Thư viện điện tử 11 triệu USD, triệu cuốn sách tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân có gì đặc biệt?

Đây là Thư viện điện tử dùng chung cho 45 trường đại học trong nước, tổng vốn đầu tư trị giá đến 11 triệu USD đặt tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Vào lúc cao điểm có tới hàng nghìn sinh viên đến thư viện nghiên cứu và học mỗi ngày.

Khám phá thư viện trường đại học sở hữu triệu cuốn sách
Một góc của Thư viện điện tử 11 triệu USD đặt tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân

Dự án "Xây dựng Thư viện điện tử dùng chung cho các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam” thuộc Dự án Nâng cao chất lượng giáo dục đại học (Dự án SAHEP) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2017 nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học; thúc đẩy hợp tác và chia sẻ trong nghiên cứu thông qua cung cấp cơ sở dữ liệu điện tử dùng chung, hướng đến xây dựng thư viện đầu mối cho các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam.

Khám phá thư viện trường đại học sở hữu triệu cuốn sách
Khám phá thư viện trường đại học sở hữu triệu cuốn sách
Khám phá thư viện trường đại học sở hữu triệu cuốn sách
Khám phá thư viện trường đại học sở hữu triệu cuốn sách
Khám phá thư viện trường đại học sở hữu triệu cuốn sách
Khám phá thư viện trường đại học sở hữu triệu cuốn sách
Trong thư viện có phòng đọc sách được trang trí sang trọng, lộng lẫy mang 
​​phong cách cổ điển, được sinh viên và giảng viên đặt tên là "Phòng hoàng gia".

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (NEU) là trường đại học trọng điểm hàng đầu Việt Nam đào tạo về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh đã được Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, World Bank lựa chọn là địa điểm, đầu mối đặt thư viện điện tử dùng chung cho 45 trường đại học. Thư viện mang tên “Thư viện Phạm Văn Đồng”.

Dự án do Ngân hàng thế giới (World Bank) tài trợ. Trong đó, một triệu USD do trường Đại học Kinh tế Quốc dân đối ứng.

Dự án nhằm thu hút người học, giảng viên tra cứu, sử dụng tài liệu tại thư viện trung tâm; thực hiện chuyển đổi số để nâng cao chất lượng đào tạo của giáo dục đại học.

Khám phá thư viện trường đại học sở hữu triệu cuốn sách
Khám phá thư viện trường đại học sở hữu triệu cuốn sách
Khám phá thư viện trường đại học sở hữu triệu cuốn sách
Khám phá thư viện trường đại học sở hữu triệu cuốn sách

Nguồn tài liệu của thư viện được số hóa và chia sẻ cho 45 trường đại học thuộc khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, quản lý.

Sinh viên và giảng viên của 45 trường chỉ cần truy cập website, dùng tài khoản email trường sở tại cấp để đăng nhập. Người dùng có thể sử dụng máy tính, điện thoại cá nhân và truy cập từ một vị trí bất kỳ, không bắt buộc đến thư viện và dùng máy tính để bàn.

Khám phá thư viện trường đại học sở hữu triệu cuốn sách
Khám phá thư viện trường đại học sở hữu triệu cuốn sách
Khám phá thư viện trường đại học sở hữu triệu cuốn sách
Khám phá thư viện trường đại học sở hữu triệu cuốn sách

Thư viện cung cấp dịch vụ truy cập và tải dữ liệu từ bộ dữ liệu Kinh tế - Tài chính - Vĩ mô cho 36 trường thuộc khối ngành kinh tế, với số lượng tải bình quân mỗi trường là 44 lần/tháng và dung lượng tải về bình quân đạt 79,59 triệu bytes/tháng; cung cấp các cơ sở dữ liệu sách điện tử và tạp chí, điện tử cho các trường với tổng số 1.067.009 cuốn sách và 1.301.029 tạp chí.

Khám phá thư viện trường đại học sở hữu triệu cuốn sách
Khám phá thư viện trường đại học sở hữu triệu cuốn sách
Khám phá thư viện trường đại học sở hữu triệu cuốn sách
Khám phá thư viện trường đại học sở hữu triệu cuốn sách
Khám phá thư viện trường đại học sở hữu triệu cuốn sách
Khám phá thư viện trường đại học sở hữu triệu cuốn sách
Thư viện dùng chung đã chuẩn hóa và chuyển đổi toàn bộ hệ thống cơ sở dữ liệu sang phần mềm quản lý thư viện mới, hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Thư viện Phạm Văn Đồng có thiết kế bốn tầng, theo không gian mở với cầu thang xoắn ốc đặt chính giữa. Tổng diện tích sử dụng hơn 10.000 m2. Tại mỗi tầng, ngoài khu vực sử dụng chung, thư viện còn có một số phòng nhỏ, phù hợp họp nhóm hoặc tổ chức workshop.

Hệ thống dữ liệu của thư viện số chia thành hai nhóm: ngoại sinh và nội sinh. Tài liệu ngoại sinh do Ngân hàng thế giới tài trợ, chủ yếu là sách chuyên ngành kinh tế bằng tiếng Anh do các nhà xuất bản uy tín thế giới phát hành. Tài liệu nội sinh do các trường đóng góp, gồm 18.000 luận văn, luận án, nghiên cứu khoa học, giáo trình... Tổng số đầu sách và tạp chí là hơn hơn 2,3 triệu.

Ngoài sách bản in chia theo nhóm và bày tại các tầng, thư viện có bản sách điện tử, được số hóa thành các mã QR để thuận tiện cho sinh viên, giảng viên tra cứu. Mỗi ngày thư viện đón 700-1.000 lượt sinh viên đến nghiên cứu và học tập.

Khám phá thư viện trường đại học sở hữu triệu cuốn sách
Khám phá thư viện trường đại học sở hữu triệu cuốn sách
Khám phá thư viện trường đại học sở hữu triệu cuốn sách
Khám phá thư viện trường đại học sở hữu triệu cuốn sách
Khám phá thư viện trường đại học sở hữu triệu cuốn sách
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân lên kế hoạch liên kết với các trường đại học đào tạo khối ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội, tạo điều kiện cho sinh viên tại có thể sử dụng chung thư viện này

Giáo dục

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ "chiến lược" xét tuyển thông minh, tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển
Giáo dục

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ "chiến lược" xét tuyển thông minh, tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển

Theo PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, những thay đổi trong quy chế tuyển sinh đều hướng tới việc tối ưu hóa quyền lợi và mở rộng cơ hội lựa chọn cho thí sinh. Điều cốt yếu là các em cần nắm vững và vận dụng hiệu quả những quyền lợi này. Khi đã xác định rõ mục tiêu về ngành và trường, việc xây dựng một chiến lược sắp xếp nguyện vọng hợp lý trở nên vô cùng quan trọng.

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn khó xin việc?
Giáo dục

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn khó xin việc?

Theo các nhà tuyển dụng, nhiều sinh viên khi ra trường mong muốn mức thu nhập tốt nhưng trình độ và kiến thức áp dụng được vẫn “chấp chới” thì doanh nghiệp không thể dựa trên bằng tốt nghiệp để trả lương. Vấn đề trả lương phụ thuộc vào thực tế các bạn làm được việc gì cho doanh nghiệp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính “đặt hàng” 3 yêu cầu và đề nghị Thanh niên Việt Nam thực hiện “5 chủ động”
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính “đặt hàng” 3 yêu cầu và đề nghị Thanh niên Việt Nam thực hiện “5 chủ động”

Nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025) và Tháng Thanh niên 2025, chiều 24.3, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đối thoại với thanh niên về "Thanh niên Việt Nam tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Xóa rào cản, tạo sự bình đẳng về cơ hội học tập cho mọi người bằng AI, Big Data
Giáo dục

Xóa rào cản, tạo sự bình đẳng về cơ hội học tập cho mọi người bằng AI, Big Data

PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung - Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội cho biết, một trong những thách thức lớn nhất là thay đổi nhận thức của người học về giáo dục suốt đời. Tuy nhiên, hiện nay trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) đang từng bước được ứng dụng để cá nhân hóa trải nghiệm học tập, giúp người học đề xuất lộ trình học phù hợp với năng lực và nhu cầu thực tế. Từ đó, xóa đi các rào cản, tạo ra sự bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người.

TP. Hạ Long tiếp cận phương pháp tiên tiến, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non
Giáo dục

TP. Hạ Long tiếp cận phương pháp tiên tiến, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ngày 23.3, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tổ chức hội nghị tập huấn chuyên đề về tiếp cận phương pháp giáo dục tiên tiến trong giáo dục mầm non cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non cốt cán trên địa bàn.

Đắk Lắk: Sôi nổi ngày hội Đoàn tại Trường THCS Tân Lợi
Giáo dục

Đắk Lắk: Sôi nổi ngày hội Đoàn tại Trường THCS Tân Lợi

Hòa chung không khí tưng bừng của tuổi trẻ cả nước hướng tới kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025), Trường THCS Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, khơi dậy tinh thần đoàn kết, sáng tạo và tự hào trong mỗi đoàn viên, thanh thiếu niên.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi lễ
Giáo dục

Trường Đại học Kinh tế mở 4 chuyên ngành mới, đào tạo đa kỹ năng

Ngày 23.3, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN công bố các chuyên ngành đào tạo chương trình đào tạo cử nhân ngành kinh tế với 4 chuyên ngành mới, gồm: Kinh tế chính trị và Ngoại giao; Quản lý kinh tế; Kinh tế số và Quản lý; Kinh tế truyền thông và Báo chí. Với chương trình đào tạo đan xen đa kỹ năng, Trường ĐH Kinh tế khẳng định, các chuyên ngành mới sẽ cung ứng cho thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao.

Khánh Linh (Thành phố Lạng Sơn) cho biết: "Em bắt chuyến xe sớm nhất là 4 giờ xuống Hà Nội để kịp nghe tư vấn tuyển sinh của các chuyên gia. Dù tìm hiểu trên mạng rồi, nhưng em vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng về quy chế tuyển sinh của Bộ, cũng như thông tin của các trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội nên muốn xuống trực tiếp để nghe tư vấn và đặt câu hỏi".
Giáo dục

Sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua: Bỏ xét tuyển sớm, ngành giáo dục sửa 3 Luật, hoàn thiện cơ chế chính sách cho ngành khoa học công nghệ...

Quy chế xét tuyển đại học, cao đẳng 2025; sửa đổi 3 Luật quan trọng của ngành giáo dục; Công bố 10 gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Năm 2024; Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển hơn 20.000 chỉ tiêu năm 2025... là những tin tức giáo dục nổi bật tuần qua