Ngày Dân số thế giới 11.7 

Thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Ngày Dân số Thế giới năm 2023 có chủ đề: “Phát huy sức mạnh của bình đẳng giới: Nâng cao tiếng nói của phụ nữ và trẻ em gái để giải phóng tiềm năng vô hạn của thế giới chúng ta”. Đây là chủ đề rất thời sự, phản ánh một vấn đề to lớn của cộng đồng toàn cầu và cũng là một dịp để Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tiếp tục thực hiện những giải pháp bảo đảm quyền lựa chọn cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái. Trong đó, từng bước kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh là giải pháp quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. 

Mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn ở ngưỡng cao

Theo các chuyên gia dân số, tại Việt Nam, vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh đang tăng nhanh; tình trạng thừa nam, thiếu nữ ngày càng lan rộng, cả thành thị và nông thôn. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, năm 2022, tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta là 112,1 trẻ em trai trên 100 trẻ em gái, tương đương 2 năm trước đó. Cả nước có 21 tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh cao hơn mức trung bình cả nước. Một số địa phương có tỷ số này cao như Sơn La (117), Nghệ An (116,6), Hà Nội (112)… Trong khi đó, nhiều tỉnh miền Tây Nam Bộ có tỷ số dưới 108. 

Dự báo, đến năm 2034, Việt Nam sẽ “dư thừa” 1,5 triệu nam giới lứa tuổi từ 15-49 nếu tỷ số giới tính khi sinh không giảm. Nguồn: ITN
Dự báo, đến năm 2034, Việt Nam sẽ “dư thừa” 1,5 triệu nam giới lứa tuổi từ 15-49 nếu tỷ số giới tính khi sinh không giảm. Nguồn: ITN

Xuất hiện muộn nhưng tăng rất nhanh, mất cân bằng giới tính ở Việt Nam cũng có những điểm khác biệt. Theo TS. Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam cao ngay từ lần sinh đầu tiên, cao hơn hẳn ở những lần sinh sau, đối với những gia đình chưa có con trai, đặc biệt với những gia đình có 2 con gái và chưa có bé trai nào. Mức độ mất cân bằng ở nước ta cao hơn nhiều ở những cặp vợ chồng có trình độ học vấn cao và điều kiện kinh tế khá giả. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, Việt Nam sẽ dư thừa 1,5 triệu đàn ông vào năm 2034 và sẽ tăng lên 2,5 triệu vào 25 năm sau đó. 

Ông Phạm Ngọc Cương, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Ninh Bình cho biết, theo số liệu báo cáo dân số hàng năm, tỷ số giới tính khi sinh năm 2022 của tỉnh Ninh Bình là 116,2 bé trai/100 bé gái (năm 2021 là 112,04 bé trai/100 bé gái). Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn đang ở mức khá cao so với ngưỡng tự nhiên (ở mức tỷ lệ sinh tự nhiên khoảng 104 - 106 bé trai/100 bé gái sinh ra sống) và không ổn định. 

Ngoài những nguyên nhân khiến chênh lệch giới tính khi sinh tăng do tâm lý ưa thích con trai thì định kiến giới nằm ngay trong các hoạt động về dân số, kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản; sự tham gia của nam giới vào công tác dân số còn hạn chế. Những suy nghĩ, định kiến dẫn đến tâm lý phải sinh bằng được con trai, từ đó dẫn đến lựa chọn giới tính thai nhi và trở thành nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. 

Chú trọng truyền thông, nâng cao nhận thức

Với tỉnh Nghệ An - tỉnh có quy mô dân số lớn (đứng thứ 4 cả nước) và có mức sinh cao (đứng trong tốp 7 tỉnh có mức sinh cao nhất cả nước), mất cân bằng giới tính khi sinh cũng ở mức báo động (116,6/100). Ông Nguyễn Bá Tân, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Nghệ An nhấn mạnh, ngày Dân số Thế giới năm 2023, là điểm nhấn cần thiết thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Quá trình này cần bắt đầu từ việc lắng nghe tiếng nói của phụ nữ, trẻ em gái, những người yếu thế; xây dựng luật pháp, chính sách để có thể giúp họ thực hiện các quyền của mình và đưa ra các quyết định đúng đắn. 

Theo đó, thời gian tới, cần tập trung nâng cao hơn nữa vai trò trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc thực hiện chủ trương, chính sách về công tác dân số và phát triển…; thực hiện tốt Luật Bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ. Đặc biệt, triển khai mạnh, có hiệu quả các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, truyền thông; thúc đẩy bình đẳng giới và trao thêm quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái. Đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phụ nữ được tham gia vào lập kế hoạch, quyết định thực hiện đánh giá các chương trình dân số và phát triển…

Để giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, theo ông Phạm Ngọc Cương, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Ninh Bình, các địa phương cần tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như nâng cao vai trò, trách nhiệm của thành viên Ban Chỉ đạo công tác dân số các cấp trong việc tham mưu, đề xuất các giải pháp cụ thể phù hợp với từng ngành, lĩnh vực trong phối hợp tuyên truyền. Tăng cường sự tham gia của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội trong việc triển khai nội dung về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; lồng ghép, tích hợp nội dung về mất cân bằng giới tính khi sinh vào các hoạt động hàng năm của các cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó, chú trọng các hoạt động tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin kịp thời nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp; sự ủng hộ và tham gia của các tổ chức, cá nhân trong việc phòng ngừa và giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. 

Cho rằng việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về mất cân bằng giới tính khi sinh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu; ông Nguyễn Hồng Nam, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh An Giang cho rằng, cần xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi. Đồng thời, xây dựng cơ chế phối hợp và trao đổi thông tin giữa các cơ quan có chức năng điều tra, thanh tra, kiểm tra. Thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với các cơ sở sản xuất, buôn bán và lưu hành các tài liệu phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi, các cơ sở dịch vụ y tế liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi. Đồng thời, xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, thông báo công khai, rộng rãi các đơn vị, cá nhân vi phạm và kết quả xử lý... 

Đời sống

Quỹ Trăng Xanh chung tay tái thiết trường học tại Thái Nguyên sau bão Yagi
Đời sống

Quỹ Trăng Xanh chung tay tái thiết trường học tại Thái Nguyên sau bão Yagi

Cơn bão số 3 (bão Yagi) cùng hoàn lưu sau bão đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có ngành Giáo dục. Nhiều công trình trường học bị sập, đổ, tốc mái; thiết bị dạy học, bàn ghế, sách vở bị nước cuốn trôi, hư hỏng nặng. Với tinh thần “tương thân tương ái”, ngày 19.9, Quỹ thiện nguyện Trăng Xanh (thuộc Tập đoàn Bách Việt) đã tài trợ trang thiết bị cho các trường học tại tỉnh Thái Nguyên với nguồn kinh phí hơn 1 tỷ đồng.

Chiến sĩ lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc lắng nghe lời động viên, khích lệ trước khi lên đường làm nhiệm vụ
Xã hội

Hành trang mang theo là niềm tự hào dân tộc

Với hành trang mang theo là niềm tự hào dân tộc và trách nhiệm cao cả, cán bộ, chiến sĩ Đội Công binh số 3 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm kỳ công tác của mình, góp phần củng cố và tăng cường vị thế, uy tín của Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế; đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

Chùa Ba Vàng tặng quà 100 học sinh tiêu biểu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Đời sống

Chùa Ba Vàng tặng quà 100 học sinh tiêu biểu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Đoàn 100 học sinh tiêu biểu là trẻ khuyết tật, mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập đến từ 10 tỉnh miền núi phía Bắc đã được Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt, tặng quà tại Tòa Nhà Quốc hội vào trưa ngày 16.9 vừa qua. Chư Tăng Chùa Ba Vàng cũng đã có mặt tham dự và trao quà tới các em.

Quang cảnh buổi thu nhận mẫu ADN cho các thân nhân liệt sỹ tại huyện Thạch Thất
Xã hội

Thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sỹ tại Hà Nội

Sáng 19.9, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội (Bộ Công an) phối hợp với Công an TP. Hà Nội, UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) tổ chức triển khai thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sỹ trên địa bàn 3 huyện Hoài Đức, Phúc Thọ và Thạch Thất.

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai
Đời sống

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai

Thiên tai luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân Việt Nam, nhất là những người sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Sau khi bão qua đi, hoàn lưu bão đã và đang tiếp tục gây ra mưa lớn, lũ quét và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc khiến mức độ thiệt hại càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong những tình huống khó khăn như vậy, bảo hiểm nói chung, Bảo hiểm Agribank nói riêng đã và đang phát huy vai trò là tấm lá chắn tài chính giúp người dân vượt qua khó khăn.

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão
Đời sống

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngày 19.9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31.12.2024. Đồng thời, NHCSXH sẽ xây dựng phương án bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 và đề xuất Chính phủ bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách.

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3
Đời sống

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3

Bão Yagi (bão số 3) đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, tập thể cán bộ, đoàn viên Đoàn Thanh niên và người lao động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã tích cực ủng hộ, hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão, lũ.