Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với thành phố Đà Nẵng về tháo gỡ khó khăn cho các dự án

Trong chương trình thăm, làm việc tại miền Trung, tối 9.2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Đà Nẵng về việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy triển khai các chương trình, dự án, phấn đấu đạt mức tăng trưởng 2 con số ngay trong năm 2025.

Dự buổi làm việc có: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh; Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và thành phố Đà Nẵng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Theo Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng, trước khi có chủ trương của Trung ương và Chính phủ, từ cuối năm 2024, Đà Nẵng đã xác định năm 2025 phấn đấu tăng trưởng trên 10%, thu ngân sách tăng trên 15%. Để đạt được mục tiêu trên, thành phố Đà Nẵng tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy triển khai các dự án lớn với tổng vốn đầu tư khoảng trên 150 ngàn tỷ đồng, như: Dự án Làng Vân, Tổ hợp Công viên Châu Á, các công trình, dự án của Tập đoàn FPT, Viettel, các dự án nghỉ dưỡng cao cấp... Cùng với đó, Đà Nẵng đang tập trung tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn để đưa nhiều dự án trong số 1.340 dự án theo Nghị quyết số 170/2024/QH15 về cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan các dự án đất đai… vào đầu tư.

Triển khai các cơ chế, chính sách đặc thù, thành phố đã hoàn thành hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập Khu Thương mại tự do; xây dựng Trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng. Thành phố cũng gấp rút hoàn thành phần hạ tầng dùng chung Cảng Liên Chiểu; chủ động, tích cực triển khai với các mục tiêu cao hơn Nghị quyết số 57-NQ/TW về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; tích cực huy động các nguồn lực xã hội để làm mới và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, dịch vụ; tháo gỡ khó khăn để triển khai các tổ hợp nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế, tạo ra diện mạo mới thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng báo cáo tình hình kinh tế-xã hội của thành phố. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng báo cáo tình hình kinh tế-xã hội của thành phố. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Đà Nẵng đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành ủng hộ các đề xuất của thành phố để triển khai kịp thời, hiệu quả các chương trình dự án kể trên để Đà Nẵng đạt mức tăng trưởng trên 10% ngay trong năm 2025, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, với tốc độ tăng trưởng 2 con số.

Sau khi lãnh đạo các bộ, ngành có ý kiến đóng góp, giải đáp các kiến nghị của thành phố Đà Nẵng, kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thành phố khẩn trương hoàn thành trong tháng 2/2025 việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị quyết 18-NQ/TW, gắn với đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng bộ thành phố; triển khai tích cực, hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 57 gắn với Đề án 06; xây dựng kế hoạch và kịch bản tăng trưởng 2 con số tới từng quận, huyện, sở, ngành, doanh nghiệp; khẩn trương hoàn thành việc giải phóng mặt bằng cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Hoan nghênh thành phố Đà Nẵng đã chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc các dự án theo Nghị quyết số 170 của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, Đảng bộ Chính phủ và Đảng bộ Quốc hội vừa họp mới đây đã thống nhất giải quyết các vấn đề, trong đó có vấn đề của Đà Nẵng; yêu cầu thành phố Đà Nẵng thảo luận với Bộ Quốc phòng xử lý một số vấn đề liên quan diện tích đất quốc phòng, trên tinh thần vừa phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, vừa phải bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng về tình hình phát triển kinh tế-xã hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng về tình hình phát triển kinh tế-xã hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng hoan nghênh thành phố kiến nghị một số cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội trong đầu tư xây dựng Khu thương mại tự do và Trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng; lưu ý tinh thần là không cầu toàn, không nóng vội nhưng thành phố cần đề xuất các cơ chế, chính sách phù hợp, phải triển khai nhanh, cần coi trọng thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán; phấn đấu tháng 2 trình các bộ, ngành, tháng 3 trình Chính phủ để tháng 5 trình Quốc hội.

Thủ tướng chỉ đạo thành phố cần có hướng dẫn để lựa chọn nhà đầu tư xứng đáng tầm vóc của Đà Nẵng; xây dựng quy trình chặt chẽ, công khai, minh bạch, đúng pháp luật để đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu; thành lập trung tâm đổi mới sáng tạo của thành phố để góp phần thúc đẩy tăng trưởng, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển và thu hút nhân tài.

Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng tham dự buổi làm việc. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng tham dự buổi làm việc. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng lưu ý quy hoạch Nhà máy nhiệt điện LNG cần phải góp phần bảo đảm điện cho khu vực; tính toán phù hợp tình hình nhất là nay mai sẽ khai thác mỏ Cá Voi Xanh; cân đối với những tỉnh còn khó khăn…; nhấn mạnh lại quan điểm phát triển sân bay Chu Lai thành sân bay quốc tế, cấp 4F vì có điều kiện mở rộng, nâng cấp hơn so sân bay Đà Nẵng hiện nay.

Chính trị

toàn cảnh Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Cam kết trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu quả, tiến độ, chất lượng

Liên quan đến mục tiêu đưa dự án vào vận hành trong năm 2030, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thấy rằng, việc Chính phủ đề xuất đưa dự án điện hạt nhân Ninh Thuận vào vận hành trong năm 2030 để bảo đảm an ninh cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế, xã hội theo Tờ trình là khó khả thi. Do đó, đề nghị nghiên cứu kỹ lưỡng và bổ sung giải pháp khắc phục để bảo đảm mục tiêu hoàn thành dự án theo đề xuất của Chính phủ. Bên cạnh đó, Chính phủ và tỉnh Ninh Thuận cần cam kết trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu quả, tiến độ, chất lượng cho dự án này.

các đại biểu tham dự Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Tránh khoảng trống pháp lý trong triển khai thực hiện

Đối với một số chính sách cụ thể như huy động nguồn vốn, tại dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ trong trường hợp giảm hoặc bổ sung thêm dự án so với danh mục dự án kèm theo Nghị quyết này thì số vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương để thực hiện dự án sẽ được xác định như thế nào, để tránh khoảng trống pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận nội dung thảo luận - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Sử dụng hiệu quả, không gây thất thoát vốn, tài sản nhà nước

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhất trí việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 – 2026 cho Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) trên nguyên tắc Chính phủ phải chịu trách nhiệm bảo đảm sử dụng vốn có hiệu quả, không gây thất thoát vốn, tài sản nhà nước, chỉ đạo VEC tiếp tục cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh, tập trung cơ cấu lại tổ chức bộ máy để tiết kiệm chi phí. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Đạt mục tiêu tăng trưởng nhưng phải bảo đảm ổn định vĩ mô

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, nhưng phải giữ vững nền tảng để phát triển bền vững, lâu dài, đặc biệt là ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng an ninh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 11 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 11 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Chiều 10.2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo để bàn về đề án sắp xếp hệ thống cơ quan Thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Thời sự Quốc hội

Đánh giá kỹ lưỡng các rủi ro và giải pháp kiểm soát

Trong điều kiện đất nước đang triển khai nhiều dự án hạ tầng cần thiết, cấp bách trên nhiều lĩnh vực như giao thông, năng lượng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ phải bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, đánh giá kỹ lưỡng hơn các rủi ro và các giải pháp kiểm soát rủi ro, đặc biệt là rủi ro thiếu vốn, không hoàn thành dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đúng tiến độ, hoặc phải huy động vốn với chi phí cao, rủi ro mất cân đối ngân sách trong trung hạn khi các khoản nợ đến hạn trả và trả lãi lớn.

Toàn cảnh Phiên họp
Chính trị

Làm rõ cơ chế đặc thù, đặc biệt phát triển mạng lưới hệ thống đường sắt đô thị

Thẩm tra sơ bộ một số nội dung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, một số ý kiến tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị, cần làm rõ các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt nhằm bảo đảm phát triển mạng lưới hệ thống đường sắt đô thị tại hai thành phố hiệu quả, đồng bộ, có tính kết nối.

Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Văn phòng Chủ tịch nước về công tác tư pháp
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Văn phòng Chủ tịch nước về công tác tư pháp

Sáng 10.2, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường cùng Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã có buổi làm việc với Văn phòng Chủ tịch nước về triển khai công tác tư pháp năm 2025, một lĩnh vực quan trọng thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước theo quy định của Hiến pháp.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu - Hồ Long
Chính trị

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng

Sáng 10.2, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Thường trực Ủy ban Kinh tế đã họp mở rộng thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.