Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tương lai thế giới thuộc về thế hệ trẻ

Sáng 26.2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Phiên toàn thể cấp cao của Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025. Tại đây, Thủ tướng Chính phủ có thảo luận, trao đổi, chia sẻ, trả lời nhiều câu hỏi liên quan đến các vấn đề mang tầm khu vực và thế giới như phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu, an ninh, phòng chống tội phạm mạng…

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 diễn ra trong 2 ngày 25 và 26.2 tại Thủ đô Hà Nội, với chủ đề “Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động”.

Cùng với Phiên khai mạc và 5 phiên toàn thể với các chủ đề khác nhau, Phiên toàn thể cấp cao có sự tham dự của: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Tổng thống Timor Leste José Ramos-Horta; Chủ tịch ASEAN 2025, Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar bin Ibrahim; Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon.

tt2.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Malaysia Anwar bin Ibrahim, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon, Tổng thống Timor-Leste Jose Ramos-Horta đến dự. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Mong muốn nâng cấp quan hệ ASEAN – New Zealand

Tại Phiên toàn thể cấp cao của Diễn đàn, Chủ tịch ASEAN 2025, Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar bin Ibrahim và Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon có các phát biểu chính.

Trong đó, Chủ tịch ASEAN 2025, Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar bin Ibrahim chia sẻ về tình cảm, sự ngưỡng mộ về quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đưa Việt Nam từ quốc gia nghèo khó trở thành quốc gia đang phát triển theo hướng hiện đại, đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và đường lối ngoại giao đặc sắc Việt Nam.

tt5.jpg
Thủ tướng Malaysia Anwar bin Ibrahim phát biểu. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Cho rằng, thế giới đang vận động, biến đổi không ngừng, ASEAN tỏa sáng như một ngọn hải đăng của hy vọng, thúc đẩy khu vực phát triển bền vững, hài hòa và năng động về mặt kinh tế, trong đó có vai trò của Malaysia, Việt Nam và mỗi nước thành viên. Malaysia với vai trò Chủ tịch ASEAN 2025 sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với các quốc gia, đối tác để cùng phát triển, không để quốc gia nào bị bỏ lại phía sau, nhất là trong các lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số.

Thủ tướng Malaysia cho rằng ASEAN cần tăng cường và củng cố vai trò trung tâm của mình để tiếp tục thực hiện quyền tự chủ và quyền tự quyết chiến lược của mình. ASEAN cần tự cường và bền vững trong phát triển kinh tế, nhất là trong bối cảnh phát triển bền vững trở thành xu thế của thế giới và trước các cuộc “cạnh tranh” thương mại giữa các nền kinh tế lớn làm ảnh hưởng đến các quốc gia và thế giới.

tt4.jpg
Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon phát biểu. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Phát biểu tại đây, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon cho biết Khu vực châu Á – Thái Bình Dương luôn là ưu tiên trong quan hệ ngoại giao của New Zealand. Châu Á – Thái Bình Dương là động lực phát triển kinh tế - thương mại, song cũng là khu vực dễ phát sinh điểm nóng về an ninh. Do đó, mỗi quốc gia đều có trách nhiệm phòng ngừa và quản lý rủi ro. New Zealand tin tưởng vai trò trung tâm của ASEAN trong giải quyết và thích ứng với tình hình.

Nhận thức rằng, sự phát triển và ổn định của ASEAN có ảnh hưởng tới khu vực và thế giới, New Zealand tiếp tục hợp tác chặt chẽ và tìm kiếm thêm cơ hội tăng cường hợp tác với ASEAN, để mang lại lợi ích cho cả 2 bên, cho cả khu vực và thế giới. Cảm ơn Việt Nam trong vai trò điều phối quan hệ ASEAN – New Zealand, Thủ tướng Christopher Luxon mong muốn nâng cấp quan hệ ASEAN – New Zealand lên tầm cao mới.

Cho biết, cộng đồng dân cư và doanh nghiệp ASEAN ngày càng hiện diện nhiều hơn tại New Zealand, Thủ tướng Christopher Luxon mong muốn ngày càng có nhiều hơn nữa các doanh nghiệp ASEAN hợp tác, đầu tư tại New Zealand; cam kết nỗ lực thúc đẩy kim ngạch thương mại hai chiều sớm gấp đôi so với hiện nay; thúc đẩy các hoạt động giao lưu nhân dân, duy trì và thúc đẩy hợp tác trong giáo dục, đào tạo và các lĩnh vực mà New Zealand có thế mạnh như chuyển đổi năng lượng, trí tuệ nhân tạo, nông nghiệp, chống biến đổi khí hậu…

tt3.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với các đại biểu tại diễn đàn. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Đặc biệt, tại Phiên toàn thể cấp cao, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Tổng thống Timor Leste, Thủ tướng Malaysia và Thủ tướng New Zealand đã có trao đổi, hỏi đáp, thảo luận với các đại biểu tham dự Diễn đàn về các vấn đề quan tâm như: phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu, nỗ lực của Timor Leste để gia nhập ASEAN, an ninh, phòng chống tội phạm mạng, hợp tác phát triển công nghiệp bán dẫn..

Thể hiện sự đồng tình cao với các phát biểu, chia sẻ và trả lời của Tổng thống Timor Leste, Thủ tướng Malaysia và Thủ tướng New Zealand, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam ủng hộ và mong muốn Malaysia thể hiện tốt hơn nữa vai trò Chủ tịch ASEAN 2025, trong đó có việc giải quyết vấn đề Myanmar; ủng hộ Timor Leste gia nhập ASEAN và ủng hộ việc nâng cấp quan hệ New Zealand – ASEAN, cũng như quan hệ Việt Nam – New Zealand lên tầm cao mới.

Những vấn đề toàn cầu, toàn dân phải có cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân

Trước đề nghị làm rõ nội hàm quan điểm của Thủ tướng về tự cường, tự chủ chiến lược, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, bất cứ quốc gia nào, tổ chức nào cũng phải đặt vấn đề tự lực, tự cường chiến lược. Theo đó, trong quan hệ đối ngoại phải giữ thế cân bằng, đối xử công bằng, phát triển dựa trên luật lệ; mỗi quốc gia đều phải có thực lực; quốc phòng và an ninh phải được tăng cường, củng cố, phù hợp với tình hình; đảm bảo an sinh xã hội, công bằng, văn minh, hỗ trợ người yếu thế, không để ai bị bỏ lại phía sau; không hy sinh môi trường, công bằng, tiến bộ xã hội, an sinh xã hội lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần; giữ gìn và phát huy nền văn hóa giàu bản sắc.

tt1.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Malaysia Anwar bin Ibrahim, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon, Tổng thống Timor-Leste Jose Ramos-Horta và các trưởng đoàn tham dự Phiên toàn thể. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Về đề nghị làm rõ hơn về quan điểm quan hệ các nước phải dựa trên luật lệ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, việc quản trị mỗi quốc gia, khu vực và thế giới đều phải dựa trên luật lệ. Các quốc gia và khu vực, quốc tế phải ứng xử dựa trên luật lệ có nghĩa là: phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp, bất đồng; phải tôn trọng quyền con người, vì mỗi người sinh ra đều có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc; mọi người, các quốc gia phải yêu thương, giúp đỡ, tôn trọng lẫn nhau dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tất cả đều phát triển không để ai bị bỏ lại phía sau.

Đối với ASEAN, luật lệ chính là sự đoàn kết, thống nhất trong đa dạng; giữ trung lập, tạo môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển; tôn trọng các quốc gia, ứng xử linh hoạt đối với các vấn đề của khu vực và quốc tế; giúp đỡ, cùng nhau mang lại hòa bình, hợp tác, phát triển, mang đến cho người dân cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc; các thể chế hướng tới ASEAN và mỗi người dân ASEAN năm sau tốt hơn năm trước.

Về vấn đề an ninh mạng, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, thế giới đang trong kỷ nguyên của phát triển khoa học công nghệ, kỷ nguyên thông minh, đặc biệt là sự phát triển trí tuệ nhân tạo… Bên cạnh những lợi ích mà khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo mang lại, cũng nảy sinh những mặt trái của sự phát triển này, trong đó có có vấn đề an ninh mạng. Do đó, mọi người, các quốc gia phải chung tay phòng, chống, đấu tranh và nhất định thành công. Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về Tội phạm mạng và sẽ tổ chức lễ mở ký tại Hà Nội trong năm nay.

Trả lời câu hỏi về vai trò của thanh niên đối với khí hậu thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, thế giới đang đối diện với nhiều khó khăn, trong đó có biến đổi khí hậu, với diễn biến thời tiết, khí hậu cực đoan phức tạp. Đây là vấn đề toàn cầu, toàn dân, nên cần có cách giải quyết toàn cầu, toàn dân, toàn diện, bao trùm. Theo đó, phải đoàn kết quốc tế, với việc các nước phát triển giúp các nước chậm phát triển, đang phát triển về xây dựng thể chế, khoa học công nghệ, tài chính, đào tạo nguồn nhân lực, quản trị thông minh trong chống biến đổi khí hậu.

Cho biết, Việt Nam đã cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đang phát triển nền năng lượng xanh, giao thông xanh, nông nghiệp xanh, khuyến khích trồng rừng, trong đó triển khai dự án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, tương lai thế giới thuộc về thế hệ trẻ, do đó thế hệ trẻ hãy hành động với những việc làm cụ thể, thiết thực vì một trái đất sáng, xanh, sạch, đẹp, không chỉ cho chính mình, mà cho cộng đồng và toàn thế giới…

Chính trị

Thủ tướng Ethiopia kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam
Chính trị

Thủ tướng Ethiopia kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam

Chiều 17.4, Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali và Phu nhân Zinash Tayachew rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư từ ngày 14 - 17.4, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân.

Bế mạc Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu
Chính trị

Bế mạc Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu

Chiều 17.4, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, sau 4 ngày làm việc (từ 14-17.4), với hơn 20 phiên thảo luận sâu sắc và thực chất, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025 với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm” đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình 1719 tại Ea Súp
Chính trị

Hội đồng Dân tộc khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Ea Súp, Đắk Lắk

Chiều 17.4, tại huyện Ea Súp, Đắk Lắk, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025).

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký Cơ quan Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký Cơ quan Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển

Ngày 17.4, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ 4 do Việt Nam đăng cai tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp bà Rebeca Grynspan, Tổng Thư ký Cơ quan Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển mạnh mẽ hơn nữa

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty CP chứng khoán VNDirect

Chiều 17.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Công ty CP chứng khoán VNDirect, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc gặp mặt. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Ngành dầu khí phát huy truyền thống "người đi tìm lửa", góp phần thực hiện hiệu quả 5 "chữ an"

Trân trọng những đóng góp của ngành dầu khí đối với đất nước trong gần 50 năm qua, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mong muốn, toàn ngành tiếp tục phát huy truyền thống "người đi tìm lửa", góp phần thực hiện “5 chữ an”: an ninh năng lượng của đất nước, an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển và an sinh xã hội. 

Hội nghị quán triệt Kết luận số 132 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW
Chính trị

Hội nghị quán triệt Kết luận số 132 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW

Ngày 17.4, tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị Quán triệt Kết luận số 132-KL/TW (Kết luận số 132) của Bộ Chính trị (ban hành ngày 18.3.2025) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Lào
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Lào

Ngày 17.4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp đồng chí Sonexay Siphandone, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nhân dịp Thủ tướng tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) tại Hà Nội, từ ngày 15 - 17.4.