Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế ACMECS

Chiều 7.11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10 có chủ đề “Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập” được tổ chức với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ, Trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị ACMECS lần thứ 10. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị ACMECS lần thứ 10. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Nhận lời mời của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone - Chủ tịch Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị.

Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh những đóng góp quan trọng của hợp tác ACMECS trong phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống của người dân tại tiểu vùng Mekong.

ACMECS cũng góp phần quan trọng vào thu hẹp khoảng cách phát triển và thúc đẩy kết nối trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và thực hiện Chương trình nghị sự về phát triển bền vững của Liên hợp quốc đến năm 2030.

Các nhà lãnh đạo hoan nghênh những bước tiến quan trọng trong triển khai Kế hoạch tổng thể ACMECS giai đoạn 2019-2023, đặc biệt là về hợp tác thương mại-đầu tư, du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, và phát triển nguồn nhân lực.

Các nhà lãnh đạo cũng đánh giá cao những kết quả tích cực trong hợp tác giữa ACMECS với các đối tác phát triển, việc thành lập Quỹ Phát triển ACMECS và Ban thư ký lâm thời, xây dựng logo và trang web chính thức của hợp tác.

Hội nghị ACMECS lần thứ 10 tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Hội nghị ACMECS lần thứ 10 tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Các nhà lãnh đạo nhận định những biến động phức tạp, khó lường trên thế giới đang đặt tiểu vùng Mekong nói chung và hợp tác ACMECS nói riêng trước những thách thức đa chiều về bất ổn kinh tế, đứt gãy chuỗi cung ứng, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, biến đổi khí hậu, thiên tai.

Để ứng phó hiệu quả với các thách thức và nắm bắt cơ hội mới, các nhà lãnh đạo thống nhất kiên trì thúc đẩy phát triển cân bằng, bao trùm và bền vững, tăng cường hợp tác với các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mekong khác, cùng xây dựng Cộng đồng ACMECS “Đoàn kết, Sức mạnh và Bền vững.”

ACMECS sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác kết nối giao thông, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật số, tạo thuận lợi thương mại nhằm đưa tiểu vùng Mekong trở thành trung tâm hậu cần khu vực; đồng thời chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Nội dung hợp tác nguồn nước Mekong được nêu đậm tại Hội nghị lần này. Lãnh đạo năm nước nhất trí tăng cường hợp tác quản lý bền vững nguồn nước xuyên biên giới, nhất là phối hợp với Ủy hội sông Mekong quốc tế; chia sẻ dữ liệu thuỷ văn; xây dựng hệ thống cảnh báo sớm thiên tai.

Hội nghị đã thông qua Tài liệu khái niệm về quản lý nguồn nước tại tiểu vùng Mekong với mục tiêu tăng cường phối hợp chiến lược giữa các thành viên trong ứng phó với các thách thức ngắn và dài hạn.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò trung tâm của ACMECS trong hợp tác tiểu vùng Mekong, là cấu phần không thể thiếu của Cộng đồng ASEAN, cửa ngõ kết nối ASEAN với Đông Bắc Á, Đông Nam Á, và là cầu nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Cho rằng qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, hợp tác ACMECS đã đạt được những thành tựu nổi bật, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tại mỗi quốc gia thành viên, triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam tiếp tục tham gia tích cực, chủ động và sáng tạo vào quá trình phát triển ACMECS, phấn đấu xây dựng “một ACMECS mạnh vì một ASEAN đoàn kết, thống nhất trong đa dạng và phát triển đồng đều.”

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị ACMECS lần thứ 10. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị ACMECS lần thứ 10. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, thế giới đang bước vào kỷ nguyên của đổi mới sáng tạo, mở ra vận hội mới có ý nghĩa then chốt cho sự phát triển của từng quốc gia cũng như cả tiểu vùng.

Đây chính là thời điểm mà ACMECS cần xác định cho mình sứ mệnh mới là cùng nhau xây dựng một cộng đồng các nước Mekong đoàn kết, vững mạnh và phát triển bền vững.

Hợp tác ACMECS giai đoạn tới cần hội tụ tinh thần “5 chung” là khát vọng chung, tầm nhìn chung, quyết tâm chung, tiếng nói chung và hành động chung. Với quan điểm như vậy, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất 6 nội dung để hợp tác ACMECS bứt phá trong giai đoạn tới, gồm:

Một là tư duy gắn kết hành động, bảo đảm thông suốt từ xây dựng chiến lược đến triển khai thực tế. Các kế hoạch, chương trình hợp tác cần thực chất, trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, bám sát nhu cầu phát triển của các quốc gia thành viên, đồng thời có tính khả thi cao, phù hợp với khả năng huy động nguồn lực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thông báo Việt Nam sẽ đóng góp 10 triệu USD cho Quỹ Phát triển ACMECS.

Hai là truyền thống gắn kết hiện đại, bảo đảm sự phát triển đồng bộ, hài hoà giữa các lĩnh vực kinh tế truyền thống với các lĩnh vực công nghệ mới, hiện đại.

Một mặt, ACMECS cần hỗ trợ các nước thành viên làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng và thương mại. Mặt khác, ACMECS cần thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới giúp các nước thành viên nắm bắt cơ hội mới, tham gia ngày càng sâu vào các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Cần ưu tiên chuyển đổi số toàn diện, sâu rộng thông qua huy động nguồn vốn cho đầu tư hạ tầng và dịch vụ số; hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; ứng dụng công nghệ số cho ngành công nghiệp chế biến chế tạo, thông tin-truyền thông, tài chính, ngân hàng, hải quan số, cửa khẩu thông minh.

Ba là tăng trưởng nhanh gắn kết bền vững với trọng tâm thúc đẩy chuyển đổi xanh, xây dựng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ.

Trước yêu cầu cấp bách về ứng phó biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững tại tiểu vùng, ưu tiên hàng đầu của ACMECS là thu hút nguồn tài chính xanh cho phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp sạch, giao thông và vận tải ít phát thải.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hợp tác giữa 5 nước trong quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong; chia sẻ các ý tưởng về thúc đẩy hợp tác giữa ACMECS và các đối tác phát triển nhằm chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực trong sử dụng và quản lý bền vững các nguồn nước xuyên biên giới, nhất là khả năng chia sẻ dữ liệu thuỷ văn thời gian thực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị ACMECS lần thứ 10. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị ACMECS lần thứ 10. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các thành viên ACMECS phát huy tinh thần đoàn kết, tin cậy chính trị, tăng cường chia sẻ thông tin, tham vấn lẫn nhau về các kế hoạch, dự án liên quan đến nguồn nước sông Mekong; tăng cường hợp tác trong quản lý thiên tai thông qua các dự án về nâng cao năng lực, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm giữa các nước Mekong và phát triển cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao.

Bốn là quốc gia gắn kết khu vực và quốc tế, cần tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hoá, dịch vụ và đi lại của người dân giữa 5 nước; đẩy mạnh đơn giản hoá, hài hoà hoá các thủ tục, tập trung phát triển hạ tầng giao thông để kết nối nội vùng và liên vùng, nhất là hệ thống đường sắt, đường cao tốc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị 5 nước đẩy mạnh chia sẻ thông tin, phối hợp trong quá trình xây dựng các quy hoạch, chính sách phát triển kinh tế, để gia tăng tính bổ trợ lẫn nhau, lan toả lợi ích; thuyết phục các đối tác phát triển cùng đầu tư với ACMECS để bảo đảm “kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập.”

Năm là, gắn kết Chính phủ với người dân và doanh nghiệp. Với quan điểm nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân, doanh nghiệp, đề nghị mọi chiến lược, kế hoạch hành động và dự án của ACMECS cần lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, mục tiêu và động lực, mang lại lợi ích thiết thực, bao trùm và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất giao các bộ trưởng, các quan chức cao cấp và Ban Thư ký lâm thời ACMECS xây dựng Kế hoạch tổng thể ACMECS giai đoạn tiếp theo, trong đó chú trọng tính bao trùm với các dự án dành cho người dân, nhất là vùng sâu vùng xa, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Sáu là gắn kết giữa phát triển với duy trì ổn định, bảo đảm an ninh. Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất ACMECS tăng cường hợp tác chống tội phạm xuyên biên giới, nhất là tội phạm ma tuý, tội phạm mạng, không để tội phạm sử dụng lãnh thổ nước này để chống nước khác.

Những nhận định và đề xuất của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính được Hội nghị đánh giá cao và thể hiện trong các văn kiện của Hội nghị.

Kết thúc Hội nghị, các nhà lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố Vientiane và chứng kiến chuyển giao vai trò Chủ tịch ACMECS giữa Lào và Myanmar.

Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 11
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 11

Chiều 7.11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã diễn ra Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ/trưởng đoàn các nước CLMV và Tổng Thư ký Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

KỶ NGUYÊN MỚI RẠNG RỠ VIỆT NAM
Theo dòng sự kiện

KỶ NGUYÊN MỚI RẠNG RỠ VIỆT NAM

Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ mười, Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định: "Với thế và lực đã tích luỹ được sau 40 năm đổi mới, với sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, với những thời cơ, thuận lợi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta hội tụ đủ những điều kiện cần thiết... để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Nhận thức về tư tưởng của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Theo dòng sự kiện

Nhận thức về tư tưởng của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thực sự là luồng gió mới tạo ra sinh khí mới để thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Thực chất, hiệu quả, góp phần thắt chặt quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào
Chính trị

Thực chất, hiệu quả, góp phần thắt chặt quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45 từ ngày 17-19.10 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane.

Đức trị và pháp trị trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chính trị

Đức trị và pháp trị trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong bài viết quan trọng với tựa đề “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" đã khẳng định, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần kết hợp hài hòa giữa đức trị và pháp trị. Cán bộ, đảng viên cần phải gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật, từ đó tạo ra một bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả, phục vụ lợi ích của người dân và doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thoongloun Sisoulith tại Nhà Quốc hội nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thoongloun Sisoulith ngày 11.9.2024
Chính trị

Củng cố lòng tin chiến lược, mở rộng hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Lào

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước CHDCND Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các Quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17 - 19.10. Đây là chuyến thăm chính thức CHDCND Lào đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trên cương vị người đứng đầu cơ quan lập pháp, thể hiện sự tin cậy, gắn bó giữa lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như giữa cá nhân Chủ tịch Quốc hội ta với Chủ tịch Quốc hội bạn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thoongloun Sisoulith tại Nhà Quốc hội trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thoongloun Sisoulith ngày 11.9.2024
Chính trị

Thể hiện tính sinh động của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Lào và tham dự AIPA-45 từ ngày 17 - 19.10. Trả lời phỏng vấn của các cơ quan báo chí Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Sounthone Xayachak, chuyến thăm và tham dự Đại hội đồng AIPA - 45 của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thể hiện tính sinh động của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Thu Hà
Theo dòng sự kiện

Quốc hội Việt Nam chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm cho AIPA-45

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước CHDCND Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sẽ thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các Quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17 - 19.10. Trao đổi với báo chí trước thềm chuyến thăm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại LÊ THU HÀ cho biết, thông qua việc chủ động, tích cực tham gia đóng góp thực chất vào nội dung của AIPA thể hiện sự ủng hộ của Quốc hội Việt Nam đối với Quốc hội Lào đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch ASEAN/AIPA và tổ chức thành công Đại hội đồng AIPA-45.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ: Điểm nhấn quan trọng trong năm kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao
Chính trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ: Điểm nhấn quan trọng trong năm kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao

Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, theo lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh. Đây là chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (1954 – 2024).

Góp phần củng cố vững chắc quan hệ giữa Việt Nam với Mông Cổ, Ireland, Pháp và cộng đồng Pháp ngữ
Chính trị

Góp phần củng cố vững chắc quan hệ giữa Việt Nam với Mông Cổ, Ireland, Pháp và cộng đồng Pháp ngữ

Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh, Tổng thống Ireland Michael D. Higgins và Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, Ireland, tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 30.9 đến ngày 7.10.2024.

Từ New York tới La Habana: Nâng tầm vị thế quốc tế - Vun đắp tình hữu nghị thủy chung
Chính trị

Từ New York tới La Habana: Nâng tầm vị thế quốc tế - Vun đắp tình hữu nghị thủy chung

Tối 28.9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới sân bay quốc tế Nội Bài, thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó là thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez cùng Phu nhân.

Tổng thiệt hại kinh tế do bão lũ ước tính trên 81.503 tỷ đồng
Theo dòng sự kiện

Tổng thiệt hại kinh tế do bão lũ ước tính trên 81.503 tỷ đồng

Ngày 28.9, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3. Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, tổng thiệt hại kinh tế do bão lũ ước tính ban đầu trên 81.503 tỷ đồng.