Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy hợp tác kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng

Chiều 8.3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ đánh giá tình hình kinh tế khu vực và thế giới, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025 và 2 con số trong những năm tiếp theo.

Dự Phiên họp có các đồng chí: Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Các thành viên Chính phủ đánh giá, thời gian qua và hiện nay, tình hình thế giới biến động phức tạp, khó lường; cạnh tranh chiến lược tiếp diễn; rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản thế giới tiếp tục gia tăng. Một số nước thay đổi chính sách kinh tế, thuế quan nên tác động, ảnh hưởng lớn tới kinh tế, nhất là xuất, nhập khẩu toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô kinh tế còn khiêm tốn, xuất phát điểm thấp, độ mở cao nhưng sức chống chịu hạn chế.

Thực hiện Kết luận của Trung ương và Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua, Chính phủ đã có Nghị quyết giao nhiệm vụ mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên. Chính phủ tổ chức các hội nghị triển khai nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong đó, Thủ tướng Chính phủ tổ chức 10 cuộc làm việc với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để lắng nghe, tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tăng trưởng.

Các thành viên Chính phủ cho rằng để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025 và 2 con số trong những năm tiếp theo là nhiệm vụ rất nặng nề. Do đó, cần tiếp tục tháo gỡ về thể chế, pháp luật; khơi thông và huy động mọi nguồn lực cho phát triển; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, thúc đẩy thị trường tín dụng; khai thác tối đa các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết; tiếp tục thúc đẩy mở rộng thị trường…

thu-tuong1-479.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Kết luận phiên họp, Thủ tướng cho biết, Trung ương đã có Kết luận, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên; tạo đà cho tăng trưởng hai con số trong giai đoạn tiếp theo. Đây là nhiệm vụ rất nặng nề, nhưng cũng rất quan trọng và vẻ vang để có thể đạt được 2 mục tiêu chiến lược 100 năm. Điều này đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước.

“Thúc đẩy tăng trưởng 8% trong năm 2025 và hai con số trong những năm sắp tới là nhiệm vụ rất khó khăn, thách thức nhưng là mệnh lệnh từ trái tim, khối óc, trách nhiệm với quốc gia, dân tộc và nhân dân”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Lưu ý, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, song phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh xã hội, môi trường và các nhiệm vụ khác, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ, thực hiện đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu tăng trưởng của ngành, lĩnh vực đã được giao, phấn đấu cao hơn. Trong quá trình thực hiện nếu có những vướng mắc, khó khăn thì đề xuất các cơ chế, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong trường hợp vượt thẩm quyền kịp thời.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các kết luận, nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ liên quan phát triển kinh tế - xã hội, nhất là về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thủ tướng chỉ đạo tập trung 3 đột phá chiến lược bao gồm hoàn thiện thể chế, hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, theo hướng “thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị và nguồn nhân lực thông minh”, phải làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng; đồng thời thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc phát biểu. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc phát biểu. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng cho rằng, hợp tác kinh tế với nước ngoài có vai trò quan trọng, góp phần cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025 và 2 con số trong những năm tiếp theo. Do đó, Thủ tướng đặc biệt lưu ý tiến hành nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với các nước, trong đó tập trung thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hợp tác thương mại, đầu tư với đối tác, nhất là những đối tác lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc... Cùng với đó là nâng cao tính cạnh tranh, minh bạch, hấp dẫn, sức chống chịu của nền kinh tế và nâng cao tính tự lực, tự cường, hội nhập chủ động, sâu rộng, hiệu quả của nền kinh tế, phải có giải pháp chủ động cân bằng thương mại, thúc đẩy ký kết các hiệp định bảo hộ đầu tư với các đối tác.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục theo dõi sát, nắm chắc diễn biến tình hình, phản ứng, ứng xử kịp thời, phù hợp, linh hoạt, khả thi, hiệu quả với từng thị trường, nhất là trong bối cảnh có những thay đổi về chính sách kinh tế, thuế quan của các nước.

Nhấn mạnh phải huy động được sức mạnh, nguồn lực của dân tộc, kết hợp với sức mạnh của thời đại, tranh thủ sự ủng hộ cả ở trong nước và ngoài nước, Thủ tướng chỉ đạo thúc đẩy quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế để tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Theo Thủ tướng, phải kiên trì, chủ động, linh hoạt, tích cực, thúc đẩy hợp tác bằng các biện pháp, hình thức, phương thức hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”; ưu tiên xử lý dứt điểm, kịp thời, thoả đáng, hiệu quả các vấn đề quan tâm của các đối tác, thể hiện thiện chí của Việt Nam, dựa trên cơ sở hợp tác tốt đẹp, sự hiểu biết, chân thành, tôn trọng lẫn nhau; trong quá trình thực thi chú ý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tất cả các bên, trên cơ sở thương mại công bằng.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu xây dựng kế hoạch cân bằng thương mại với các đối tác lớn, chú ý khai thác bổ sung thiếu hụt, hỗ trợ lẫn nhau; khai thác tối đa các FTA đã ký và xúc tiến ký mới FTA để đa dạng hóa thị trường, đa dạng hoá chuỗi cung ứng; rà soát lại các sắc thuế, nhất là với các đối tác lớn để điều chỉnh nếu thấy cần thiết và phù hợp với lợi ích của các bên; rà soát, đề xuất thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nhất là các ngành mới nổi.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Các bộ, ngành, đặc biệt là địa phương chủ động giải quyết những dự án còn vướng mắc của đối tác nước ngoài, nhất là đối tác thương mại lớn; tạo điều kiện để doanh nghiệp nước ngoài mở rộng đầu tư, kinh doanh để mở rộng chuỗi cung ứng tại Việt Nam, giúp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp nước ngoài; giải quyết, dứt điểm vấn đề liên quan đến giấy phép lao động, visa. Các bên liên quan lắng nghe, cầu thị, giải quyết hiệu quả góp ý, đề xuất chính đáng của doanh nghiệp, đối tác; minh bạch, công khai hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư, nhất là chống gian lận thương mại; đẩy mạnh truyền thông, phản ánh nỗ lực của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, nhất là với đối tác truyền thống, đối tác lớn…

Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành; tin tưởng với sự chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp và bạn bè quốc tế, Việt Nam sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng đã đề ra, góp phần “tạo thế, tạo lực, tạo đà” cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Chính trị

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị công bố dự thảo báo cáo kiểm tra tại Đắk Lắk
Chính trị

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị công bố dự thảo báo cáo kiểm tra tại Đắk Lắk

Chiều 16.3, Đoàn kiểm tra 1922 của Bộ Chính trị do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Trưởng đoàn Công tác 1922 làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk về công bố dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Vĩnh Phúc phải tiên phong hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, hiệu quả hơn nữa
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Vĩnh Phúc phải tiên phong hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, hiệu quả hơn nữa

Trong chương trình thăm, làm việc tại tỉnh Vĩnh Phúc, chiều 16.3, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết các đề xuất, kiến nghị để Vĩnh Phúc phát triển nhanh bền vững.

Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII thảo luận nhiều vấn đề quan trọng chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Hết sức bền bỉ, công phu, tăng "sức đề kháng" để bảo vệ Đảng

Xây dựng văn hóa trong Đảng phải hết sức bền bỉ, công phu, thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp. Phải làm cho toàn Đảng, từng tổ chức đảng, từng cán bộ, đảng viên có nhận thức đúng về văn hóa Đảng, làm văn hóa Đảng trở thành những giá trị đặc trưng cho một đảng cách mạng chân chính và hiện đại, thành nhu cầu trong Đảng và của đảng viên. Phải làm cho Đảng tăng sức đề kháng để bảo vệ mình vì suy đến cùng sức mạnh của Đảng là sức mạnh về văn hóa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, khảo sát các dự án trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, khảo sát các dự án trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc

Trong chương trình thăm, làm việc tại tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 16.3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm Tổ hợp trang trại và Nhà máy chế biến thịt bò Tam Đảo; dự khởi công dự án Nhà ở xã hội tại Khu đô thị Nam Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và khảo sát vị trí tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến xây dựng các khu đô thị, khu du lịch.

Bài 1: Bước đi quyết liệt, đột phá
Chính trị

Bài 1: Bước đi quyết liệt, đột phá

Trong Kết luận số 127-KL/TW ngày 28.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị có yêu cầu nghiên cứu định hướng không tổ chức cấp huyện. Đây là một bước đi quyết liệt và mang tính đột phá, rất cần thiết trong tiến trình cải cách bộ máy hành chính ở nước ta, hướng tới xây dựng một bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn, phục vụ Nhân dân tốt hơn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu tại cuộc gặp - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan: Hãy cùng nhau làm khoa học vì một nền nông nghiệp bền vững, vì người nông dân no ấm

Phát biểu tại cuộc gặp gỡ các nhà khoa học khối nông - lâm - ngư nghiệp chiều 15.3, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan nêu rõ, Nghị quyết 57-NQ/TW đã đặt ra những định hướng lớn, nhưng điều quan trọng hơn là làm sao để Nghị quyết này đi vào cuộc sống, tạo ra bước ngoặt thực sự trong nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Hãy cùng nhau làm khoa học vì một nền nông nghiệp bền vững, vì người nông dân no ấm, vì tương lai con cháu chúng ta.”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đề nghị Giáo sư Thomas Vallely tham vấn để Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đề nghị Giáo sư Thomas Vallely tham vấn để Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng

Chiều 15.3, tiếp Giáo sư Thomas Vallely, Cố vấn Cấp cao về Việt Nam tại Viện Đông Nam Á của Đại học Columbia (Hoa Kỳ), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Giáo sư và các cộng sự tiếp tục tham vấn chính sách để Việt Nam thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025 và 2 con số trong những năm tiếp theo.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng

Ngày 15.3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng đã chủ trì họp Tiểu ban Văn kiện, cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo Chính trị do Tổ Biên tập xây dựng trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Hội nghị Trung ương 10 và ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư tại các cuộc họp với Thường trực các Tiểu ban Đại hội XIV của Đảng, để trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương 11.

Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Đảng bộ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Chính trị

Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Đảng bộ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Sáng 15.3, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Ban Chấp hành Đảng bộ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức Hội nghị lần thứ hai, công bố các quyết định về phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường với sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch điều hành toàn cầu Tập đoàn Airbus Wouter Van Wersch
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch điều hành toàn cầu Tập đoàn Airbus Wouter Van Wersch

Chiều tối 14.3, tiếp ông Wouter Van Wersch, Phó Chủ tịch điều hành toàn cầu Tập đoàn Airbus - Tập đoàn chế tạo máy bay hàng đầu thế giới đang thăm, làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam đang phát triển kinh tế hàng không, mở rộng đường bay quốc tế; đề nghị Airbus đầu tư, tham gia và hỗ trợ phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp hàng không Việt Nam.

Hoàn thiện đồng bộ pháp luật để giáo dục đại học phát huy vai trò then chốt đào tạo nhân lực
Chính trị

Hoàn thiện đồng bộ pháp luật để giáo dục đại học phát huy vai trò then chốt đào tạo nhân lực

Ngày 14.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.