Xem - Nghe - Đọc

“Thưa mẹ con đi” và những bộ phim cùng thông điệp

Một bộ phim như “Thưa mẹ con đi” mà không thành công tại phòng vé thì làm sao hy vọng những bộ phim độc lập như làn gió mát của điện ảnh Việt tiếp tục xuất hiện trên màn ảnh?

Nghe biên kịch (Nhi Bùi) và đạo diễn trẻ (Trịnh Đình Lê Minh) trình bày dự án ở “Gặp gỡ mùa thu” cách đây hai năm (và chiến thắng hạng mục “Phim thương mại xuất sắc nhất”), đọc kịch bản hoàn chỉnh hơn một năm trước khi bộ phim chuẩn bị bấm máy, xem bản nháp cách đây vài tháng và bản chính thức chiếu cho báo chí cách đây một tuần, tôi hiếm khi gặp cảm giác bị phản bội… niềm tin khi xem “Thưa mẹ con đi”. Nghĩa là những chi tiết đắt giá và cảm động ở kịch bản đều được thể hiện một cách chính xác trên màn ảnh. Những phân cảnh mà tôi từng xúc động khi đọc kịch bản cũng là những cảnh mà tôi gặp lại cảm giác của mình khi xem phim, cho dù là xem lần thứ 2.

“Thưa mẹ con đi” là một bộ phim độc lập đúng nghĩa, một dòng phim rất cần cho điện ảnh Việt Nam hiện tại đang quá thiếu những chất liệu thực tế chân thực gần gũi của cuộc sống với những dòng phim hài nhảm, rom-com, chick-flick khuôn sáo hay những phim nghệ thuật nửa vời thường “tống” vào phim một loạt các ẩn dụ và biểu tượng mơ hồ nhằm chinh phục các LHP quốc tế.

Bộ phim này có một kịch bản và nhân vật đúng nghĩa là “original” - nguyên bản - với nghĩa đúng nhất của từ này - tức là một câu chuyện vừa riêng tư, cá nhân nhưng đồng thời cũng rất phổ quát. Nó khá giống với nhiều bộ phim độc lập của Mỹ mà tôi thích, thường có mô típ kể về một cuộc trở về của một thành viên nhân một dịp tụ họp gia đình nào đó (kiểu Lễ Tạ ơn hay Giáng sinh) và những bí mật của anh ta/cô ta và những thành viên trong gia đình lần lượt được phơi bày và để lại một cái kết cảm động nơi mà các thành viên trong gia đình thấu hiểu hoặc chấp nhận nhau. Mô típ kịch bản này được thể hiện trong một loạt phim indie rất thành công như You Can Count On Me, Manchester by the Sea của biên kịch/đạo diễn Kenneth Lonergan hay Rachel Getting Married của Jonathan Demme và rất nhiều bộ phim khác.

“Thưa mẹ con đi” được thể hiện mạch lạc với cấu trúc rõ ràng. Cao trào của bộ phim được dồn nén trong một phần ba cuối cùng của bộ phim, nơi những xung đột được đẩy lên cao và để lại một cái kết có thể khiến nhiều giọt nước mắt rơi xuống, như giọt nước mắt của người mẹ và cậu con trai trong bộ phim vậy, giọt nước mắt của sự chấp nhận và thấu hiểu, giọt nước mắt của sự cho đi và nhận lại.

Không nhân vật nào mờ nhạt cho dù thời lượng xuất hiện của họ trên màn ảnh không nhiều. Diễn viên xuất sắc nhất có lẽ là Hồng Đào, người vào vai bà mẹ cô độc trong phim. Tôi luôn quen với một Hồng Đào diễn hài trong những tiểu phẩm gây cười hơi quá lố nên bất ngờ khi chị đóng vai người mẹ tội nghiệp trong bộ phim này. Lối diễn xuất nội tâm, được thể hiện qua ánh mắt đôi khi u uẩn và cô độc của chị là những điểm sáng và đồng thời cũng gây xúc động nhất ở bộ phim này.

Và một điểm tôi thích ở bộ phim này nữa là cách xử lý câu chuyện đồng tính trong phim. Không mê lô bi kịch hóa như những bộ phim đồng tính kiểu “Hello Kitty cho giới gay”, cũng không lố lăng, kệch cỡm hóa như nhiều nhân vật đồng tính trong các bộ phim hài Việt để gây cười trước đây. Đồng tính trong “Thưa mẹ con đi” được xử lý vừa đủ và văn minh, không gây cảm giác họ là “nạn nhân” cần được bảo vệ.

Tất nhiên, xem “Thưa mẹ con đi” cũng khiến tôi liên tưởng đến nhiều bộ phim đồng tính khác của điện ảnh thế giới mà rõ nhất là “Call Me by Your Name” và “Love, Simon”. Cả ba, ngoài câu chuyện tình đam mỹ lãng mạn có nhiều cảnh khiến các hủ nữ cũng phải “tan chảy”, còn có những trường đoạn mang ý nghĩa nhân văn về cách hành xử giữa bố mẹ và con cái đồng tính của họ.

“CALL ME BY YOUR NAME”: “Trái tim và thân thể của chúng ta chỉ sống một lần thôi!”

“Thưa mẹ con đi không phải là một bộ phim cần được giải cứu, ngược lại, điện ảnh trong nước cần nhiều hơn những tác phẩm độc lập/thương mại mà làm tốt đến như vậy, để giải cứu thị trường điện ảnh. 
Đây cũng không phải là một bộ phim  nghệ thuật kén người xem, hay là một bộ phim đồng tính không chạm được số đông. Đây là một bộ phim gia đình rất đẹp, có duyên dáng, có lãng mạn, có tiếng cười tủm tỉm cực duyên, nước mắt thì tuôn trào ở kết, muốn gì ở một bộ phim ra rạp nữa?
Cái hay của biên kịch và đạo diễn là tạo cho tất cả các nhân vật đều có cuộc đời trên phim thật đáng yêu. Đây có thể là số ít tác phẩm điện ảnh trong nước cho thấy sự ăn ý rất chặt chẽ và hiểu rõ nhau trên câu chuyện đang kể giữa biên kịch, đạo diễn và DOP (giám đốc hình ảnh). May mắn cho đạo diễn là có một ekip quá tốt, ngoài diễn viên và DOP không khó nhận ra, thì yếu tố mỹ thuật thiết kế bối cảnh và phục trang rất vừa đủ, rất có hồn vía chứ không bị kiểu nịnh mắt hay vintage nửa mùa. Điều này đặc biệt quan trọng với bộ phim này và cách kể này bởi vì nếu để người xem bị dội bất cứ một loại gia vị nào đó như mỹ thuật hay âm nhạc thì sẽ không tin vào câu chuyện trên màn ảnh nữa. Nếu dùng cặp mắt của các “nhà buôn” xem qua thì sẽ không thấy bất cứ yếu tố “xôi thịt” hoành tráng tốn kém nào, nhưng vì thế lại càng thấy phục đạo diễn và ekip đã gói ghém tẩm ướp từ bên trong rất tròn vị!”

Đạo diễn, nhà sản xuất Nguyễn Quang Huy

Trong “Call Me by Your Name”, sau câu chuyện tình thấm đẫm vị đào mọng nước của mùa hè nước Ý những năm 80 giữa một chàng trai mới lớn người Ý và một nghiên cứu sinh người Mỹ, phần kết của bộ phim này với cuộc đối thoại giữa hai cha con Elio để lại những khoảnh khắc thực sự xúc động và nâng tầm bộ phim. “Thưa mẹ con đi không phải là một bộ phim cần được giải cứu, ngược lại, điện ảnh trong nước cần nhiều hơn những tác phẩm độc lập/thương mại mà làm tốt đến như vậy, để giải cứu thị trường điện ảnh.  Đây cũng không phải là một bộ phim  nghệ thuật kén người xem, hay là một bộ phim đồng tính không chạm được số đông. Đây là một bộ phim gia đình rất đẹp, có duyên dáng, có lãng mạn, có tiếng cười tủm tỉm cực duyên, nước mắt thì tuôn trào ở kết, muốn gì ở một bộ phim ra rạp nữa? Cái hay của biên kịch và đạo diễn là tạo cho tất cả các nhân vật đều có cuộc đời trên phim thật đáng yêu. Đây có thể là số ít tác phẩm điện ảnh trong nước cho thấy sự ăn ý rất chặt chẽ và hiểu rõ nhau trên câu chuyện đang kể giữa biên kịch, đạo diễn và DOP (giám đốc hình ảnh). May mắn cho đạo diễn là có một ekip quá tốt, ngoài diễn viên và DOP không khó nhận ra, thì yếu tố mỹ thuật thiết kế bối cảnh và phục trang rất vừa đủ, rất có hồn vía chứ không bị kiểu nịnh mắt hay vintage nửa mùa. Điều này đặc biệt quan trọng với bộ phim này và cách kể này bởi vì nếu để người xem bị dội bất cứ một loại gia vị nào đó như mỹ thuật hay âm nhạc thì sẽ không tin vào câu chuyện trên màn ảnh nữa. Nếu dùng cặp mắt của các “nhà buôn” xem qua thì sẽ không thấy bất cứ yếu tố “xôi thịt” hoành tráng tốn kém nào, nhưng vì thế lại càng thấy phục đạo diễn và ekip đã gói ghém tẩm ướp từ bên trong rất tròn vị!” Đạo diễn, nhà sản xuất Nguyễn Quang Huy

Sau chuyến đi chơi Rome cùng Oliver (Armie Hammer) và chia tay anh trở lại Mỹ, Elio (Timothee Chalamet) trở về nhà với một trái tim tan vỡ. Khác với người mẹ lái xe đến đón cậu và tôn trọng sự riêng tư cũng như nỗi đau của con trai, người cha là giáo sư Perlman (Michael Stuhlbarg) dành một buổi nói chuyện với Elio.

Phân đoạn này được đạo diễn Luca Guadagnino xử lý tuyệt vời trong phim, đặc biệt là qua diễn xuất của Stuhlbarg. Nhưng cho dù xử lý thành công, ông vẫn không chuyển tải được hết đoạn đối thoại dài và theo tôi là đáng nhớ nhất trong cuốn tiểu thuyết gốc của nhà văn André Aciman.

Ông nhìn con trai đầy âu yếm và không cần đợi cậu tiết lộ đã nói: “Cuộc đời của con, con sống như thế nào là chuyện của con. Nhưng hãy nhớ rằng, trái tim và thân thể của chúng ta chỉ được sống một lần mà thôi”.

“Hầu hết mọi người cứ như là có hai cuộc đời để sống vậy, một làm nháp, một hoàn chỉnh, rồi mọi phiên bản khác ở giữa. Nhưng chỉ có một mà thôi, trước khi con kịp nhận ra thì tim con đã mòn mỏi, còn thân thể con thì sẽ đến lúc chả ai thèm nhìn nữa chứ đừng nói là tới gần. Ngay lúc này thì có sầu khổ đó. Cha không ghen tị với nỗi đau. Nhưng cha ghen tị với nỗi đau của con”.

Và ngay khi thấy đôi mắt của cậu con trai ứa lệ và “chết lặng trong giây lát” (như mô tả trong tiểu thuyết), ông nói tiếp: “Con có một tình bạn đẹp. Có lẽ hơn cả tình bạn. Ở địa vị của cha, hầu hết các phụ huynh sẽ mong toàn bộ câu chuyện đó biến đi, hoặc cầu nguyện rằng con trai của họ sẽ vượt qua cho chóng. Nhưng cha không phải là một phụ huynh như thế. Ở địa vị của con, nếu có nỗi đau, hãy nuôi dưỡng nó, và nếu ngọn lửa bùng lên, đừng dập tắt nó, đừng tàn bạo với nó. Sự từ bỏ có thể là thứ kinh khủng khi nó khiến ta tỉnh thức vào đêm, và khi những kẻ khác quên ta đi nhanh hơn ý muốn của ta”.

Nhìn vào mắt con trai như đọc được những tâm tư xáo trộn của cậu, ông nói tiếp: “Ta hy sinh bản thể quá nhiều để được chữa lành cho nhanh chóng, thế nên đến năm 30 tuổi ta đã cạn kiệt, chả còn gì để trao đi mỗi khi bắt đầu với một người mới. Nhưng chuyện không cảm nhận gì hết để tránh cảm nhận một điều cụ thể - thật là lãng phí!”.

Và trước khi kết thúc cuộc trò chuyện mà chủ yếu ông là người nói, người cha nhắn nhủ với con trai rằng: “Chúng ta sẽ không được nói về chuyện này nữa. Nhưng cha hy vọng con sẽ không bao giờ ghét cha vì ta đã nói chuyện. Cha sẽ là một người cha kinh khủng nếu một ngày nào đó con muốn nói chuyện nhưng cảm thấy cánh cửa đã đóng hoặc mở không đủ”.

LOVE, SIMON: “Con xứng đáng nhận được những điều con muốn”

Một trong những điểm sáng ở cả “Call Me by Your Name” và “Love, Simon” là cách xây dựng tâm lý và hành xử của những ông bố bà mẹ khi phát hiện ra con mình là gay. Trong “Love, Simon” - một bộ phim “gay teenager” của điện ảnh Mỹ năm ngoái,  Emily (Jennifer Garner) là bà mẹ có tư tưởng phóng khoáng, gần như không có vấn đề gì khi nghe con trai mình tiết lộ là đồng tính.

Nhưng cách hành xử đầy thấu hiểu của Emily với cậu con trai sau đó mới khiến ta thực sự là cảm động và là điểm sáng nhân văn đáng khen ngợi ở bộ phim.

Cô nói: “Mẹ biết con có một bí mật. Khi con còn nhỏ, có vẻ con không để ý lắm. Nhưng vài năm qua, càng lúc mẹ càng thấy con đang cố che giấu một điều gì đó và mẹ cảm nhận con đang phải ngạt thở vì nó. Nhiều lần mẹ muốn hỏi con, nhưng mẹ không muốn xâm phạm vào cuộc sống riêng tư của con. Có lẽ mẹ đã mắc sai lầm”.

Emily nói tiếp: “Đồng tính là chuyện cá nhân của con. Có những chuyện mà con buộc phải trải qua trong cô độc. Mẹ rất ghét điều đó. Ngay khi con nói rằng: “Mẹ, con vẫn là con”, mẹ muốn con nghe điều này: “Con vẫn là con, Simon ạ!”.

“Con sẽ vẫn là đứa con trai mẹ yêu và thích chọc ghẹo, con vẫn là chỗ dựa của bố trong tất cả mọi chuyện. Và con vẫn là cậu anh trai luôn luôn khen ngợi cô em gái của mình với tài đầu bếp dở tệ của nó. Điều con cần là cảm thấy thoải mái, Simon ạ! Con xứng đáng nhận được những điều con muốn”.

“Call Me by Your Name” và “Love, Simon” dù khác nhau ở nhiều điểm nhưng có một điểm chung đầy nhân bản như thế. Thật may mắn trong cuộc đời này, cho dù là đồng tính hay dị tính, bạn có được những bậc phụ huynh đầy thấu hiểu, mẫn tuệ và yêu thương con cái vô điều kiện như người mẹ Emily hay ông bố Perlman trong hai bộ phim này.

“Thưa mẹ con đi”: “Mẹ chỉ mong con và Văn sống hạnh phúc”

Nhân vật người mẹ có con đồng tính trong “Thưa mẹ con đi” thật ra rất khác với hai bộ phim nói trên nên tất nhiên cũng không có những cuộc đối thoại đầy tính “khai sáng” như vậy giữa cha mẹ và con cái. Nhưng cho dù vậy, ta vẫn cảm nhận rõ tình yêu thương và thấu hiểu giữa người mẹ dành cho con của bà.

Trong bối cảnh xã hội truyền thống Việt Nam vẫn còn nặng về thành kiến và bảo thủ, nơi đứa cháu trai đích tôn của dòng họ phải có trách nhiệm gánh vác hay kế thừa truyền thống gia đình, nhân vật người mẹ của Hồng Đào cũng rơi vào tình thế khó xử hay chịu nhiều áp lực không kém gì Văn, cậu con trai duy nhất của bà. Cho dù mơ hồ nhận ra sự khác biệt ở con trai của mình, đặc biệt là việc Văn dắt cậu bạn Ian về thăm nhà, bà Hạnh vẫn nhiều lần đặt Văn vào tình thế khó xử và thậm chí đôi khi cưỡng ép cậu.

Cho đến khi bất ngờ nhận ra những lời thổ lộ của con trai, bà mới bắt đầu có những thay đổi và dần dần chấp nhận. Nhưng theo truyền thống văn hóa Á Đông, cha mẹ và con cái thường rất khó để truyền đạt những tình cảm trong lòng họ cho người thân trong gia đình. Bà Hạnh chỉ biết xù lông lên để bảo vệ con trai khi bị thím Ngọc xúc phạm. Và sự chấp nhận của bà không phải là những lời bà dành cho cậu con trai của mình mà dành cho Ian, “con rể” tương lai của bà với câu nói: “Mẹ chỉ mong con và Văn sống hạnh phúc”. Ở phía ngược lại, bản thân Văn và Ian cũng thấu hiểu được nỗi đau của người mẹ. Ian nói với Văn: “Em thấy bác cô độc quá”. Và những giọt nước mắt của bà Hạnh cũng như Văn ở những khoảnh khắc cuối của bộ phim, trong hai phân cảnh liền kề nhau khiến ta thực sự xúc động. Đó là những giọt nước mắt của sự chấp nhận và thấu hiểu từ cả hai phía, của mẹ và con trai, cho dù vẫn còn nhiều nỗi day dứt của “Xin lỗi người vì những điều chưa nói ra thành câu”.

Và cuối cùng, với một bộ phim như “Thưa mẹ con đi”, tôi nghĩ nó hoàn toàn xứng đáng với chiếc vé của khán giả. Một bộ phim như “Thưa mẹ con đi” mà không thành công tại phòng vé (ít nhất cũng phải được 30 tỷ chứ!) thì làm sao hy vọng những bộ phim độc lập như làn gió mát của điện ảnh Việt tiếp tục xuất hiện trên màn ảnh?

Văn hóa

"Giãn nở đa chiều" tại Muong Art Today Museum
Văn hóa - Thể thao

"Giãn nở đa chiều" tại Muong Art Today Museum

Sáng 19.4, tại không gian bảo tàng đương đại Muong Art Today Museum sẽ khai mạc trưng bày "Giãn nở đa chiều", quy tụ các tác phẩm có ngôn ngữ nghệ thuật đa dạng, thể hiện mối quan tâm bền bỉ và liên tục của nghệ sĩ với thay đổi nhanh chóng của đời sống thực tế.

Triển lãm ảnh Bình Thuận sau 50 năm giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Triển lãm ảnh Bình Thuận sau 50 năm giải phóng

Chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 50 năm giải phóng tỉnh Bình Thuận (19.4.1975 - 19.4.2025), ngày 17.4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận khai mạc triển lãm ảnh, kết hợp trưng bày, giới thiệu sản phẩm thương mại - du lịch với chủ đề “Bình Thuận - 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển”.

Chuỗi sự kiện về sở hữu trí tuệ trong âm nhạc
Văn hóa - Thể thao

Chuỗi sự kiện về sở hữu trí tuệ trong âm nhạc

Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26.4) với thông điệp toàn cầu “Sở hữu trí tuệ và âm nhạc: Cảm nhận nhịp điệu của sở hữu trí tuệ”, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp tổ chức chuỗi sự kiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, trọng tâm là lĩnh vực âm nhạc.

Kỷ nguyên nhựa: Từ niềm vui tuổi thơ đến cuộc đối thoại nghệ thuật sâu sắc
Văn hóa

Kỷ nguyên nhựa: Từ niềm vui tuổi thơ đến cuộc đối thoại nghệ thuật sâu sắc

“Kỷ Nguyên Nhựa” không chỉ là một triển lãm nghệ thuật thị giác, mà còn là hành trình khám phá đầy màu sắc về một phần ký ức tuổi thơ – nơi những món đồ chơi nhựa từng mang đến niềm vui vô tận giờ được nhìn lại qua lăng kính nghệ thuật. Triển lãm khơi gợi sự tò mò, mở ra cuộc đối thoại nhẹ nhàng nhưng sâu sắc về vai trò của nhựa trong đời sống hiện đại.

Bà Rịa - Vũng Tàu kích hoạt “mùa vàng” du lịch dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Bà Rịa - Vũng Tàu kích hoạt “mùa vàng” du lịch dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam

Hướng tới kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức chuỗi lễ hội văn hóa, thể thao và du lịch sôi động, trải dài từ thành phố biển đến các địa phương. Những sự kiện đặc sắc như đại nhạc hội, lễ hội khinh khí cầu, liên hoan diều nghệ thuật không chỉ tri ân lịch sử mà còn mở ra “mùa vàng” du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh địa phương và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Chiếc mũ cối đặc biệt của nữ quân nhân tại đấu trường nhan sắc Hoa hậu Việt Nam 2024
Văn hóa - Thể thao

Chiếc mũ cối đặc biệt của nữ quân nhân tại đấu trường nhan sắc Hoa hậu Việt Nam 2024

Là một trong những thí sinh lọt chung khảo cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024, Thiếu úy Trần Ngọc Châu Anh không chỉ sở hữu vẻ đẹp hình thể ấn tượng mà còn truyền tải một thông điệp mạnh mẽ về tình yêu đất nước, trách nhiệm và phẩm chất kiên cường của thế hệ trẻ.

Tái bản hồi ký của nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình
Văn hóa

Tái bản hồi ký của nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, NXB Chính trị quốc gia Sự thật và Omega Việt Nam hợp tác xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch Nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris.

"Mối giao cảm" của Tina Merandon
Văn hóa - Thể thao

"Mối giao cảm" của Tina Merandon

Nhằm khám phá mối quan hệ đặc biệt giữa con người và động vật trong cuộc sống hàng ngày, Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh "Mối giao cảm giữa con người và động vật" của nghệ sĩ người Pháp Tina Merandon, trong khuôn khổ chương trình Nghệ sĩ lưu trú Villa Saigon 2025.

Khơi gợi tự hào dân tộc qua trang sách
Văn hóa - Thể thao

Khơi gợi tự hào dân tộc qua trang sách

Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 được tổ chức tại Thư viện Quốc gia Việt Nam có chủ đề "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" nhằm khẳng định vai trò to lớn của sách trong bồi đắp tri thức, nuôi dưỡng tâm hồn, khơi gợi niềm tự hào về lịch sử dân tộc.

Du ngoạn Việt Nam qua sắc màu
Văn hóa - Thể thao

Du ngoạn Việt Nam qua sắc màu

Vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, di sản kiến trúc trầm mặc, nét đặc sắc của phong tục tập quán và sự bình dị của đời sống trên khắp mọi miền đất nước đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận, dẫn người xem vào chuyến du ngoạn qua ba miền đất nước thông qua những nét vẽ, mảng màu sinh động.

Chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Văn hóa

Chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Nhằm chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức chuỗi chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc biệt trên cả nước, mang đậm dấu ấn lịch sử, nghệ thuật và lòng tự hào dân tộc.