Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới GS. Klaus Schwab giao lưu với sinh viên

Ngày 7.10, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Giáo sư Klaus Schwab giao lưu với sinh viên về chủ đề: “Định vị Việt Nam trong kỷ nguyên thông minh - Tầm nhìn cho thế hệ trẻ”.

Tham dự chương trình có Giáo sư Hilde Schwab - Phu nhân Giáo sư Klaus Schwab và cũng là người đồng sáng lập Quỹ hỗ trợ doanh nhân xã hội Schwab; cùng lãnh đạo Bộ, Ban, Ngành Trung ương, đại diện các cơ quan quốc tế.

vnu-toa-dam-voi-chu-tich-dien-dan-kinh-te-the-gioi-32-9775.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Giáo sư Klaus Schwab giao lưu với sinh viên về chủ đề: “Định vị Việt Nam trong kỷ nguyên thông minh - Tầm nhìn cho thế hệ trẻ”

Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) GS. Lê Quân cho biết: “Đây là một sự kiện đánh dấu sự trở lại của Việt Nam sau 15 năm của GS. Klaus Schwab - Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch của WEF, nhằm động viên, khích lệ tinh thần sáng tạo và quyết tâm vượt khó của sinh viên, thanh niên Việt Nam. Cuộc trao đổi tập trung vào những xu thế định hình kỷ nguyên thông minh của nhân loại; cơ hội, thách thức và định vị Việt Nam trong kỷ nguyên phát triển mới; yêu cầu đặt ra đối với thế hệ trẻ để nắm bắt những xu thế thời đại, phát huy vai trò tiên phong đóng góp cho phát triển đất nước”.

vnu-toa-dam-voi-chu-tich-dien-dan-kinh-te-the-gioi-16-3066.jpg
GS. Klaus Schwab - Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch của WEF

Tại chương trình, GS. Klaus Schwab chia sẻ về bức tranh tổng quan về các lực lượng đang định hình thế giới, với nhiều yếu tố biến đổi và phức tạp hơn, mang lại cả thách thức và cơ hội cho tất cả các quốc gia trong đó có Việt Nam. Sự chuyển đổi từ một trật tự toàn cầu ổn định sang một thế giới đa cực, thường xuyên xảy ra xung đột; sự chuyển tiếp từ thời đại công nghiệp sang thời đại thông minh; sự phân cực ngày càng gia tăng trong xã hội.

Chủ tịch WEF nhấn mạnh, các bạn trẻ là tương lai của Việt Nam và những biến chuyển được đưa ra thảo luận chính là những yếu tố sẽ định hình sự nghiệp, cơ hội và cuộc sống của các bạn. Thời đại thông minh không chỉ là một khái niệm trừu tượng; đó là một thực tế mà những người trẻ tuổi của Việt Nam sẽ sống, lao động và học tập trong đó.

vnu-toa-dam-voi-chu-tich-dien-dan-kinh-te-the-gioi-9-3025.jpg
Sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội tại chương trình giao lưu

GS. Klaus Schwab cũng đã đưa ra những gợi ý để Việt Nam có thể nắm bắt những cơ hội phía trước để tạo ra một tương lai thịnh vượng, bền vững và bao trùm. Thông qua các sáng kiến như Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, WEF đang nỗ lực cung cấp các nguồn lực và kết nối cần thiết để các quốc gia như Việt Nam phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo, đầu tư vào hạ tầng số và chuẩn bị lực lượng lao động thích ứng với những thách thức phía trước. Nhưng ngoài công nghệ, cơ hội thực sự vẫn nằm ở nhân tố con người.

Theo Giáo sư, lợi thế thực sự của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào xây dựng được nền kinh tế tri thức, không chỉ bao gồm các kỹ năng, năng lực chuyên môn mà còn gồm cả môi trường, xã hội và lợi thế địa chính trị - tất cả đều là những yếu tố quan trọng cho một xã hội thịnh vượng và phát triển bao trùm.

Phần giao lưu hỏi đáp giữa GS. Klaus Schwab với sinh viên cũng giúp làm rõ vai trò, trách nhiệm của người trẻ trong kỷ nguyên thông minh, nhấn mạnh tầm quan trọng của thế hệ trẻ Việt Nam đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

vnu-toa-dam-voi-chu-tich-dien-dan-kinh-te-the-gioi-27-2833.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi giao lưu với sinh viên

Tại chương trình giao lưu với sinh viên, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ sự vui mừng có mặt tại Đại học Quốc gia Hà Nội - ngôi trường có bề dày lịch sử và truyền thống vẻ vang - để cùng GS. Klaus Schwab, chia sẻ với các bạn sinh viên, thanh niên về chủ đề “Định vị Việt Nam trong kỷ nguyên thông minh – Tầm nhìn cho thế hệ trẻ”.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng tình và đánh giá cao những thông tin quý báu và sâu sắc từ GS. Klaus Schwab. Nhất trí với GS. Klaus Schwab về cách tiếp cận bao trùm, toàn diện, phản ánh xu hướng phát triển của thời đại mới khi đề cập “kỷ nguyên thông minh”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Kỷ nguyên thông minh phải là kỷ nguyên phát triển vì con người, phục vụ con người, lấy con người làm trung tâm và quan trọng hơn hết là làm cho mỗi chúng ta thấy hạnh phúc hơn, sáng tạo hơn và năng suất hơn.

vnu-toa-dam-voi-chu-tich-dien-dan-kinh-te-the-gioi-34-8174.jpg
Sinh viên đặt câu hỏi với đại biểu tại chương trình

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, kỷ nguyên thông minh cũng mang trong mình nội hàm của một kỷ nguyên kiến tạo: là thời kỳ của những biến động, chuyển đổi mang tính thời đại; thời kỳ của thách thức và vận hội mà mỗi lựa chọn sẽ quyết định sự phát triển hay tụt hậu của các quốc gia.

Đồng thời, Thủ tướng cũng chia sẻ những thách thức và cơ hội của các nước đang phát triển như Việt Nam trong bối cảnh này, trong đó đặc biệt nhấn mạnh, giai đoạn tới đây có ý nghĩa quyết định để Việt Nam định vị quốc gia trên bản đồ phát triển của thế giới.

"Những thành tựu rất đáng tự hào có được là kết tinh những nỗ lực của toàn dân tộc và cả hệ thống chính trị; là sự tiếp nối truyền thống dựng nước và giữ nước hào hùng của các thế hệ cha ông. Với thế và lực như hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào vị thế, vai trò của Việt Nam trong Kỷ nguyên thông minh" - Thủ tướng nhấn mạnh.

Một số hình ảnh tại chương trình giao lưu:

vnu-toa-dam-voi-chu-tich-dien-dan-kinh-te-the-gioi-6-2135.jpg
Sinh viên và lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính
vnu-toa-dam-voi-chu-tich-dien-dan-kinh-te-the-gioi-3-4750.jpg
Sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội tặng hoa GS. Klaus Schwab
vnu-toa-dam-voi-chu-tich-dien-dan-kinh-te-the-gioi-8-546.jpg
Sinh viên và lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội chụp ảnh lưu niệm cùng với Thủ tướng Phạm Minh Chính và GS. Klaus Schwab
vnu-toa-dam-voi-chu-tich-dien-dan-kinh-te-the-gioi-19-118.jpg
vnu-toa-dam-voi-chu-tich-dien-dan-kinh-te-the-gioi-31-copy-8135.jpg
vnu-toa-dam-voi-chu-tich-dien-dan-kinh-te-the-gioi-23-1980.jpg
Sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội chăm chú lắng nghe, đặt câu hỏi với GS. Klaus Schwab và Thủ tướng Phạm Minh Chính
vnu-toa-dam-voi-chu-tich-dien-dan-kinh-te-the-gioi-24-3707.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại chương trình giao lưu với sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
vnu-toa-dam-voi-chu-tich-dien-dan-kinh-te-the-gioi-17-5595.jpg
GS. Klaus Schwab phát biểu tại chương trình giao lưu với sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
vnu-toa-dam-voi-chu-tich-dien-dan-kinh-te-the-gioi-35-2555.jpg
Các sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội chụp ảnh lưu niệm với Thủ tướng Phạm Minh Chính, GS. Klaus Schwab và các khách mời tham dự chương trình

GS. Klaus Schwab - Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới:

GS. Klaus Schwab, sinh năm 1938 tại Ravensburg, Đức, là một nhà kinh tế học và kỹ sư nổi tiếng toàn cầu, được biết đến với vai trò là người sáng lập và Chủ tịch điều hành của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum - WEF).

Ông tốt nghiệp Tiến sĩ Kinh tế tại Đại học Fribourg và Tiến sĩ Kỹ thuật tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ (ETH Zurich). Sau đó, ông tiếp tục hoàn thành chương trình Thạc sĩ Quản trị Công tại Trường Chính phủ John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard.

Năm 1971, ông thành lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, ban đầu chỉ là một cuộc họp nhỏ dành cho lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu. Dưới sự dẫn dắt của ông, WEF đã trở thành một diễn đàn toàn cầu, quy tụ các nhà lãnh đạo để thảo luận về các vấn đề cấp bách như toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Năm 1998, ông đồng sáng lập Quỹ Schwab cho doanh nghiệp xã hội cùng với vợ ông (Hilde Schwab). Quỹ tìm kiếm, nhận diện và triển khai các sáng kiến khởi nghiệp xã hội để cải thiện mức sống của người dân. Quỹ hỗ trợ hơn 350 doanh nhân xã hội trên toàn thế giới.

GS. Klaus Schwab đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và tích hợp kinh tế toàn cầu. Ông đã khởi xướng nhiều sáng kiến và dự án quan trọng, bao gồm Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu, Mạng lưới các nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu (Young Global Leaders), và các sáng kiến về công nghiệp 4.0. WEF dưới sự lãnh đạo của Giáo sư Klaus Schwab đã trở thành một diễn đàn có ảnh hưởng lớn đến các chính sách và quyết định của các chính phủ, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp trên toàn cầu.

Diễn đàn đã đóng góp vào việc định hình các cuộc thảo luận về các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, bất bình đẳng, và tương lai của việc làm.

Chính trị

Xây dựng Luật Nhà giáo thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật
Thời sự Quốc hội

Xây dựng Luật Nhà giáo thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật

Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc đề nghị, cần phấn đấu xây dựng dự án Luật Nhà giáo trở thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật, đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới; bảo đảm một dự luật ngắn, gọn, rõ, đúng thẩm quyền và sau khi ban hành thực hiện được ngay.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Viêng Chăn, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Viêng Chăn, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN

Vào lúc 10h45 ngày 8.10, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Wattay ở thủ đô Viêng Chăn (Lào), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan.

Toàn cảnh phiên họp
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sức mạnh văn hóa chính là ở người dân, ở cơ sở

"Sức mạnh văn hóa chính là ở người dân, ở cơ sở. Sức mạnh này sẽ giúp bảo tồn được các di sản, truyền thống văn hóa của dân tộc, của đất nước chúng ta”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh khi cho ý kiến với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 sáng nay. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị vinh danh "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2024
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị vinh danh "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2024

Sáng 8.10, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024. Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương dự Hội nghị.

Tạo động lực mới cho quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp Việt Nam - Pháp
Chính trị

Tạo động lực mới cho quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp Việt Nam - Pháp

Trong khuôn khổ chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3 - 7.10, chiều 7.10, tại Trụ sở Bộ Tư pháp ở thủ đô Paris, ngài Chưởng ấn, Bộ trưởng Tư pháp Didier Migaud đã đón tiếp và có cuộc gặp song phương với Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Hải Ninh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 tại Lào
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 tại Lào

Sáng 8.10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Lào, từ ngày 8 đến ngày 11.10.2024 theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch ASEAN 2024 Sonexay Siphandone.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
Chính trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

Nhận lời mời của Tổng thống Emmanuel Macron, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiến hành thăm chính thức tới Pháp từ 6 - 7.10. Sau Lễ đón trọng thể trưa ngày 7.10 theo giờ địa phương tại Điện Elysée, Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Emmanuel Macron.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp

Trong khuôn khổ chuyến thăm tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp, sáng 7.10 (theo giờ Paris), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp Fabien Roussel và đoàn đại biểu cấp cao của đảng, trong đó có các nghị sỹ của Đảng Cộng sản Pháp tại Quốc hội (Hạ viện) và Thượng viện Pháp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nội dung các báo cáo phải thực sự mang tiếng nói của cử tri và Nhân dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nội dung các báo cáo phải thực sự mang tiếng nói của cử tri và Nhân dân

Chiều 7.10, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 38, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV; kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư của công dân và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024; báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 9.2024; dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Giám sát phải đúng, trúng, trọng tâm, trọng điểm
Thời sự Quốc hội

Giám sát phải đúng, trúng, trọng tâm, trọng điểm

Sáng 7.10, tiếp tục Phiên họp thứ 38, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sửa luật lần này cần nhấn mạnh đến tăng cường phân cấp phân quyền
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sửa luật lần này cần nhấn mạnh đến tăng cường phân cấp phân quyền

Cho ý kiến về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần làm rõ những nội dung trong luật hiện hành còn phù hợp với thực tế, có tác động tích cực đến sự phát triển của doanh nghiệp, thì có được tiếp tục giữ lại tại dự thảo luật này hay không? Dự thảo luật đã xử lý dứt điểm hay một phần vấn đề vướng mắc tại luật hiện hành cũng như khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn liên quan đến đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp?