Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp của Tiểu Ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng

Sáng 13.3, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng chủ trì Phiên họp thứ Tư của Tiểu Ban để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện Dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội.

Phiên họp lần thứ tư của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Phiên họp lần thứ tư của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương là thành viên Tiểu Ban.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban nhấn mạnh, Báo cáo kinh tế - xã hội là một trong những cấu thành của các văn kiện đại hội đảng các cấp. Thời gian qua, Tiểu Ban đã dành thời gian, công sức hoàn thiện các bước Dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội và trình các cấp xin ý kiến.

Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình diễn biến nhanh, thế giới xuất hiện nhiều vấn đề mới, sôi động, càng ngày càng khó dự báo, trong nước có những tiến triển mới. Đặc biệt, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có các cuộc làm việc với các Tiểu ban Đại hội XIV, có các chỉ đạo định hướng lớn; sau Hội nghị Trung ương X, khóa XIII đến nay, Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ ban hành nhiều nghị quyết, quyết định về nhiều vấn đề quan trọng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên họp lần thứ tư của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên họp lần thứ tư của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng cho biết, so với Dự thảo Báo cáo trước Hội nghị Trung ương X, nhiều nội dung đã được điều chỉnh, cập nhật như kết quả phát triển kinh tế - xã hội, các số liệu cụ thể, chính xác hơn; phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu tăng trưởng khác hơn, với mục tiêu 8% trong năm 2025 và 2 con số những năm tiếp theo; phương hướng, nhiệm vụ phát triển cùng với dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cần xem xét vai trò của kinh tế tư nhân… Do đó, Dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội phải cập nhật, bổ sung, sát với tình hình mới.

tt7-130325.jpg
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, Tổ trưởng Tổ biên tập của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV phát biểu. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Yêu cầu Dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội phải có tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận, cách làm đổi mới, đột phá mạnh mẽ hơn, cách mạng hơn, sát với tình hình thế giới, khu vực và yêu cầu phát triển đất nước hơn; nội dung phải mang tính cập nhật hơn, đề xuất các đột phá, động lực mới cho phát triển…, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các thành viên Tiểu Ban thảo luận đánh giá đúng tình hình, đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp khả thi, hiệu quả cao, đặc biệt là thực hiện đạt 2 mục tiêu 100 năm; hình thức thể hiện phải ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ giám sát.

pvm.jpg
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi phát biểu. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng đề nghị với tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn, các thành viên Tiểu Ban thảo luận xây dựng, thống nhất nội dung, tiếp tục hoàn thiện thêm một bước Dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội để trình Bộ Chính trị, sau khi Bộ Chính trị cho ý kiến, hoàn thiện trình Ban Chấp hành Trung ương trình Hội nghị Trung ương vào đầu tháng 4 tới.

ndv.jpg
Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh phát biểu. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thời gian qua, Tiểu Ban đã dành thời gian, công sức hoàn thiện các bước Dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội và trình các cấp xin ý kiến và trình xin ý kiến Trung ương tại Hội nghị Trung ương 10. Tuy nhiên trước diễn biến mới tình hình thế giới, yêu cầu phát triển trong nước, thời gian qua, Tổng Bí thư có các chỉ đạo, định hướng; Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ ban hành nhiều nghị quyết, quyết định về nhiều vấn đề quan trọng. Do đó, Tiểu Ban tiếp tục cập nhật các nội dung hoàn thiện thêm một bước Dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội để trình Bộ Chính trị, và sau khi Bộ Chính trị cho ý kiến, hoàn thiện trình Ban Chấp hành Trung ương trình Hội nghị Trung ương vào đầu tháng Tư tới.

pvd.jpg
Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được phát biểu. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Tại phiên họp, Tiểu Ban tập trung thảo luận về các nội dung chủ yếu bổ sung, cập nhật, hoàn thiện dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội từ sau Hội nghị Trung ương 10; đánh giá kỹ, thảo luận sâu, cùng thống nhất nội dung, định hướng để tiếp tục quá trình hoàn thiện dự thảo Báo cáo để trình cấp có thẩm quyền.

dhl.jpg
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Trên nguyên tắc Dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội phải bảo đảm tính khả thi để thực hiện thành công mục tiêu 100 năm thành lập Đảng, hướng tới mục tiêu 100 năm thành lập nước; có tính hành động cao để triển khai được ngay sau khi Đại hội XIV của Đảng thông qua; văn kiện phải có tầm chiến lược, súc tích, ngắn gọn, có trọng tâm, trọng điểm, không quá dài…, Tiểu Ban tập trung thảo luận các nội dung chủ yếu cần cập nhật hoàn thiện như: việc tổ chức thực hiện Chiến lược; đánh giá thực trạng phát triển giai đoạn 2021-2025; dự báo bối cảnh, tình hình; quan điểm, mục tiêu phát triển; phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2026-2030.

nhn.jpg
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Các thành viên Tiểu Ban đề xuất bổ sung vào Dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội các đánh giá tình hình tình hình thế giới, với những vấn đề mới, càng ngày càng khó dự báo; cập nhật các chỉ đạo, định hướng của Tổng Bí thư Tô Lâm tại các cuộc làm việc với các tiểu ban Đại hội XIV; cập nhật các nội dung được Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ ban hành từ sau Hội nghị Trung ương 10 đến nay; cập nhật kết quả phát triển kinh tế-xã hội, nhất là phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu tăng trưởng, trong đó, có mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025 và 2 con số những năm tiếp theo; cùng với phát triển dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cần nêu bật vai trò của kinh tế tư nhân…

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu Ban đánh giá cao các thành viên Tiểu ban Kinh tế - xã hội tâm huyết, có nhiều ý kiến góp ý sâu sắc, sát thực tiễn, tầm chiến lược vào Dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội; yêu cầu Tổ Biên tập tổng hợp, tiếp thu, cập nhật, hoàn thiện Dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội, đảm bảo ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ giám sát, kiểm tra.

hl.jpg
Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Châu Văn Minh phát biểu. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, dự thảo Báo cáo phải đánh giá đúng tình hình; bám sát, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; với tinh thần cách mạng, tinh thần chiến đấu mạnh mẽ hơn; tính khả thi, thực tiễn, hành động và hiệu quả cao hơn; phải có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn, vượt qua giới hạn của chính mình; liên thông với Báo cáo chính trị và các văn kiện khác; tiếp thu đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm trong các cuộc làm việc với các tiểu ban.

Thủ tướng chỉ đạo, Dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội phải bảo đảm bám sát thực tiễn, phán ánh đúng thực trạng, tình hình hiện nay; không tô hồng, không bôi đen, nêu bật được những kết quả lớn, có ý nghĩa lịch sử giai đoạn 2021-2025 trên cơ sở số liệu thống kê; đồng thời chỉ rõ được những tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn, nút thắt; bảo đảm tính khả thi để thực hiện thành công mục tiêu 100 năm thành lập Đảng, hướng tới mục tiêu 100 năm thành lập Nước; bảo đảm tính hành động, chiến đấu cao; các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải có trọng tâm, trọng điểm; báo cáo bảo đảm tính súc tích, ngắn gọn, ở tầm chiến lược của văn kiện đại hội, thể hiện tinh thần “5 rõ: rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, kết quả”.

tieu-ban-2.jpg
Các thành viên Tiểu ban Kinh tế - Xã hội dự Phiên họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Báo cáo phải nêu được việc thực hiện 3 đột phá chiến lược gồm: Đột phá về hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, cắt giảm thủ tục hành chính; đột phá về hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng điện; đột phá về đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu cơ bản, gắn kết các ngành khoa học, các chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao, người tài, doanh nhân, nhà khoa học, người của công chúng.

Đồng thời cập nhật các vấn đề mới, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số làm nền tảng cho phát triển; ứng dụng quản trị thông minh, xã hội số, công dân số; môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư về thành lập cổng đầu tư quốc gia; xây dựng cơ chế huy động nguồn lực, nhất là hợp tác công tư, nguồn lực trong người dân, doanh nghiệp; bảo vệ quyền, lợi ích của người dân, doanh nghiệp; phát triển các mô hình lãnh đạo công quản trị tư, đầu tư công quản lý tư, đầu tư tư sử dụng công.

Người đứng đầu Chính phủ chỉ rõ, nội dung chủ yếu trong Báo cáo phải nêu được bối cảnh, tình hình, nhất là những vấn đề nổi lên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội của nước như đại dịch COVID-19, kinh tế thế giới suy giảm, phục hồi chậm; những nỗ lực, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành của Đảng, Nhà nước, Chính phủ có tính chất “xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái”, huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế; những kết quả nổi bật, bằng số liệu cụ thể, thuyết phục, với các đóng góp chủ đạo, động lực của nền kinh tế, trong đó có vai trò của kinh tế tư nhân.

Dự thảo báo cáo cũng phải nêu khách quan những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm như: Điểm nghẽn của thể chế, thủ tục hành chính rườm rà, cản trở sự phát triển; một số bộ, ngành, địa phương, một bộ phận cán bộ còn tâm lý sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh; chưa thực hiện đúng theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao; phản ứng chính sách có lúc chưa kịp thời, hiệu quả; phân cấp, phân quyền chưa triệt để…

Trong phần bài học kinh nghiệm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nhấn mạnh việc triển khai chủ động, quyết liệt, hiệu quả, sáng tạo các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả đối với vấn đề mới, vấn đề khó; phân định rõ ràng, nhưng phối hợp phải chặt chẽ; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, nâng cao năng lực thực thi; tổ chức thực hiện theo tinh thần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả; coi trọng thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán.

Về phần nhiệm vụ, giải pháp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nêu bật việc tập trung cải cách thể chế là “đột phá của đột phá”; tổ chức thực hiện tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, tránh bệnh hình thức; phải đẩy mạnh khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân; có cơ chế, chính sách đủ mạnh để thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, thành lập doanh nghiệp mới, tạo các vườn ươm; phát triển nguồn nhân chất lượng cao cho các động lực tăng trưởng, nhất là các động lực tăng trưởng mới; thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí…

Thủ tướng Chính phủ nhất trí bổ sung quan điểm kinh tế tư nhân là một bộ phận quan trọng của kinh tế quốc gia, phát triển kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế; có cơ chế giao, đặt hàng cho doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, quan trọng của quốc gia; mở rộng quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm cho các địa phương trong huy động nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở sử dụng hiệu quả và khả năng trả nợ; phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp đến năm 2030; nêu việc giải pháp xử lý cơ bản ô nhiễm không khí ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và đảm bảo môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp…

Lưu ý, Dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội cần phải được thường xuyên rà soát, cập nhật, bổ sung theo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, những chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, Chính phủ cho đến khi được Đại hội XIV thông qua, Thủ tướng nhấn mạnh, thời gian đến khi diễn ra Hội nghị Trung ương còn rất ngắn, yêu cầu các thành viên Tiểu Ban phát huy hơn nữa tinh thần tích cực, chủ động; khẩn trương triển khai công việc với tinh thần, trách nhiệm cao nhất, xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội và các tài liệu liên quan đạt chất lượng tốt nhất.

Chính trị

Thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cân bằng, hài hòa, bền vững
Chính trị

Thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cân bằng, hài hòa, bền vững

Chiều 18.3, làm việc với Đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) và gần 60 doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ đang thăm và làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam mong muốn, nỗ lực thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại cân bằng, hài hòa và bền vững với Hoa Kỳ.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính làm việc với UBND huyện Cư M'gar, Đắk Lắk
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính làm việc với UBND huyện Cư M'gar, Đắk Lắk

Chiều 18.3, Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đoàn Thị Thanh Mai làm Trưởng đoàn đã khảo sát diện tích quy hoạch đất đai của huyện Cư M'gar và làm việc với UBND huyện Cư M'gar, Đắk Lắk về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và ban hành văn bản thi hành Luật Đất đai năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các địa phương, nhà thầu phải chủ động hơn nữa trong xây dựng cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các địa phương, nhà thầu phải chủ động hơn nữa trong xây dựng cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng

Chiều 18.3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, trực tuyến với các địa phương nhằm nắm bắt tình hình, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy triển xây dựng Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.

Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại khảo sát tại Hà Nội phục vụ thẩm tra dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân
Chính trị

Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại khảo sát tại Hà Nội phục vụ thẩm tra dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân

Ngày 18.3, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã có các cuộc làm việc với Cục Thuế (Bộ Tài chính) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Thái Quỳnh Mai Dung tiếp Đoàn trợ lý nghị sĩ Ủy ban Đối ngoại, Hạ viện Hoa Kỳ
Chính trị

Tăng cường thúc đẩy hợp tác thực chất giữa hai Quốc hội Việt Nam - Hoa Kỳ

Sáng 18.3, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Thái Quỳnh Mai Dung đã tiếp Đoàn đại biểu trợ lý nghị sĩ Ủy ban Đối ngoại, Hạ viện Hoa Kỳ do Chánh văn phòng Ủy ban Maggie Goessler làm Trưởng đoàn, đang thăm làm việc tại Việt Nam.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại cuộc gặp gỡ cán bộ nhân viên Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco và các cơ quan Việt Nam tại khu vực bờ Tây Hoa Kỳ.
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh thăm bang California, Hoa Kỳ

Ngày 17.3 (theo giờ địa phương), tiếp tục các hoạt động song phương nhân chuyến công tác tới Hoa Kỳ dự Khóa họp lần thứ 69 của Ủy ban Địa vị phụ nữ của Hội đồng kinh tế - xã hội Liên Hợp Quốc, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã tới thăm bang California, gặp Bộ trưởng Tài chính bang Fiona Ma và Thượng nghị sỹ, Chủ tịch Ủy ban Năng lượng, Tiện ích và Truyền thông của Thượng viện bang Josh Becker cùng một số trí thức, doanh nhân tiêu biểu của cộng đồng người Việt tại bang California.

Thông qua Dự thảo Báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam
Chính trị

Thông qua Dự thảo Báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam

Ngày 18.3, Đoàn kiểm tra số 1921 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư do Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Đại tướng Lương Tam Quang làm Trưởng đoàn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam thông qua Dự thảo Báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban chỉ đạo, và các Phó Trưởng ban chủ trì Phiên họp
Sự kiện nổi bật

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Dự kiến hoàn thành sáp nhập các tỉnh trước ngày 30.8

Thông tin trên được Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đề cập tại phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) và Đề án 06 diễn ra ngày 18.3. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng ban Ban chỉ đạo, chủ trì Phiên họp. Phiên họp diễn ra theo hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến tới các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tuyên Quang dồn sức thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Tuyên Quang dồn sức cho việc triển khai các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ; tập trung hoàn thành các dự án, công trình kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội và 80 năm thành lập nước.