kỹ tình hình thực hiện tại cơ quan, đơn vị, địa phương; yêu cầu đối tượng giám sát cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết. Bên cạnh tổ chức các cuộc làm việc chính thức, cần tăng cường sử dụng nhiều công cụ khác nhau như: thảo luận nhóm, phỏng vấn, phát phiếu bảng hỏi, khảo sát thực tế … để có được thông tin đa dạng, nhiều chiều.

Thu hút nhà đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải
Diễn đàn

Thu hút nhà đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải

Làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường về công tác quản lý nhà nước về xử lý chất thải theo quy định của pháp luật trên địa bàn, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Ninh Bình kiến nghị, Sở tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách để từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường; đồng thời, có cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư tham gia xây dựng các nhà máy xử lý rác thải.

Quan tâm đầu tư phòng, chống sạt lở bờ sông
Diễn đàn

Quan tâm đầu tư phòng, chống sạt lở bờ sông

Khảo sát công tác phòng, chống sạt lở bờ sông trên địa bàn, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Vĩnh Long kiến nghị, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo rà soát, cân đối, bố trí nguồn lực từng bước khắc phục các đoạn bờ sông, khu vực đô thị đã sạt lở tại các địa phương; đầu tư các công trình, dự án phòng, chống và thực hiện hỗ trợ di dời, ổn định nơi ở cho các hộ dân ven sông có nguy cơ sạt lở. Cùng với đó, tăng cường quản lý hoạt động khoáng sản trên các tuyến sông, kênh rạch, kiên quyết xử lý các vi phạm...

Bài cuối: Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu hiện trạng phục vụ công tác cảnh báo, ứng phó
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu hiện trạng phục vụ công tác cảnh báo, ứng phó

Theo Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Vĩnh Long, các cơ quan chức năng của tỉnh cần phối hợp, tổ chức khảo sát, quan trắc, xây dựng bộ cơ sở dữ liệu địa hình, địa chất, thủy văn và bản đồ hiện trạng, cảnh báo các khu vực trọng điểm sạt lở bờ sông, kênh rạch trong tỉnh… Đồng thời, đưa ra những dự báo, cảnh báo, ngăn chặn các tác động bất lợi đến sự ổn định của bờ sông, giảm thiểu tình trạng sạt lở trên địa bàn.

Toàn cảnh hội nghị
Hội đồng nhân dân

Gỡ “điểm nghẽn” về chính sách vì mục tiêu phát triển bền vững

Đánh giá cao các ý kiến tại Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa với Thường trực HĐND các huyện, thị, thành phố lần thứ 3 vừa được tổ chức, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lê Tiến Lam nhấn mạnh: Hoạt động của HĐND hai cấp cần nhất quán phương châm “Đổi mới, sâu sát, khoa học, hiệu quả”. Bên cạnh đó, tập trung tháo gỡ các "điểm nghẽn" về chính sách, nhất là đối với các huyện, thị, thành phố đang thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù, nhằm khơi thông các nguồn lực, xử lý hiệu quả vướng mắc để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải
Diễn đàn

Kịp thời sửa đổi, bổ sung các nghị quyết để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Cà Mau đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, với GRDP tăng 6,45% so với cùng kỳ. Tỉnh đã phê duyệt 12 dự án đầu tư mới, tổng vốn 2,239,3 tỷ đồng, đồng thời phát triển đô thị, cung cấp thương mại điện tử và kết nối quốc tế. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tiến Hải trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân về các hoạt động của HĐND tỉnh trong việc ban hành các nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội và phân bổ ngân sách năm 2024.