Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 ưu tiên chiến lược và 3 đột phá hành động phát triển ASEAN

Chiều 25.2, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) 2025, với chủ đề “Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động”. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và có bài phát biểu quan trọng, đề xuất 3 ưu tiên chiến lược và 3 đột phá hành động: Đoàn kết, tự cường, bản sắc, thích ứng linh hoạt, huy động mọi nguồn lực cho phát triển và kết nối ASEAN với thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN là sáng kiến được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 ở Indonesia năm 2023. Ngay sau đó, tháng 4.2024, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 với chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm" diễn ra tại Thủ đô Hà Nội.

vna-potal-khai-mac-dien-dan-tuong-lai-asean-2025-stand-1.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Tiếp nối thành công của lần tổ chức đầu tiên, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 thu hút hơn 600 đại biểu tham dự trực tiếp, trong đó có nhiều Lãnh đạo Cấp cao các nước ASEAN và đối tác. Đặc biệt, ngay phiên khai mạc có sự tham dự của Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Đông Timor José Ramos-Horta; Phó Thủ tướng các nước Lào, Campuchia; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thái Lan, Tổng Thư ký ASEAN.

Nhiều lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế đã gửi thông điệp tới Diễn đàn bằng hình thức phát biểu ghi hình và bằng văn bản như Thủ tướng Thái Lan, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc, Thủ tướng Nga. Dự kiến Thủ tướng Malaysia và Thủ tướng New Zealand sẽ tham dự Phiên toàn thể Diễn đàn tương lai ASEAN 2025.

vna-potal-thu-tuong-pham-minh-chinh-du-khai-mac-dien-dan-tuong-lai-asean-2025-stand.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Phát biểu tại Phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025, chuyển lời của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và nhân danh cá nhân nhiệt liệt chào mừng các đại biểu đã tham dự Diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, với chủ đề “Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động”, Diễn đàn là sự kiện rất có ý nghĩa trong thời điểm kỷ niệm 10 năm hình thành cộng đồng ASEAN, 30 năm Việt Nam gia nhập mái nhà chung ASEAN. Đây cũng là năm ASEAN thông qua tầm nhìn cộng đồng ASEAN đến năm 2045 để đưa ASEAN bước vào kỷ nguyên mới hướng tới một cộng đồng đoàn kết, thống nhất trong đa dạng, tự cường, đổi mới sáng tạo, lấy người dân làm trung tâm.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang chứng kiến những biến động sâu sắc với các thách thức, cơ hội đan xen, song thách thức và khó khăn nhiều hơn. Các vấn đề mang tính toàn cầu, toàn dân, toàn diện diễn biến nhanh hơn, phức tạp hơn, khó lường hơn.

Thế giới ngày nay đang đứng trước các xu thế phân cực hóa về chính trị, già hóa dân số, cạn kiệt tài nguyên; đa dạng hóa về thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng; xanh hóa về sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; số hóa về mọi hoạt động của con người. Bối cảnh đó đặt ra nhiều bài toán khó nhưng cũng mở ra cơ hội hiếm có để ASEAN khẳng định vị thế, bứt phá vươn lên.

vna-potal-khai-mac-dien-dan-tuong-lai-asean-2025-stand-2.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Trưởng đoàn tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Thủ tướng cho biết, ra đời cách đây gần 60 năm mới chỉ có 5 thành viên sáng lập, ASEAN ngày nay trở thành cộng đồng 10 quốc gia thống nhất trong đa dạng; là nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới với tốc độ tăng trưởng hàng đầu; trung tâm của các tiến trình liên kết khu vực và toàn cầu; cầu nối của đối thoại hợp tác vì hòa bình và phát triển ở khu vực, góp phần tích cực định hình một trật tự thế giới mới.

Bước vào giai đoạn phát triển mới ASEAN được dự báo trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới với GDP vượt 10.000 tỷ USD, thị trường tiêu dùng hơn 800 triệu dân, đồng thời sẽ là trung tâm công nghệ, kinh tế số và đổi mới sáng tạo, với nền kinh tế số dự kiến 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Để dự báo đó trở thành hiện thực ASEAN không chỉ cần sự đoàn kết nhất trí, đồng lòng mà còn cần có tư duy đột phá, chiến lược sắc bén, lộ trình khả thi, nguồn lực tập trung và hành động quyết liệt.

Trên cơ sở đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 ưu tiên chiến lược và 3 đột phá hành động. Trong đó, 3 ưu tiên chiến lược gồm: Thứ nhất, ưu tiên củng cố ASEAN tự chủ về chiến lược thông qua tăng cường đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN. Một ASEAN tự chủ chiến lược là một ASEAN đồng thuận, đoàn kết; đồng thời cân bằng, linh hoạt trong quan hệ đối ngoại; đóng vai trò tích cực trong định hình trật tự khu vực và đoàn kết hợp tác quốc tế trong bối cảnh hiện nay.

Thứ hai, xây dựng một ASEAN tự cường về kinh tế. Thông qua đổi mới các động lực tăng trưởng truyền thống, đồng thời thúc đẩy động lực tăng trưởng mới, nhất là về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. ASEAN cần đi đầu trong đẩy mạnh chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, năng lượng tái tạo, kết nối sâu với chuỗi cung ứng toàn cầu để trở thành trung tâm sản xuất chiến lược của thế giới.

Thứ ba, giữ vững giá trị và bản sắc của ASEAN như: Tinh thần đồng thuận, hài hòa, thống nhất trong đa dạng và tôn trọng sự khác biệt. Điều này không chỉ được tiếp tục phát huy mà còn là giá trị cần được chia sẻ, lan tỏa rộng khắp để trở thành phương châm ứng xử chung của các nước trong quan hệ quốc tế.

Cùng với đó, 3 đột phá hành động gồm: Thứ nhất, xây dựng cơ chế, ra quyết định linh hoạt, hiệu quả, trách nhiệm hơn; đảm bảo vừa giữ nguyên tắc đồng thuận, vừa có cơ chế đặc thù cho các sáng kiến chiến lược.

Thứ hai, đẩy mạnh hợp tác công tư để huy động mọi nguồn lực cho phát triển khu vực ASEAN, nhất là các dự án trọng điểm; khuyến khích sự tham gia ngày càng lớn hơn của khu vực tư nhân trong tổng đầu tư toàn xã hội; loại bỏ hơn nữa các rào cản và hạn chế thương mại truyền thống; phát triển môi trường kinh tế số, thông minh, an toàn để phục vụ thương mại đầu tư ASEAN.

Thứ ba, tăng cường hơn nữa kết nối ASEAN, nhất là kết nối hạ tầng, giao lưu nhân dân và hài hòa hóa về thể chế; nỗ lực rút ngắn hơn nữa quá trình ra quyết định và đơn giản hóa các quy trình, thủ tục hành chính trong từng nước ASEAN để triển khai hiệu quả các hoạt động hợp tác.

Thủ tướng nhấn mạnh, ba thập kỷ đồng hành cùng ASEAN đã khẳng định tầm nhìn chiến lược đúng đắn của Việt Nam. ASEAN trở thành không gian chiến lược và môi trường phát triển tự nhiên của Việt Nam. Còn Việt Nam luôn là thành viên tích cực có trách nhiệm trong việc củng cố đoàn kết, tăng cường vai trò trung tâm và thúc đẩy phát triển bền vững của ASEAN.

Dẫn câu tục ngữ "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao"; cho rằng điều này càng đúng đắn trong bối cảnh hiện nay khi ASEAN và Việt Nam đang đứng trước khởi điểm lịch sử mới, cùng hướng tới những mục tiêu đầy khát vọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam tin tưởng mạnh mẽ vào sự đoàn kết, thống nhất, tinh thần hợp tác, sức sống và giá trị chiến lược của ASEAN. Đồng thời cam kết là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm trong xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường, cùng hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 vì lợi ích của mọi người dân trong khu vực, cùng các nước thành viên, đối tác và bạn bè quốc tế viết tiếp những trang sử mới đầy tự hào trong hành trình phát triển của ASEAN.

Chính trị

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng được bổ nhiệm kiêm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội
Chính trị

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng được bổ nhiệm kiêm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 572/QĐ-TTg về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, kiêm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội thay ông Hồ Đức Phớc. Quyết định có hiệu lực trong thời gian 5 năm. Trước đó, ông Hồ Đức Phớc được bổ nhiệm giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ.

Điện mừng Quốc khánh Ireland
Chính trị

Điện mừng Quốc khánh Ireland

Nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh Ireland (ngày Thánh Patrick 17.3), ngày 17.3, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng đến Tổng thống Michael Daniel Higgins.

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy
Chính trị

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15.3.2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31.12.2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung giải quyết dứt điểm 220 vụ khiếu kiện phức tạp, kéo dài ngay trong quý II.2025, không để phát sinh điểm nóng về an ninh, trật tự
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung giải quyết dứt điểm 220 vụ khiếu kiện phức tạp, kéo dài ngay trong quý II.2025, không để phát sinh điểm nóng về an ninh, trật tự

Phát biểu kết luận cuộc làm việc với Đảng ủy Thanh tra Chính phủ chiều nay, 17.3, Tổng Bí thư yêu cầu, phải tập trung giải quyết dứt điểm 220 vụ khiếu kiện phức tạp, thường xuyên kéo đến Trung ương ngay trong quý II.2025, không để phát sinh điểm nóng về an ninh, trật tự. Đồng thời, rà soát, thực hiện đồng bộ các biện pháp giải quyết ngay từ cơ sở, hạn chế tối đa việc phát sinh các vụ việc mới lên Trung ương; địa phương nào thiếu trách nhiệm để xảy ra khiếu kiện đông người lên Trung ương, để phát sinh trở thành điểm nóng về an ninh, trật tự, thì người đứng đầu cấp ủy chính quyền địa phương đó phải chịu trách nhiệm.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện ngay các công việc theo Kết luận 127 của Bộ Chính trị
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Cơ bản xử lý xong các đề xuất của Chính phủ về tháo gỡ vướng mắc cho phát triển kinh tế

Chiều nay, 17.3, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Đoàn Kiểm tra số 1908 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì hội nghị thông qua dự thảo Báo cáo của Đoàn kiểm tra số 1908 đối với Đảng ủy Quốc hội.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại khảo sát tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Bộ Tư lệnh 86 và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

Ngày 17.3, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Bộ Tư lệnh 86 và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Cùng dự có đại diện Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội.

Bà Võ Thị Minh Sinh giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An
Chính trị

Bà Võ Thị Minh Sinh giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An

Chiều 17.3, Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ. Theo đó, bà Võ Thị Minh Sinh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang
Chính trị

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang

Ngày 17.3, Đoàn kiểm tra số 1920 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang để thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện ngay các công việc theo Kết luận 127 của Bộ Chính trị
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện ngay các công việc theo Kết luận 127 của Bộ Chính trị

Ghi nhận tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực, quyết liệt và tính chủ động rất cao của Chính phủ, các bộ, ngành trong thực hiện các nhiệm vụ sắp xếp, tinh gọn bộ máy, phát triển kinh tế - xã hội..., Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Đoàn kiểm tra số 1910 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đề nghị Đảng ủy Chính phủ tiếp tục tập trung thực hiện ngay rất nhiều công việc theo Kết luận 127 của Bộ Chính trị như: điều chỉnh Quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng của các tỉnh khi sáp nhập…

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN - ĐÒN BẨY CHO MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
Chính trị

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN - ĐÒN BẨY CHO MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

Lời Tòa soạn: Kinh tế tư nhân góp phần rất quan trọng định hình tương lai của nền kinh tế Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Để khu vực kinh tế tư nhân có thể thực hiện được sứ mệnh và hiện thực hóa được tầm nhìn đầy khát vọng của cả dân tộc, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết với tiêu đề: "Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng". Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết:

Chủ tịch Quốc Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị thông qua dự thảo Báo cáo của Đoàn kiểm tra 1910 với Đảng ủy Chính phủ
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị thông qua dự thảo Báo cáo của Đoàn kiểm tra 1910 với Đảng ủy Chính phủ

Chiều 17.3, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Đoàn kiểm tra số 1910 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 và Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị thông qua dự thảo Báo cáo của Đoàn kiểm tra 1910 với Đảng ủy Chính phủ.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú chủ trì và phát biểu chỉ đạo Hội thảo
Chính trị

Công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Sáng 17.3, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo quốc gia công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.