Thừa Thiên Huế có điều kiện cần và đủ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Tham gia góp ý về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận) sáng 31.10, các ĐBQH cho rằng, thời điểm này Thừa Thiên Huế có đủ điều kiện cần và đủ để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, cần có thêm những chính sách đặc thù, giải pháp mạnh mẽ hơn cho Thừa Thiên Huế giải quyết khó khăn, đáp ứng đúng như kỳ vọng đề ra.

img-1427.jpg
Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ĐBQH Phạm Thị Thanh Trà (Yên Bái) cho rằng, đây là thời điểm chín muồi, hội tụ các yếu tố về cơ sở chính trị, pháp lý để Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Ảnh: Hạnh Nhung

Tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ĐBQH Phạm Thị Thanh Trà (Yên Bái) cho biết, việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là chủ trương rất lớn của Đảng và Nhà nước. Bộ Chính trị đã có chủ trương, định hướng cho sự phát triển của Thừa Thiên Huế để hướng đến mục tiêu Huế đủ điều kiện sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương như Kết luận số 48-KL/TW về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế;Nghị quyết số 54-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Quốc hội cũng đã có những nghị quyết chuyên đề, Chính phủ có rất nhiều nghị quyết, quyết định để tập trung xây dựng thành phố Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Đây là thời điểm chín muồi, hội tụ đủ các yếu tố về mặt cơ sở chính trị, pháp lý và các điều kiện khác để Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, quyết định thành lập lần này mang tính lịch sử, chúng ta sẽ có thêm một thành phố trực thuộc Trung ương rất đặc trưng, đặc thù, góp phần làm cho hệ thống đô thị trực thuộc Trung ương đa dạng, phong phú; từ đó thúc đẩy tốc độ đô thị hóa.

img-1422.jpg
ĐBQH Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) phát biểu. Ảnh: Hạnh Nhung

Cũng theo ĐBQH Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị), Thừa Thiên Huế có bề dày lịch sử, là kinh đô của triều đại Tây Sơn và triều Nguyễn trong thời kỳ phong kiến; mảnh đất văn hóa, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.

Đặc biệt, đây là nơi duy nhất ở Việt Nam, khu vực Đông Nam Á có 8 di sản được UNESCO công nhận, từ năm 1993 đã trở thành thành viên chính thức của mạng lưới quốc tế; tiêu chuẩn đặc thù thành phố trực thuộc Trung ương có tính chất đô thị, di sản đầu tiên của Việt Nam.

Do đó, đại biểu Hà Sỹ Đồng bày tỏ thống nhất cao với việc ban hành Nghị quyết đưa thành phố Huế trực thuộc Trung ương theo đúng Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển thành phố Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045; trong đó mục tiêu đến năm 2025 Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

img-1423.jpg
ĐBQH Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) phát biểu. Ảnh: Hạnh Nhung

Cùng quan điểm, ĐBQH Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) cho rằng, nếu Nghị quyết được thông qua, khu vực miền Trung sẽ có 2 đô thị liền kề là Huế và Đà Nẵng, trở thành động lực về kinh tế - xã hội, chính trị, quốc phòng - an ninh cho cả khu vực.

"Từ nay trở đi, Thừa Thiên Huế đã có áo mới, từ một tỉnh sẽ trở thành một thành phố trực thuộc Trung ương. Tổ chức chính quyền sẽ khác, từ chính quyền nông thôn chuyển qua chính quyền đô thị; lợi thế thấy rõ là tổ chức bộ máy gia tăng, chế độ, chính sách cán bộ tăng thêm, tiêu chí tuyển chọn cũng cao hơn, từ đó thúc đẩy nguồn nhân lực. Song vấn đề cốt lõi là giá trị bên trong phải thay đổi thực chất và hiệu quả", đại biểu Hoàng Đức Thắng nói.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi, đại biểu Hoàng Đức Thắng vẫn còn một số băn khoăn.Thực tế, Thừa Thiên Huế có cơ cấu xã hội, cơ cấu kinh tế hoàn toàn khác với các thành phố trực thuộc Trung ương như Hải Phòng, Cần Thơ hay Đà Nẵng.

Thách thức hiện hữu nhất của Huế là có một khu vực nông thôn rất khó khăn, đây là vùng đầm phá dọc theo khu vực từ tỉnh Quảng Trị đến Lăng Cô, đó là vùng bãi ngang, biển xâm thực liên lục; Huế cũng có 2 huyện miền núi A Lưới, Nam Đông đang rất khó khăn… Câu chuyện đặt ra là làm thế nào giải quyết được bài toán này, đưa những vùng khó khăn đi lên cùng với thành phố Huế hiện tại.

Nhấn mạnh những vấn đề trên, đại biểu Hoàng Đức Thắng nêu rõ, Thừa Thiên Huế hiện đang thực hiện cơ chế đặc thù theo Nghị quyết số 38/2021/QH15; vậy khi chuyển từ chính quyền nông thôn sang chính quyền đô thị, thì tác động chính sách của Nghị quyết 38/2021/QH15 sẽ như thế nào, vấn đề nào cần thay đổi? Cần đánh giá sơ kết sớm việc thực hiện Nghị quyết 38/2021/QH15, từ đó cân nhắc kỹ những vấn đề nào cần bổ sung để hỗ trợ Thừa Thiên Huế đi lên như mục tiêu đề ra.

Theo đại biểu, bên cạnh sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thừa Thiên Huế, rất cần thêm sự ủng hộ, tiếp sức của Trung ương để những mục tiêu đặt ra phải trở thành hiện thực chứ không chỉ dừng ở mức kỳ vọng, mong muốn.

img-1420.jpg
ĐBQH Trần Hồng Nguyên (Bình Thuận) phát biểu. Ảnh: Hạnh Nhung

ĐBQH Trần Hồng Nguyên (Bình Thuận) kiến nghị, sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết đưa thành phố Huế trực thuộc Trung ương, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố Huế trong việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc; hoàn thiện thể chế, tổ chức thực hiện, thực thi pháp luật để phát triển kinh tế - xã hội, tạo đột phá mới dựa trên nền tảng thế mạnh của địa phương. Tập trung thu hẹp khoảng cách giữa các vùng trong địa phương, đẩy mạnh hợp tác giữa các tỉnh, thành phố tạo động lực phát triển mạnh mẽ hơn nữa; để Huế xứng đáng là trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch, y tế… của cả nước.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ kỷ niệm 15 năm Quan họ Bắc Ninh được ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ kỷ niệm 15 năm Quan họ Bắc Ninh được ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại

Tối 23.11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, TP. Bắc Ninh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của nhân loại. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và phát biểu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Bổ sung trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển hóa chất

Thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) chiều nay, 23.11, có ý kiến đại biểu đề nghị, dự thảo Luật cần bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển. Điều này sẽ góp phần làm rõ trách nhiệm pháp lý, bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan và tăng cường an toàn trong vận chuyển hóa chất.

Biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 23.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) với 413/422 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Chiều 23.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành, chiếm 87,89% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thảo luận tại tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các ĐBQH nhấn mạnh cần làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp; điều này sẽ dễ quy trách nhiệm pháp lý, tránh thất thoát, lãng phí vốn nhà nước do làm ăn thua lỗ trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Chính trị

Tạo môi trường, khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu cho rằng, việc xây dựng dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thể chế hóa, ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; đồng thời, tạo môi trường và khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát với doanh nghiệp phát triển trí tuệ nhân tạo

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các ĐBQH đề nghị, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, xem xét tính khả thi của việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát, theo dõi hệ thống đối với từng loại hình doanh nghiệp phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo; đặt ra các trường hợp miễn trách nhiệm đối với một số nhà phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo nhất định.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 sáng 23.11
Chính trị

Cần cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất cho công nghiệp công nghệ số phát triển

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh yêu cầu xây dựng dự thảo Luật với các cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp công nghệ số phát triển nhanh và bền vững, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.

Làm rõ định nghĩa về tài sản số
Thời sự Quốc hội

Làm rõ định nghĩa về tài sản số

Thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số sáng nay, 23.11, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật này, đồng thời đề nghị dự thảo Luật định nghĩa rõ ràng hơn về tài sản số và bổ sung quy định về quyền thừa kế tài sản số.

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh
Thời sự Quốc hội

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh

Sáng 23.11, thảo luận Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng, cần xây dựng các quy định tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh.

ĐBQH Nguyễn Vân Chi (Nghệ An) - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp

Sáng nay, 23.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu cho rằng, dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa quy định cụ thể về trách nhiệm của doanh nghiệp, đồng thời đề nghị tăng cường phân cấp, phân quyền thì phải gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Sáng 23.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin, Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch danh dự Nhóm Cố vấn tối cao trực tiếp của Quốc vương Campuchia.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần dứt khoát loại bỏ tư duy "không quản được thì cấm"!
Thời sự Quốc hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần dứt khoát loại bỏ tư duy "không quản được thì cấm"!

Sáng 23.11, phát biểu tại phiên thảo luận ở Tổ 8 (gồm Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ và các tỉnh Điện Biên, Vĩnh Long, Kon Tum), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chia sẻ “ý kiến cá nhân” về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số.

Không nên phát triển “đại trà” Khu công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Không nên phát triển “đại trà” Khu công nghệ số

Góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ) đề nghị hết sức cân nhắc việc tự động chuyển đổi Khu công nghệ thông tin tập trung thành Khu công nghệ số. “Chúng ta không nên phát triển đại trà Khu công nghệ số, thay vào đó, Chính phủ nên chọn một vài khu và đầu tư tập trung thì mới thúc đẩy được”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Campuchia – Việt Nam Men Sam An Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Campuchia – Việt Nam

Sáng nay, 23.11, tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức và tham dự hai hội nghị quốc tế tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia - Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghị sĩ hữu nghị Campuchia - Việt Nam Samdech Men Sam An.