Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch tập đoàn Pacifico Energy

Chiều 12.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Tập đoàn Pacifico Energy (PE) Nate Franklin - Tập đoàn năng lượng hàng đầu của Hoa Kỳ, đã và đang phát triển mạnh mẽ nhiều dự án năng lượng trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Pacifico Energy Nate Franklin. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Pacifico Energy Nate Franklin. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao và cảm ơn sự đóng góp thiết thực và hiệu quả của Pacifico Energy với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, trong đó có các dự án điện mặt trời tại Bình Thuận và điện gió tại Bến Tre; khẳng định, Chính phủ Việt Nam hoan nghênh cam kết và kế hoạch của Pacifico Energy đầu tư vào ngành năng lượng của Việt Nam, trong đó có việc khảo sát để triển khai dự án đầu tư điện gió ngoài khơi tại Bình Thuận và nghiên cứu đầu tư một số lĩnh vực khác tại Việt Nam.

Nhằm đạt được các mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, Chính phủ Việt Nam xác định phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới là nhiệm vụ trọng tâm, trong đó coi trọng và chủ trương thúc đẩy, tăng cường hơn nữa hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư Hoa Kỳ, góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.

Cho biết Việt Nam xác định tăng trưởng GDP từ 8% trong năm 2025 và hai con số trong những năm tới với nhu cầu điện tăng cao, đồng thời Việt Nam đang thúc đẩy xuất khẩu điện sạch sang Singapore, Thủ tướng đề nghị Pacifico Energy tăng cường đầu tư, kinh doanh và hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam về chuyển đổi xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, đặc biệt là triển khai các dự án điện mặt trời, điện gió ngoài khơi và nghiên cứu, đầu tư phát triển hệ thống lưới điện, truyền tải điện tại Việt Nam để góp phần bảo đảm an ninh năng lượng.

Cùng với đó, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để góp phần phát triển ngành năng lượng Việt Nam; góp ý xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách của Việt Nam...

Với tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, coi trọng thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán, Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam bảo đảm môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho các nhà đầu tư hoạt động đúng pháp luật, lành mạnh, ổn định, bền vững, hiệu quả, có lợi nhuận; cam kết luôn đồng hành, chia sẻ, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà đầu tư; sẵn sàng lắng nghe các ý kiến đóng góp, tăng cường sự hiểu biết, nâng cao hiệu quả hợp tác.

Về các kiến nghị, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương cùng các địa phương khẩn trương rà soát, trả lời và giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan việc triển khai các dự án của Pacifico Energy. Chính phủ sẽ sớm ban hành các nghị định về điện gió để tạo hành lang pháp lý với nhiều khuyến khích cho các nhà đầu tư tham gia lĩnh vực điện gió ngoài khơi, tạo môi trường công khai, minh bạch, bình đẳng với tất cả các doanh nghiệp, các đối tác, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Về phần mình, ông Nate Franklin đánh giá cao những chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao Việt Nam cũng như cá nhân Thủ tướng về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cũng như sự hỗ trợ tích cực, hiệu quả của các bộ ngành và địa phương với các doanh nghiệp; khẳng định Việt Nam có tiềm năng phát triển to lớn và tiềm năng này đang được hiện thực hóa với triển vọng tương lai rất tích cực.

Đặc biệt, Chủ tịch Pacifico Energy đánh giá, trong tất cả các nước ở châu Á, Việt Nam có lợi thế rất độc đáo về tài nguyên điện gió với bờ biển dài, tốc độ gió cao, địa hình đáy biển thuận lợi cho việc xây dựng các công trình điện gió, vị trí địa lý…; cam kết tiếp tục mở rộng đầu tư của Pacifico Energy vào ngành năng lượng của Việt Nam, bao gồm cả kế hoạch đầu tư nhiều tỷ USD vào điện gió ngoài khơi, mang lại các giải pháp mới tiên tiến nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, thu hút FDI công nghệ cao, bán dẫn, cung cấp điện cho các trung tâm dữ liệu, trung tâm đào tạo AI, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững của Việt Nam.

Chính trị

Những chỉ đạo quyết liệt của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật và cải cách thủ tục hành chính
Chính trị

Những chỉ đạo quyết liệt của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật và cải cách thủ tục hành chính

Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn, huy động và khơi thông mọi nguồn lực của đất nước. Với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt nhằm phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ Đại hội XIII của Đảng, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ đưa nước ta bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 

Quang cảnh cuộc làm việc
Chính trị

Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội làm việc với Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long

Ngày 27.3, Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Hoàng Mai làm trưởng đoàn đã làm việc với Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về y tế cơ sở, y tế dự phòng quy định Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24.6.2023 của Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại hội thảo
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Hội thảo tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)

Sáng 28.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và chỉ đạo tại Hội thảo tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) do Ủy ban Văn hoá và Xã hội tổ chức. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đặng Thuần Phong đồng chủ trì.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương: Sửa đổi toàn diện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Phát biểu tại cuộc làm việc với các cơ quan hữu quan của Quốc hội về việc sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND sáng nay, 28.3, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đề nghị, về phạm vi điều chỉnh, các ý kiến thống nhất cao là sửa đổi toàn diện với tên gọi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND (sửa đổi). Trên cơ sở hồ sơ đã có với tư duy mới và cách làm mới, các cơ quan tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi Luật hiện hành.

toàn cảnh cuộc làm việc - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì làm việc về sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân

Sáng 28.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã chủ trì cuộc làm việc với các cơ quan hữu quan của Quốc hội về việc triển khai các nội dung liên quan đến sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân.

Kinh tế tư nhân cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể là tập hợp nòng cốt để xây dựng nền kinh tế tự chủ, tự lực, tự cường - Nguồn ITN
Theo dòng sự kiện

Hợp tác và niềm tin

Trong Bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến khu vực kinh tế hợp tác: “Phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới, hiệu quả”. Điều này khẳng định rằng, trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác với nòng cốt là hợp tác xã tiếp tục giữ vai trò quan trọng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Skoda Auto
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Skoda Auto

Chiều 27.3, tiếp ông Klaus Zellmer, Chủ tịch Tập đoàn Skoda Auto đang thăm, làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn Skoda cùng phát triển hệ sinh thái công nghiệp ô tô Việt Nam; không chỉ sản xuất ô tô con mà sản xuất các loại xe khác, cũng như sản xuất động cơ, thiết bị cung cấp cho các nhà máy ô tô tại Việt Nam; từ Việt Nam mở rộng thị trường ra các nước Đông Nam Á.

Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

Chiều 27.3, Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có buổi làm việc với Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Lâm Văn Đoan chủ trì buổi làm việc.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Chiều 27.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại tọa đàm
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo

Ngày 27.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo do Ủy ban Văn hóa và Xã hội tổ chức. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh đồng chủ trì.

Viện trưởng IESS, Đại biểu Quốc hội Khóa XII, XIII Lê Bộ Lĩnh
Chính trị

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, định hướng xã hội chủ nghĩa - điều kiện tiên quyết để kinh tế tư nhân phát triển

Nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện đại, năng động và hội nhập là điều kiện tiên quyết để khu vực kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững, PGS.TS LÊ BỘ LĨNH, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược kinh tế, đại biểu Quốc hội các Khóa XII, XIII, kỳ vọng, với những thông điệp hết sức quan trọng trong Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", tới đây, sẽ có những cơ chế, chính sách thực sự đột phá cho khu vực kinh tế được xác định là động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước.