KỲ HỌP BẤT THƯỜNG LẦN THỨ CHÍN, QUỐC HỘI KHÓA XV

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng trưởng 8% trở lên - khó nhưng phải làm và làm được

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ chiều 14.2, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên tuy khó nhưng phải làm và làm được. "Chúng ta phải đoàn kết, nhất trí, đã thống nhất rồi thì chỉ có bàn làm thôi, không bàn lùi, chỉ có tiến chứ không lùi", Thủ tướng nói.

Chiều 14.2, Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ và các tỉnh: Điện Biên, Kon Tum, Vĩnh Long (Tổ 8) thảo luận tại tổ về 4 nội dung: Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; Chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh; và các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

thu-tuong-pham-minh-chinh01.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên thảo luận tổ, chiều 14.2. Ảnh: Phạm Thắng

Trong Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên đã được trình Quốc hội, Chính phủ cho biết, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, năm tăng tốc, bứt phá, về đích.

Đây cũng là năm tập trung tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng và củng cố, chuẩn bị tốt các yếu tố nền tảng để thực hiện thắng lợi Chiến lược 10 năm 2021 - 2030, đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới.

Vì vậy tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 cần đạt 8% trở lên (cao hơn mục tiêu Trung ương, Quốc hội đã quyết nghị là 6,5 - 7%, phấn đấu 7 - 7,5%) góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong thời gian đủ dài, bắt đầu từ năm 2026.

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ chiều 14.2, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, với bối cảnh thế giới hiện nay và mong mỏi của nhân dân cũng như yêu cầu của phát triển, mục tiêu đặt ra trong năm 2025 rất khó khăn, nhưng khó mấy cũng phải làm, vì không làm thì không thực hiện được hai mục tiêu trăm năm (100 năm thành lập nước và 100 năm thành lập Đảng - PV).

Thủ tướng cũng khẳng định, chúng ta có dư địa, có cơ sở để thực hiện mục tiêu này. "Chúng ta phấn đấu tăng trưởng vì dân giàu nước mạnh, vì Nhân dân, chứ không phải là đặt ra mục tiêu dễ dàng để dễ thực hiện", Thủ tướng nói.

Việc đặt mục tiêu tăng trưởng cao cũng trên cơ sở đề xuất của địa phương, các ngành, địa phương. Thủ tướng cho biết, đã giao chỉ tiêu cụ thể cho từng bộ ngành, địa phương với tinh thần cả nước phải tăng trưởng, các ngành tăng trưởng, doanh nghiệp tăng trưởng thì mới đạt mục tiêu. "Tất cả phải hành động, tập trung cho mục tiêu tăng trưởng", Thủ tướng nhấn mạnh.

Về giải pháp, Thủ tướng cho biết, trong báo cáo của Chính phủ đã nêu rõ và cũng để không gian sáng tạo cho các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp. "Các chủ thể có liên quan phải sáng tạo để thực hiện mục tiêu tăng trưởng là điều tôi muốn nhấn mạnh".

Theo Thủ tướng, muốn tăng trưởng cao thì phải tăng trưởng tín dụng cao và kết hợp các chính sách tài khóa, thu chi ngân sách, ưu đãi thuế phí tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh và phải chấp nhận lạm phát, bội chi cao hơn một chút.

Về nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, Thủ tướng cho biết chúng ta đang kiểm soát rất tốt trong mấy năm vừa qua. Nợ là chuyện vay - trả, nếu vay anh làm tốt và trả được thì chẳng có gì phải lo, nhưng hiệu quả đầu tư của ta còn thấp nên chúng ta phải kiểm soát nợ. Quốc hội đặt mức trần nợ công hàng năm không quá 60% GDP, ngưỡng cảnh báo là 55% GDP; trần nợ Chính phủ hàng năm không quá 50% GDP, ngưỡng cảnh báo là 45% GDP.

Theo Thủ tướng, chúng ta đang triển khai đồng loạt các dự án lớn, đi vay thì phải chấp nhận nợ công. Điều quan trọng là vay để đầu tư cho hạ tầng thì sẽ có hiệu quả, vay tiêu dùng mới sợ.

Giải pháp tiếp theo là thúc đẩy đầu tư công và đẩy mạnh ba đột phá chiến lược. Đột phá của đột phá là tháo gỡ thể chế. "Tinh thần là vướng ở đâu gỡ ở đó, vướng lúc nào gỡ lúc đó, thẩm quyền của ai người đó phải giải quyết", Thủ tướng nói.

Tiếp đến là thúc đẩy hạ tầng, trong đó có hạ tầng chiến lược giao thông, hạ tầng số, y tế giáo dục, văn hóa, thể thao… Đột phá chiến lược nữa là nguồn nhân lực, phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì bên cạnh những động lực tăng trưởng truyền thống, chúng ta cần phải thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ… để phát triển nhanh, bền vững.

ea68b9714201fc5fa510.jpg
Toàn cảnh phiên họp tổ chiều 14.2. Ảnh: Phạm Thắng

Nhấn mạnh tổ chức thực hiện là khâu còn yếu, Thủ tướng cho rằng, điều quan trọng nhất là quản lý, vận hành sao cho hiệu quả. Dẫn chứng từ việc triển khai đường dây 500kV mạch 3 chỉ thực hiện 6 tháng so với trước đây làm mất 3-4 năm; dự án sân bay Long Thành tổ chức làm hiệu quả trong 2 năm gần đây; hay việc đảm bảo cung ứng điện trong bối cảnh tổng nguồn điện không thay đổi, Thủ tướng cho rằng, vấn đề nằm ở điều hành, cần tổ chức thực hiện khoa học, bản lĩnh.

"Khâu tổ chức thực hiện phải nhanh, phải kịp thời. Tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt. Làm việc nào ra việc đấy, làm cái gì ra cái đó. Làm việc phải tập trung, không có dàn trải, đầu tư phải tập trung, không dàn trải.

Khi phân công thì lại phải rất rõ: rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ sản phẩm và rõ trách nhiệm rồi tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc, thúc đẩy, tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. Nói tóm lại, chúng ta phải đoàn kết nhất trí, đã thống nhất rồi thì chỉ bàn làm chứ không bàn lùi, chỉ có tiến chứ không lùi", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thời sự Quốc hội

Đoàn ĐBQH TP. Đà Nẵng giám sát về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao tại Đại học Đà Nẵng
Thời sự Quốc hội

Đoàn ĐBQH TP. Đà Nẵng giám sát về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao tại Đại học Đà Nẵng

Ngày 20.2, Đoàn ĐBQH TP. Đà Nẵng đã tổ chức giám sát “việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021-2024 trên địa bàn TP. Đà Nẵng” tại Đại học Đà Nẵng.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng: Kỳ họp bất thường lần thứ Chín có ý nghĩa lịch sử, thành công vượt mong đợi
Thời sự Quốc hội

Kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, thành công vượt mong đợi

“Kỳ họp bất thường lần thứ Chín thành công vượt mong đợi, có ý nghĩa lịch sử. Các quyết sách của Quốc hội tại Kỳ họp này cho thấy không chỉ có tác động mạnh mẽ, tích cực tức thời mà sẽ còn hiện diện lâu dài trong tương lai phát triển thịnh vượng, bền vững của đất nước ta”, ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, TỔNG THƯ KÝ QUỐC HỘI, CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG QUỐC HỘI LÊ QUANG TÙNG nhấn mạnh.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đại biểu Quốc hội tham dự Phiên bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội khóa XV
Thời sự Quốc hội

Nhiều quyết định lịch sử, có ý nghĩa đột phá cho sự phát triển của đất nước

Lời Tòa soạn: Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV vừa thành công rất tốt đẹp với nhiều quyết sách quan trọng phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, tạo đột phá để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát huy nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới cho địa phương và cả nước. Nhân dịp này, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài viết đánh giá bước đầu về kết quả Kỳ họp. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành các Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ngay sau khi Quốc hội thông qua thông qua 2 Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ khóa XV tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 176/2025/QH15 của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 177/2025/QH15 của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.