Thúc đẩy đại học quốc tế thiết lập chi nhánh tại Việt Nam

Các chi nhánh quốc tế (IBCs) đóng vai trò là cầu nối quan trọng, cung cấp nền giáo dục đẳng cấp thế giới tại các quốc gia mới nổi nói chung và tại Việt Nam nói riêng, giúp sinh viên được tiếp cận với nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần phải rời khỏi quê hương của mình.

Đó là phát biểu của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, PGS.TS Bùi Anh Tuấn tại Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học lần thứ 7 với chủ đề: "Các chi nhánh quốc tế: Cách tiếp cận mới cho các tổ chức giáo dục đại học đa quốc gia ở các nước đang phát triển", tổ chức ngày 1.11.

Phát biểu khai mạc, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, PGS.TS Bùi Anh Tuấn cho biết, Diễn đàn Quốc tế hóa Giáo dục lần thứ 7 (FIHE 2024) thường niên do Trường Đại học Ngoại thương khởi xướng đã trở thành một nền tảng quan trọng - nơi trao đổi và thảo luận về chủ đề quốc tế hóa giáo dục đại học. Trường Đại học Ngoại thương vô cùng tự hào khi được tiếp tục phát huy truyền thống này hàng năm.

z5988888443745-338164ef8f55cca26e322ba33f6ee374.jpg
Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, PGS.TS Bùi Anh Tuấn

Trong những năm qua, Diễn đàn đã quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ khắp nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu.

Chủ đề của Diễn đàn năm nay “Các chi nhánh quốc tế: Cách tiếp cận mới cho các tổ chức giáo dục đại học đa quốc gia ở các nước đang phát triển”, đặt ra một vấn đề cấp bách và mang tính chiến lược. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và sự cạnh tranh không ngừng gia tăng, giáo dục đại học đang trải qua những biến đổi sâu sắc. Việt Nam - với vai trò là một quốc gia đang nổi lên, đã trở thành tâm điểm của xu hướng này.

"Chúng ta đang chứng kiến một thời kỳ mà sinh viên không chỉ hài lòng với việc học tập trong nước mà còn khao khát được tiếp cận những nguồn tri thức đẳng cấp thế giới. Chính vì vậy, các chi nhánh quốc tế (IBCs) đã và đang đóng vai trò là cầu nối quan trọng, cung cấp nền giáo dục đẳng cấp thế giới tại các quốc gia mới nổi nói chung và tại Việt Nam nói riêng, giúp sinh viên được tiếp cận với nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần phải rời khỏi quê hương của mình", PGS.TS Bùi Anh Tuấn nhấn mạnh.

z5989100983078-eaac695ebc05d87ec77c8a920bff3413.jpg
z5988888466392-7353a0f87c2f502e70805c7e9adf9ca2.jpg
Các đại biểu tham dự Diễn đàn Quốc tế hóa Giáo dục lần thứ 7

Cũng theo PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Trường Đại học Ngoại thương đặt niềm tin mạnh mẽ vào giá trị của quốc tế hóa. Nhà trường hiểu tầm quan trọng của việc các tổ chức giáo dục đại học kết nối với nhau, không chỉ trong nước mà còn trên toàn cầu. Mục tiêu của Trường Đại học Ngoại thương không chỉ là xây dựng mối quan hệ đối tác với các tổ chức trên toàn thế giới mà còn tạo ra một môi trường - nơi các tổ chức có thể cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận về những thách thức họ phải đối mặt và học hỏi từ thành công của nhau.

Thông qua diễn đàn Quốc tế hóa Giáo dục, Trường Đại học Ngoại thương mong muốn tạo ra một cộng đồng các tổ chức, các nhà giáo dục cùng hướng tới một mục tiêu - làm cho giáo dục trở nên toàn cầu hơn và cởi mở hơn với tất cả mọi người.

z5989101003316-bee21c83e66c7734da5794c1de652550.jpg
Tổng Giám đốc Đối tác Toàn cầu của Đại học Massey Rob Stevens

Tại diễn đàn, ông Rob Stevens, Tổng Giám đốc Đối tác Toàn cầu của Đại học Massey đã thuyết trình bài tham luận “Một cơ hội, Ba cách tiếp cận – Bài học từ việc mở rộng giáo dục xuyên quốc gia sang Singapore của Đại học Massey”. Bài thuyết trình tập trung vào mô hình giáo dục xuyên quốc gia (TNE) của Massey tại Singapore.

Ông Stevens đã chia sẻ về hành trình phát triển của Massey từ một trường cao đẳng nông nghiệp nhỏ, thành lập năm 1927, đến một trường đại học hàng đầu với hơn 27.000 sinh viên, trong đó có hơn 5.000 sinh viên quốc tế đến từ hơn 100 quốc gia. Dựa trên kinh nghiệm của Massey, ông Stevens giới thiệu ba mô hình khả thi để mở rộng TNE tại Singapore: mở rộng các đối tác hiện có, tạo ra các công ty liên doanh và thành lập các phân hiệu độc lập.

"Môi trường pháp lý thuận lợi của Singapore, khung pháp lý mạnh mẽ và khả năng thông thạo tiếng Anh đã biến quốc gia này trở thành một thị trường lý tưởng cho các sáng kiến TNE. Hiện tại, mô hình TNE của Massey tại Singapore đang là nền tảng cho kế hoạch mở rộng sang Việt Nam, nơi trường hy vọng sẽ cung cấp các chương trình học về Khoa học Máy tính, Kinh doanh, Nông nghiệp, Nghệ thuật Sáng tạo và Khoa học Xã hội", Tổng Giám đốc Đối tác Toàn cầu của Đại học Massey chia sẻ.

Ông Stevens cũng nhấn mạnh “Quan hệ đối tác là yếu tố then chốt". Việc lựa chọn đối tác có văn hóa tương đồng và duy trì mối quan hệ tin cậy cao vô cùng quan trọng. Các mối quan hệ hợp tác thành công đòi hỏi sự giao tiếp cởi mở, kiên nhẫn và hiểu biết lẫn nhau.

z5989101003315-17d9af51250f9d9e5ab38a6254ea49f6.jpg
Phó Hiệu trưởng phụ trách học thuật, nghiên cứu và chương trình giảng dạy cho sinh viên tại RMIT Việt Nam, GS Julia Gaimster

Bài thuyết trình thứ hai do GS Julia Gaimster – Phó Hiệu trưởng phụ trách học thuật, nghiên cứu và chương trình giảng dạy cho sinh viên tại RMIT Việt Nam trình bày với chủ đề “Kinh nghiệm cung cấp giáo dục quốc tế chất lượng cao tại Việt Nam của Đại học RMIT”, tập trung vào cách thức cung cấp giáo dục quốc tế chất lượng cao tại Việt Nam. Trong bài thuyết trình, bà Julia nhấn mạnh cam kết về đảm bảo chất lượng thông qua việc tuân thủ các tiêu chuẩn của Cơ quan Tiêu chuẩn và Chất lượng Giáo dục Đại học của Úc (TEQSA) trên tất cả các cơ sở của mình. Cam kết này đạt được thông qua các biện pháp chính: áp dụng khuôn khổ chính sách nhất quán, quản lý rủi ro phù hợp với cả bối cảnh toàn cầu và địa phương, kiểm toán và điều chỉnh dịch vụ phù hợp với từng quốc gia.

Bằng cách duy trì hệ thống quản trị tích hợp, RMIT đảm bảo chất lượng học thuật và hoạt động trên tất cả các địa điểm quốc tế. Cam kết của RMIT với Việt Nam không chỉ dừng lại ở giáo dục. Cam kết Quốc gia Việt Nam năm 2023 của RMIT phác thảo sự tận tụy của trường trong việc hỗ trợ các mục tiêu giáo dục và kinh tế của Việt Nam.

Các mục tiêu chính bao gồm: tăng cường mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và Úc thông qua giáo dục, mở rộng đầu tư tại Việt Nam, và đóng góp vào mục tiêu của Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045. RMIT cũng cam kết cung cấp các dịch vụ hỗ trợ phù hợp với nhu cầu của sinh viên Việt Nam, bao gồm cả sinh viên khuyết tật hoặc có tình trạng sức khỏe dài hạn, thông qua đội ngũ Hỗ trợ học tập và Khả năng tiếp cận bình đẳng.

z5988888447938-69dce7317620aee4d03a322dea16eb3d.jpg
Phiên thảo luận toàn thể của Diễn đàn Quốc tế hóa Giáo dục lần thứ 7

Sau phần trình bày của các diễn giả, phiên thảo luận toàn thể của Diễn đàn diễn ra dưới sự điều phối của PGS, TS Cao Đinh Kiên - Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương. Tại đây, các khách mời thảo luận về cơ hội, cũng như những khó khăn và hướng đi đầy triển vọng trong tương lai cho việc xây dựng các chi nhánh quốc tế ở các nước đang phát triển.

Phát biểu kết luận Diễn đàn Quốc tế hóa Giáo dục lần thứ 7, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, PGS, TS Phạm Thu Hương nhấn mạnh, việc thúc đẩy hợp tác quốc tế, nắm bắt các cơ hội, giải quyết thách thức và đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng là những yếu tố cốt lõi để phát triển các chi nhánh quốc tế (IBCs) tại các quốc gia mới nổi, đặc biệt là Việt Nam.

"FIHE một lần nữa đã chứng minh là một nền tảng tuyệt vời cho đối thoại và hợp tác. Những cuộc thảo luận và trao đổi tại diễn đàn không chỉ mang tính lý thuyết mà còn là những bước đi thực tế hướng tới xây dựng một hệ thống giáo dục đại học toàn diện, kết nối và đổi mới hơn", PGS, TS Phạm Thu Hương nói.

Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.

Bức thư viết tay xúc động của cô giáo vùng cao gửi đồng nghiệp nơi đảo xa
Giáo dục

Bức thư viết tay xúc động của cô giáo vùng cao gửi đồng nghiệp nơi đảo xa

"Giữa chốn ngút ngàn trùng khơi quanh năm chập chùng sóng vỗ, em biết anh chị đã phải đương đầu với khó khăn thử thách, những thiếu thốn tối thiểu trong cuộc sống hàng ngày như nước ngọt, điện thắp sáng... nhưng em biết rằng, anh chị vẫn kiên trì bám đảo để tiếp tục ươm mầm xanh cho nơi vùng biển mặn mòi xa xôi của Tổ quốc".