Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển khoa học, công nghệ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Chiều 11.2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Quộc

Thủ tướng Phạm Minh Chính khai mạc Hội nghị phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính khai mạc Hội nghị phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Dự hội nghị có: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các địa phương, cơ quan nghiên cứu, tổ chức khoa học, trường đại học và doanh nghiệp.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Bộ Chính trị đã ban hành, cả nước đã tổ chức triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Chính phủ đã ban hành nghị quyết về chương trình, hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, góp phần đạt tăng trưởng 8% trong năm 2025, tạo đà, tạo thế, tạo lực, tạo khí thế để cả nước đạt mức tăng trưởng 2 con số thời gian tới.

tt-a4.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Với quan điểm phân công “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm”, chương trình hành động của Chính phủ đã đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp và 140 nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương để thực hiện hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW.

Cho rằng, muốn tăng trưởng phải nâng cao năng suất lao động, muốn nâng cao năng suất lao động phải phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao. Do đó, phải có giải pháp để khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và nhân lực chất lượng cao trở thành động lực, mang tính đột phá để đất nước phát triển nhanh, bền vững.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các đại biểu thảo luận đánh giá đúng tình hình; nhận diện rõ những khó khăn, thách thức, thời cơ, thuận lợi để phát huy hết khả năng, biến thời cơ thành nguồn lực, đồng thời khắc phục những hạn chế, thách thức cho đất nước phát triển. Đặc biệt, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp đột phá về thể chế, huy động nguồn lực, hạ tầng, nguồn nhân lực cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Hội nghị phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Hội nghị phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Cho biết, ngay trong Kỳ họp của Quốc hội tới đây, Chính phủ sẽ trình Quốc hội nghị quyết để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và trình Quốc hội xem xét sửa Luật Khoa học, công nghệ trong Kỳ họp sau nữa, vào tháng 5.2025. Qua đó, trong tháo gỡ vướng mắc về thể chế, tạo thị trường để phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo thực sự là động lực của tăng trưởng, cải tạo tư liệu sản xuất để phát triển theo hướng phát triển nhanh, bền vững.

Nhấn mạnh, việc phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và nhân lực chất lượng cao không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo... mà mọi doanh nghiệp, người dân đều phải tham gia, với phương châm “người dân, doanh nghiệp vừa là trung tâm, chủ thể, nguồn lực, động lực trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển nhân lực chất lượng cao”...

Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy chuyển giao công nghệ nhằm xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy chuyển giao công nghệ nhằm xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái

Chủ trì Hội nghị về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, được tổ chức chiều 11.2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh đây là nhiệm vụ quan trọng, góp phần tái cấu trúc nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động toàn xã hội, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.

Điện mừng kỷ niệm 46 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Hồi giáo Iran
Chính trị

Điện mừng kỷ niệm 46 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Hồi giáo Iran

Nhân dịp kỷ niệm 46 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Hồi giáo Iran (11.2.1979 - 11.2.2025), ngày 11.2.2025, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng đến Tổng thống Masoud Pezeshkian; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi điện mừng đến Phó Tổng thống thứ Nhất Mohammad Reza Aref; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gửi điện mừng đến Chủ tịch Quốc hội Mohammad Bagher Ghalibaf.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương: Tiếp tục chuẩn bị kỹ lưỡng, đưa Cuộc vận động thi sáng tác ca khúc về Quốc hội và HĐND đạt kết quả tốt nhất

Chiều 11.2, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì phiên họp Ban Tổ chức Cuộc vận động thi sáng tác ca khúc về Quốc hội và HĐND.

Bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các sự kiện, hội nghị quan trọng diễn ra trong năm 2025
Sự kiện nổi bật

Bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các sự kiện, hội nghị quan trọng diễn ra trong năm 2025

Chiều 11.2, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai công tác bảo đảm ANTT đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, các sự kiện cấp quốc gia, hội nghị quốc tế tại Việt Nam năm 2025. Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì hội nghị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cùng với lợi nhuận, ngân hàng phải vì đất nước
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cùng với lợi nhuận, ngân hàng phải vì đất nước

Chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại để tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát, được tổ chức vào sáng 11.2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị ngành ngân hàng thực hiện 8 nhiệm vụ, giải pháp cùng đất nước phát triển.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì cuộc họp Ban Tổ chức cuộc vận động thi sáng tác ca khúc về Quốc hội và HĐND

Chiều 11.2, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì phiên họp Ban Tổ chức Cuộc vận động thi sáng tác ca khúc về Quốc hội và HĐND, nghe báo cáo kết quả chấm sơ khảo. 

Chủ tịch nước Lương Cường: Rà soát, hoàn thiện quy chế làm việc, nâng cao chất lượng công tác tham mưu
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường: Rà soát, hoàn thiện quy chế làm việc, nâng cao chất lượng công tác tham mưu

Sáng 11.2, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường cùng Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã làm việc với Văn phòng Chủ tịch nước về chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp và kết quả thực hiện tổng kết Nghị quyết 18 về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Văn phòng Chủ tịch nước và một số nhiệm vụ trọng tâm khác. 

TỔ CHỨC TỐT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2025-2030
Chính trị

TỔ CHỨC TỐT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2025-2030

Lời Tòa soạn: Năm 2025, cả hệ thống chính trị nước ta sẽ tiến hành Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây không chỉ là đợt sinh hoạt chính trị to lớn, sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân mà còn là tiền đề để tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Để chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết với tiêu đề: "Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030".

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết:

Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I họp tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Ảnh: Tư liệu
Theo dòng sự kiện

Bài 1: Bác Hồ với Quốc hội khóa I và bản Hiến pháp đầu tiên (*)

Lời tòa soạn: Cách đây gần 80 năm, ngày 6.1.1946, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân ta từ Bắc chí Nam đã tiến hành thắng lợi cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên trong cả nước. Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trải qua 14 năm hoạt động trong hoàn cảnh vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, Quốc hội khóa I (1946-1960) đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử hết sức vẻ vang, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.

Ghi nhận công lao đóng góp của Quốc hội khóa I, trong phiên bế mạc Kỳ họp thứ 12 - kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa I, ngày 15.4.1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “… Quốc hội ta đã hết lòng vì dân, vì nước, đã làm tròn một cách vẻ vang nhiệm vụ của những người đại biểu nhân dân”.
Hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2026), Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu những bài viết của các ĐBQH qua các thời kỳ về nhiệm kỳ Quốc hội đầu tiên cũng như sự đóng góp của đại biểu Quốc hội đối với sự phát triển của Quốc hội nói riêng và đất nước nói chung.

toàn cảnh Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Cam kết trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu quả, tiến độ, chất lượng

Liên quan đến mục tiêu đưa dự án vào vận hành trong năm 2030, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thấy rằng, việc Chính phủ đề xuất đưa dự án điện hạt nhân Ninh Thuận vào vận hành trong năm 2030 để bảo đảm an ninh cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế, xã hội theo Tờ trình là khó khả thi. Do đó, đề nghị nghiên cứu kỹ lưỡng và bổ sung giải pháp khắc phục để bảo đảm mục tiêu hoàn thành dự án theo đề xuất của Chính phủ. Bên cạnh đó, Chính phủ và tỉnh Ninh Thuận cần cam kết trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu quả, tiến độ, chất lượng cho dự án này.

các đại biểu tham dự Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Tránh khoảng trống pháp lý trong triển khai thực hiện

Đối với một số chính sách cụ thể như huy động nguồn vốn, tại dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ trong trường hợp giảm hoặc bổ sung thêm dự án so với danh mục dự án kèm theo Nghị quyết này thì số vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương để thực hiện dự án sẽ được xác định như thế nào, để tránh khoảng trống pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện.