Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm trường hợp vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 7.2.2025 gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm.

Công điện nêu rõ trong thời gian qua, toàn ngành Giáo dục đã tập trung thực hiện nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4.11.2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tích cực, đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm ở một số địa phương còn bất cập chưa được kịp thời xử lý, ảnh hưởng đến các hoạt động dạy và học tại các cơ sở giáo dục phổ thông, tạo dư luận không tốt trong xã hội.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và hoạt động dạy thêm, học thêm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông, quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn. Trong đó, lưu ý một số nội dung.

Cụ thể, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông bảo đảm minh bạch, thiết thực, hiệu quả, giảm áp lực, giảm chi phí cho xã hội. Hoàn thành việc công bố phương án tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông năm học 2025 - 2026 trong tháng 2 năm 2025 để học sinh, giáo viên và các nhà trường, các cơ sở giáo dục phổ thông chủ động chuẩn bị cho công tác tuyển sinh.

Bố trí nguồn ngân sách của địa phương và tăng cường huy động nguồn lực xã hội hóa xây dựng đủ trường, lớp và bảo đảm chất lượng để mọi học sinh trong độ tuổi phổ cập giáo dục được đến trường, giảm áp lực trong tuyển sinh, nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu vực đông dân cư, kiên quyết không để học sinh trong độ tuổi phổ cập giáo dục không được đến trường.

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thực hiện nghiêm quy định về dạy thêm, học thêm; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định. Kịp thời phát hiện, tuyên dương, khen thưởng, nhân rộng những tấm gương của tập thể, cá nhân tận tụy, tâm huyết, hết lòng vì học sinh. Hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

z5681339823427-75993cc39f6f9a6d3-1722309588466.jpg
Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các địa phương chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thực hiện nghiêm quy định về dạy thêm, học thêm, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định (Hình minh họa)

Về phía Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chỉ đạo, đôn đốc các địa phương hướng dẫn các nhà trường, các cơ sở giáo dục phổ thông triển khai thực hiện nghiêm túc Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông; Quy định về dạy thêm, học thêm đã được Bộ GD-ĐT ban hành.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông; Quy định về dạy thêm, học thêm; yêu cầu xử lý nghiêm và công khai các trường hợp sai phạm theo quy định.

Chủ động, thường xuyên rà soát, nắm bắt thông tin để kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông; Quy định về dạy thêm, học thêm, bảo đảm phù hợp thực tiễn và đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình mới.

Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện Công điện này; phối hợp với Bộ GD-ĐT kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện.

Giáo dục

Năm 2025, nhiều trường đại học sư phạm lớn bỏ xét tuyển học bạ
Giáo dục

Năm 2025, nhiều trường đại học sư phạm lớn bỏ xét tuyển học bạ

Trước đó, năm 2024, điểm chuẩn các ngành khối sư phạm theo phương thức xét điểm học bạ THPT khá cao. Tại Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, điểm chuẩn các ngành khối sư phạm theo phương thức này cao nhất lên đến 29.81 điểm; còn tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cao nhất lên tới 29.71 điểm.

Hà Nội: Vẫn còn nhiều phụ huynh, học sinh chưa chấp hành quy định khi tham gia giao thông
Giáo dục

Hà Nội: Vẫn còn nhiều phụ huynh, học sinh chưa chấp hành quy định khi tham gia giao thông

Cho tới nay Nghị định 168 Nghị định 168/2024/NĐ-CP đã đi vào đời sống được hơn 1 tháng và hình thành được thói quen, nề nếp tham gia giao thông văn minh, an toàn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hình ảnh phụ huynh bất chấp nguy hiểm của con cái, đèo kẹp ba, không đội mũ bảo hiểm; học sinh đầu trần đèo nhau trên xe máy trên 50cc.

Thực hiện Nghị quyết 57: Cơ hội lớn cho ngành giáo dục phát triển đột phá
Giáo dục

Thực hiện Nghị quyết 57: Cơ hội lớn cho ngành giáo dục phát triển đột phá

Quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, dù có nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành giáo dục đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển đột phá, chuyển biến mạnh mẽ trong toàn ngành.

Chuyên gia tâm lý chỉ cách giúp trẻ bắt nhịp với việc học sau Tết
Giáo dục

Chuyên gia tâm lý chỉ cách giúp trẻ bắt nhịp với việc học sau Tết

Theo Phó Viện trưởng Viện Tâm lý học Nhân văn Nguyễn Thị Mai Anh, người lớn nên định hướng cho trẻ vui chơi ngày Tết nhưng không quên nhiệm vụ học tập. Khi cha mẹ và thầy cô có những biện pháp phù hợp, tạo môi trường học tập thoải mái sẽ giúp học sinh bắt nhịp tốt với tiến độ học tập sau Tết.