Thủ tướng Phạm Minh Chính đôn đốc xóa nhà tạm, nhà dột nát và các dự án hạ tầng giao thông tại Quảng Ngãi

Trong chương trình thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Ngãi, sáng 9.2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra thực tế thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của tỉnh Quảng Ngãi; kiểm tra tình hình, đôn đốc thực hiện dự án đường ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh và dự án cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn thuộc cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Cùng đi có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và tỉnh Quảng Ngãi.

* Trước khi có các hoạt động kinh tế - xã hội tại Quảng Ngãi, sáng cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã tới dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại Khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng ở quê nhà của cố Thủ tướng - xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hoa tại Khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng (xã Đức Tân, huyện Mộ Đức). Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hoa tại Khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng (xã Đức Tân, huyện Mộ Đức). Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà ngoại giao tài ba; là chiến sĩ cách mạng kiên trung trong giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước; là nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.

Với có 35 năm liên tục là Ủy viên Bộ Chính trị, 32 năm là Thủ tướng Chính phủ, 10 năm là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là một nhà lãnh đạo tài năng, uy tín, một nhà văn hóa lớn của đất nước, được bạn bè quốc tế trân trọng, nể phục.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại Khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng (xã Đức Tân, huyện Mộ Đức). Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại Khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng (xã Đức Tân, huyện Mộ Đức). Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Cuộc đời và sự nghiệp của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là một tấm gương ngời sáng về đạo đức cách mạng, trí tuệ sắc bén, tinh thần kiên cường, phẩm chất lãnh đạo sáng suốt và trách nhiệm với Nhân dân.

Bày tỏ ngưỡng mộ, khâm phục và tự hào về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác nguyện đoàn kết, chung sức, đồng lòng cùng nhau xây dựng đất nước tronng kỷ nguyên mới giàu mạnh, văn minh, phồn vinh, thịnh vượng, Nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

* Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã thăm hộ gia đình ông Trần Trung Kiên tại xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, thị sát chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của tỉnh Quảng Ngãi.

tt.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, tặng quà cho hộ gia đình thuộc diện chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát tại xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Chúc mừng gia đình ông Trần Đức Kiên, với sự hỗ trợ một phần kinh phí của Nhà nước; sự chung tay giúp sức của người thân, các tổ chức chính trị xã hội như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Công an, Dân quân.. đã hoàn thành sửa chữa để có căn nhà ở khang trang, sạch đẹp, giúp gia đình yên tâm sinh sống, làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao việc tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực triển khai chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát và đã xây dựng được hơn 2.100 căn nhà cho gia đình chính sách, người nghèo khó khăn về nhà ở.

Tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ nhắc nhở, số lượng nhà dột nát, nhà tạm của tỉnh còn khá lớn, với hơn 4.500 gia đình khó khăn về nhà ở. Do đó Quảng Ngãi phải tiếp tục đổi mới cách làm, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để chương trình được triển khai hiệu quả hơn.

Trong đó, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, Quảng Ngãi cần phát huy mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường, tự lo cho chính mình của người dân, sự giúp đỡ của làng xóm, họ hàng, các đoàn thể chính trị-xã hội, như thanh niên, phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh…

Tỉnh phải kêu gọi người dân, doanh nghiệp tham gia ủng hộ với tinh thần "ai có gì giúp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có ít góp ít, ai có nhiều góp nhiều"; cùng cả nước hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc vào cuối năm 2025, chào mừng Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, 95 năm thành lập Đảng, 80 năm Quốc khánh, 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

* Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra tình hình triển khai dự án đường bộ quan trọng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi gồm: đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh và cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn để động viên lực lượng thi công và tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án.

tt-phamminhchinh-a2.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tình hình thực hiện dự án đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, hệ thống đường bộ ven biển có chiều dài 3.034 km. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3.11.2022 của Bộ Chính trị về phát triển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định đến năm 2030 hoàn thành tuyến đường bộ ven biển tại các địa phương trong vùng.

Đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh khoảng 100 km, nằm trong hệ thống đường ven biển của cả nước, do tỉnh Quảng Ngãi đầu tư với nguồn vốn theo phê duyệt là 5.654 tỷ đồng (chưa tính đến giá trị trượt giá).

Đến nay, dự án đã thực hiện đầu tư và đưa vào khai thác sử dụng với chiều dài 32,5 km, đang thực hiện đầu tư xây dựng 25,2 km, đoạn tuyến chưa được đầu tư xây dựng khoảng 31 km và trùng với tuyến Quốc lộ 1 là 11,3 km.

Tỉnh Quảng Ngãi báo cáo Thủ tướng về đoạn tuyến khoảng 6 km chồng lấn với ranh giới quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản titan đã được phê duyệt.

tt-phamminhchinh-a3.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính với công nhân thi công dự án đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng biểu dương và đề nghị tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục tập trung nguồn lực để triển khai dự án sớm hoàn thành, mở ra không gian phát triển mới cho khu vực ven biển rất giàu tiềm năng của tỉnh.

Về vướng mắc liên quan quy hoạch titan, Thủ tướng cho biết vướng mắc này đã được tháo gỡ theo Luật Địa chất và Khoáng sản cũng như các quy định hiện hành, chỉ đạo tỉnh lập hồ sơ để khẩn trương triển khai đoạn tuyến gặp vướng mắc.

Theo đó, căn cứ theo mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được phép triển khai thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật vì lợi ích quốc gia, công cộng theo Điều 62 của Luật Đất đai trên khu vực có khoáng sản đã được quy hoạch.

tt-phamminhchinh-a4.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn (Bình Định) thuộc cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn (Bình Định) dài 88 km, tổng mức đầu tư hơn 20.469 tỷ đồng, thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, là dự án đầu tư công, nhà thầu thi công là liên danh do tập đoàn Đèo Cả đứng đầu; tiến độ theo hợp đồng hoàn thành tháng 9.2026, đang phấn đấu hoàn thành phần cầu, đường vào ngày 31.8.2025.

Đến nay, công tác giải phóng mặt bằng đã cơ bản hoàn thành, tuy nhiên vẫn còn vướng mắc cục bộ 2 vị trí. Về thi công, nhà thầu đang tổ chức 50 mũi thi công, 1.550 máy móc, 3.850 người, đạt sản lượng gần 55%.

Trên công trường, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương và đề nghị các nhà thầu tiếp tục nỗ lực thi công, triển khai "3 ca 4 kíp, vượt nắng thắng mưa, ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm, làm việc xuyên lễ xuyên Tết"; đồng thời tăng cường hợp tác, sử dụng nhà thầu phụ, doanh nghiệp địa phương để đẩy nhanh hơn tiến độ và họ lớn mạnh, trưởng thành.

Thủ tướng cũng biểu dương và đề nghị hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định tiếp tục quan tâm, chung tay cùng các bộ kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ nhà thầu, không để nhà thầu cô đơn trên công trường, các địa phương làm các việc trong thẩm quyền như các vấn đề về môi trường, sàng lọc nhà thầu và huy động các lực lượng như quân đội, công an, thanh niên, phụ nữ làm các phần việc có thể.

tt-phamminhchinh-a5.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính với nhân dân địa phương vùng thực hiện dự án. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Về các kiến nghị của nhà thầu, Thủ tướng chỉ đạo địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các vướng mắc, sớm hoàn thành giải phóng mặt bằng; Bộ Giao thông vận tải đầu tư hoàn chỉnh cả 3 hầm trên tuyến để đảm bảo đồng bộ với các hạng mục cầu, đường trên tuyến và bảo đảm an toàn khi đưa vào khai thác; rà soát, áp dụng cơ chế thưởng, phạt cho nhà thầu theo quy định, không cho tham gia các dự án mới các nhà thầu vi phạm, bỏ thầu, còn với những đơn vị làm tốt có thể chỉ định thầu theo quy định của pháp luật và giảm giá thành, miễn là không tiêu cực, tham nhũng… Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp Bộ Xây dựng sửa đổi, ban hành ngay định mức xây dựng mới phù hợp cho dự án cao tốc Bắc Nam khi tình hình thay đổi.

Thủ tướng đồng ý ngay với đề xuất của địa phương về mở thêm các nút giao, tuyến đường kết nối nếu thuận lợi, trung bình khoảng 10km một nút giao, đề nghị các địa phương và Bộ Giao thông vận tải thống nhất triển khai, địa phương cân đối nguồn vốn để thực hiện.

Với yêu cầu dứt khoát chậm nhất ngày 31.12.2025 phải hoàn thành dự án, đồng thời khẩn trương triển khai ngay giai đoạn 2, Thủ tướng nhấn mạnh cả Trung ương, địa phương, cả hệ thống chính trị, nhất là 2 đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, các nhà thầu phải vào cuộc, chung sức chung lòng để triển khai dự án, vướng gì, cần gì thì phải báo cáo ngay.

Chính trị

toàn cảnh Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Cam kết trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu quả, tiến độ, chất lượng

Liên quan đến mục tiêu đưa dự án vào vận hành trong năm 2030, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thấy rằng, việc Chính phủ đề xuất đưa dự án điện hạt nhân Ninh Thuận vào vận hành trong năm 2030 để bảo đảm an ninh cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế, xã hội theo Tờ trình là khó khả thi. Do đó, đề nghị nghiên cứu kỹ lưỡng và bổ sung giải pháp khắc phục để bảo đảm mục tiêu hoàn thành dự án theo đề xuất của Chính phủ. Bên cạnh đó, Chính phủ và tỉnh Ninh Thuận cần cam kết trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu quả, tiến độ, chất lượng cho dự án này.

các đại biểu tham dự Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Tránh khoảng trống pháp lý trong triển khai thực hiện

Đối với một số chính sách cụ thể như huy động nguồn vốn, tại dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ trong trường hợp giảm hoặc bổ sung thêm dự án so với danh mục dự án kèm theo Nghị quyết này thì số vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương để thực hiện dự án sẽ được xác định như thế nào, để tránh khoảng trống pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận nội dung thảo luận - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Sử dụng hiệu quả, không gây thất thoát vốn, tài sản nhà nước

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhất trí việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 – 2026 cho Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) trên nguyên tắc Chính phủ phải chịu trách nhiệm bảo đảm sử dụng vốn có hiệu quả, không gây thất thoát vốn, tài sản nhà nước, chỉ đạo VEC tiếp tục cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh, tập trung cơ cấu lại tổ chức bộ máy để tiết kiệm chi phí. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Đạt mục tiêu tăng trưởng nhưng phải bảo đảm ổn định vĩ mô

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, nhưng phải giữ vững nền tảng để phát triển bền vững, lâu dài, đặc biệt là ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng an ninh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 11 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 11 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Chiều 10.2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo để bàn về đề án sắp xếp hệ thống cơ quan Thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Thời sự Quốc hội

Đánh giá kỹ lưỡng các rủi ro và giải pháp kiểm soát

Trong điều kiện đất nước đang triển khai nhiều dự án hạ tầng cần thiết, cấp bách trên nhiều lĩnh vực như giao thông, năng lượng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ phải bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, đánh giá kỹ lưỡng hơn các rủi ro và các giải pháp kiểm soát rủi ro, đặc biệt là rủi ro thiếu vốn, không hoàn thành dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đúng tiến độ, hoặc phải huy động vốn với chi phí cao, rủi ro mất cân đối ngân sách trong trung hạn khi các khoản nợ đến hạn trả và trả lãi lớn.

Toàn cảnh Phiên họp
Chính trị

Làm rõ cơ chế đặc thù, đặc biệt phát triển mạng lưới hệ thống đường sắt đô thị

Thẩm tra sơ bộ một số nội dung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, một số ý kiến tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị, cần làm rõ các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt nhằm bảo đảm phát triển mạng lưới hệ thống đường sắt đô thị tại hai thành phố hiệu quả, đồng bộ, có tính kết nối.

Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Văn phòng Chủ tịch nước về công tác tư pháp
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Văn phòng Chủ tịch nước về công tác tư pháp

Sáng 10.2, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường cùng Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã có buổi làm việc với Văn phòng Chủ tịch nước về triển khai công tác tư pháp năm 2025, một lĩnh vực quan trọng thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước theo quy định của Hiến pháp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với thành phố Đà Nẵng về tháo gỡ khó khăn cho các dự án
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với thành phố Đà Nẵng về tháo gỡ khó khăn cho các dự án

Trong chương trình thăm, làm việc tại miền Trung, tối 9.2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Đà Nẵng về việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy triển khai các chương trình, dự án, phấn đấu đạt mức tăng trưởng 2 con số ngay trong năm 2025.