Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra một số dự án giao thông trọng điểm tại Quảng Ngãi

Tại dự án cao tốc Bắc - Nam, đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn Đèo Cả tiếp tục hỗ trợ, dẫn dắt cho các nhà thầu địa phương phát triển lớn hơn, để họ tiếp tục làm thêm những công trình khác.

Ngày 9.2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra thực địa và nghe báo cáo về một số dự án giao thông trọng điểm đi qua địa phận tỉnh.

Tại dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam, đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn (Bình Định), Đoàn công tác đã kiểm tra hiện trường thi công các gói thầu. Đây là dự án có tổng mức đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng (trong đó giá trị xây lắp gần 14.500 tỷ đồng), với chiều dài 88km, đi qua địa phận các tỉnh Quảng Ngãi (60,3km) và Bình Định (27,7km).

tt-phamminhchinh-p1.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính nghe báo cáo về tiến độ dự án cao tốc đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn

Đây là dự án có quy mô lớn nhất trong 12 dự án thành phần. Trên tuyến có 3 hầm xuyên núi gồm hầm số 1 dài 610m, hầm số 2 dài 698m và hầm số 3 dài 3.200m, cùng 77 cầu, 586 cống, 81 hầm chui dân sinh.

Theo Tập đoàn Đèo Cả (nhà thầu đứng đầu liên danh) cho biết, trên công trường đang triển khai 50/50 mũi thi công với 3.850 nhân sự và 1.550 thiết bị. Tổng sản lượng đến nay đạt khoảng 7.300 tỷ đồng, tương đương 55%. Đối với hạng mục đường, đắp nền đường tuyến chính đạt 95%, đã hoàn thành công trình thoát nước và hầm chui dân sinh trên tuyến.

Thi công cấp phối đá dăm được 12km và hơn 6km cấp phối đá dăm gia cố xi măng. Hiện đã lắp dựng 6 trạm bê tông nhựa trên tuyến và đang triển khai thảm nhựa tại gói thầu XL1 và XL2. Đối với hạng mục cầu, đã thi công hoàn thành mố trụ 77/77 cầu, có 50/77 cầu đang triển khai lắp dầm và thi công bản mặt cầu. Riêng cầu sông Vệ - hạng mục cầu lớn nhất trên tuyến với chiều dài 610m đã hoàn thành lắp bản mặt cầu.

Đối với hạng mục hầm, hầm số 1 và hầm số 2 đã hoàn thành phần xây dựng cả 2 ống hầm, đang triển khai các hạng mục cơ điện và phòng cháy, chữa cháy. Hầm số 3 là hạng mục hầm lớn nhất trên tuyến cao tốc Bắc - Nam được xây mới, hiện đã đào và gia cố được gần 5.000m/6.400m tổng chiều dài cả 2 ống hầm. Hạng mục bê tông vỏ hầm cũng đang được thi công cuốn chiếu, đạt khoảng 1.650m/6.400m.

a1.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà cho các đơn vị thi công cao tốc Bắc - Nam.

Để bảo đảm tiến độ thông tuyến Quảng Ngãi - Hoài Nhơn vào cuối năm 2025, Tập đoàn Đèo Cả kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Chủ đầu tư và các nhà thầu quyết tâm đồng hành, vừa thi công vừa tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến thủ tục pháp lý, cơ chế chính sách, đồng thời sớm làm rõ vấn đề tạm tính một số hạng mục.

Bộ Giao thông vận tải xác định và giải quyết triệt để các vướng mắc trước khi bàn giao công trình vào khai thác; kiến nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi giải quyết dứt điểm các vấn đề mặt bằng do điều chỉnh, bổ sung thiết kế trong tháng 2.2025, gồm một điểm trên tuyến chính và 2 điểm trên đường gom.

Tập đoàn Đèo Cả kiến nghị Bộ Giao thông vận tải có phương án đầu tư hoàn chỉnh cả hai ống hầm số 1, hầm số 2 và hầm số 3 (bao gồm hệ thống ITS) để bảo đảm đồng bộ với các hạng mục cầu, đường và an toàn giao thông khi đưa vào khai thác.

Tập đoàn cũng kiến nghị Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải áp dụng Thông tư 09/2024/TT-BXD về sửa đổi, bổ sung định mức xây dựng cho dự án cao tốc Bắc - Nam, đồng thời tiếp tục rà soát, điều chỉnh các định mức chưa phù hợp như cấp phối đá dăm, hệ số đào đắp.

Hai Bộ cần đóng vai trò đầu mối trong việc ban hành, công bố giá và chỉ số giá cho các công trình đặc biệt mà địa phương không thể tự công bố, như hầm hay cầu dây văng; kiến nghị áp dụng cơ chế thưởng theo Nghị định 15/2023/NĐ-CP đối với các nhà thầu thi công tốt, xử phạt và cấm tham gia dự án mới đối với nhà thầu không đáp ứng yêu cầu trong quá trình thực hiện các dự án trước đó.

Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương cán bộ, kỹ sư, công nhân đang làm việc trên công trình với tinh thần làm việc xuyên lễ tết; hoan nghênh nhà thầu Tập đoàn Đèo Cả đã có nhiều sáng kiến sáng tạo, đặc biệt là đã có nhiều giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thi công, trong đó có sáng kiến đào hầm.

Thủ tướng để nghị Tập đoàn Đèo Cả tiếp tục hỗ trợ, dẫn dắt cho các nhà thầu địa phương phát triển lớn hơn, để họ tiếp tục làm thêm những công trình khác.

Đối với các kiến nghị của nhà thầu, Thủ tướng đồng ý đầu tư hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng đồng bộ cả 2 ống hầm để phát huy hiệu quả đầu tư, việc này phải làm ngay. Đối với những nhà thầu làm tốt phải có cơ chế thưởng rõ ràng, còn nhà thầu làm không tốt, bỏ thầu phải xử phạt nghiêm minh.

Đối với việc công bố giá, chỉ số giá như kiến nghị của nhà thầu, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải phối hợp địa phương thực hiện ngay, không để nhà thầu "cô đơn" trên công trường.

Cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra thực địa và nghe báo cáo về dự án tuyến đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh qua tỉnh Quảng Ngãi.

Tại đây, Thủ tướng đã đến thăm hỏi người dân, tặng quà cho công nhân thi công trên công trường; nghe báo cáo tiến độ thực hiện dự án.

Dự án tuyến đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh có tổng chiều dài tuyến của tuyến đường khoảng 125km; điểm đầu kết nối với điểm cuối của tuyến đường ven biển của tỉnh Quảng Nam (tuyến đường trước sân bay Chu Lai) và điểm cuối kết nối với tuyến đường ven biển của tỉnh Bình Định tại Km125+645.

Chính trị

Những chỉ đạo quyết liệt của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật và cải cách thủ tục hành chính
Chính trị

Những chỉ đạo quyết liệt của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật và cải cách thủ tục hành chính

Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn, huy động và khơi thông mọi nguồn lực của đất nước. Với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt nhằm phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ Đại hội XIII của Đảng, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ đưa nước ta bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 

Quang cảnh cuộc làm việc
Chính trị

Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội làm việc với Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long

Ngày 27.3, Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Hoàng Mai làm trưởng đoàn đã làm việc với Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về y tế cơ sở, y tế dự phòng quy định Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24.6.2023 của Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại hội thảo
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Hội thảo tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)

Sáng 28.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và chỉ đạo tại Hội thảo tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) do Ủy ban Văn hoá và Xã hội tổ chức. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đặng Thuần Phong đồng chủ trì.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương: Sửa đổi toàn diện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Phát biểu tại cuộc làm việc với các cơ quan hữu quan của Quốc hội về việc sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND sáng nay, 28.3, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đề nghị, về phạm vi điều chỉnh, các ý kiến thống nhất cao là sửa đổi toàn diện với tên gọi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND (sửa đổi). Trên cơ sở hồ sơ đã có với tư duy mới và cách làm mới, các cơ quan tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi Luật hiện hành.

toàn cảnh cuộc làm việc - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì làm việc về sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân

Sáng 28.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã chủ trì cuộc làm việc với các cơ quan hữu quan của Quốc hội về việc triển khai các nội dung liên quan đến sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân.

Kinh tế tư nhân cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể là tập hợp nòng cốt để xây dựng nền kinh tế tự chủ, tự lực, tự cường - Nguồn ITN
Theo dòng sự kiện

Hợp tác và niềm tin

Trong Bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến khu vực kinh tế hợp tác: “Phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới, hiệu quả”. Điều này khẳng định rằng, trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác với nòng cốt là hợp tác xã tiếp tục giữ vai trò quan trọng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Skoda Auto
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Skoda Auto

Chiều 27.3, tiếp ông Klaus Zellmer, Chủ tịch Tập đoàn Skoda Auto đang thăm, làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn Skoda cùng phát triển hệ sinh thái công nghiệp ô tô Việt Nam; không chỉ sản xuất ô tô con mà sản xuất các loại xe khác, cũng như sản xuất động cơ, thiết bị cung cấp cho các nhà máy ô tô tại Việt Nam; từ Việt Nam mở rộng thị trường ra các nước Đông Nam Á.

Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

Chiều 27.3, Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có buổi làm việc với Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Lâm Văn Đoan chủ trì buổi làm việc.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Chiều 27.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại tọa đàm
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo

Ngày 27.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo do Ủy ban Văn hóa và Xã hội tổ chức. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh đồng chủ trì.

Viện trưởng IESS, Đại biểu Quốc hội Khóa XII, XIII Lê Bộ Lĩnh
Chính trị

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, định hướng xã hội chủ nghĩa - điều kiện tiên quyết để kinh tế tư nhân phát triển

Nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện đại, năng động và hội nhập là điều kiện tiên quyết để khu vực kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững, PGS.TS LÊ BỘ LĨNH, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược kinh tế, đại biểu Quốc hội các Khóa XII, XIII, kỳ vọng, với những thông điệp hết sức quan trọng trong Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", tới đây, sẽ có những cơ chế, chính sách thực sự đột phá cho khu vực kinh tế được xác định là động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước.