Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị toàn quốc về thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

Chiều 6.3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến đến 63 điểm cầu tại các địa phương trên cả nước.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Dự hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà (điểm cầu Cần Thơ), Hồ Đức Phớc; lãnh đạo bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chuyên gia, lãnh đạo các Hiệp hội bất động sản, ngân hàng, doanh nghiệp bất động sản lớn trên cả nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thời gian qua, Thủ tướng đã chủ trì nhiều hội nghị và có nhiều chỉ đạo về phát triển nhà ở xã hội. Gần đây nhất, ngày 27.2, Thủ tướng đã ký Quyết định số 444/QĐ-TTg giao chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội trong năm 2025 và đến năm 2030 để các địa phương bổ sung vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, giai đoạn 2025-2030 cả nước phải hoàn thành 995.445 căn hộ để có thể đạt được mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Mở đầu hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Đảng, Nhà nước chủ trương phát triển nhanh nhưng bền vững, không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Con người có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, trong đó gồm quyền có chỗ ở. Thủ tướng hoan nghênh một số địa phương vừa qua đã khởi công các dự án nhà ở xã hội lớn, song cũng bày tỏ trăn trở khi "đất trong tay chúng ta, tiền có thể huy động, cơ chế, chính sách, thủ tục do ta mà việc xây dựng nhà ở xã hội không chuyển biến hoặc chuyển biến rất chậm".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Theo Thủ tướng, nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn, do đó các cơ quan phải đặt mình vào địa vị của người có nhu cầu để giải quyết, triển khai công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Trong đó, các địa phương đã được giao chỉ tiêu cụ thể về xây dựng nhà ở xã hội, phải coi đây là nhiệm vụ chính trị, với quan điểm lấy con người là trung tâm, là chủ thể, con người là yếu tố quyết định sự phát triển, mọi chính sách phải hướng đến con người.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận thẳng thắn về chỉ tiêu xây dựng nhà ở xã hội; cơ chế, chính sách vướng mắc cần giải quyết; cách huy động nguồn lực; thiết kế, mẫu nhà ở xã hội; khả năng sản xuất hàng loạt; cách làm, quy hoạch, giao đất, thủ tục hành chính trong triển khai các dự án nhà ở xã hội.

Thủ tướng lưu ý việc thiết kế kiến trúc nhà ở xã hội, để có các mẫu nhà phù hợp điều kiện, cảnh quan, văn hóa, khí hậu từng vùng miền; phù hợp nhu cầu người sử dụng, các loại, chất liệu, cấu trúc linh hoạt. Thủ tướng đề cập một số giải pháp huy động nguồn lực đã và đang được triển khai như thành lập quỹ nhà ở quốc gia; giải ngân gói tín dụng 140 nghìn tỷ đồng cho nhà ở xã hội mà không tính vào 'room' tín dụng của các ngân hàng…

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Các đại biểu tham dự hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Các đại biểu tham dự hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Theo Bộ Xây dựng, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành gần 20 văn bản gồm các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định, Công điện…với nhiều giải pháp, nhiệm vụ cụ thể và quyết liệt nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để tập trung triển khai nhanh, hiệu quả Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".

Các đại biểu tham dự hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Các đại biểu tham dự hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Đến nay, cả nước có 10 địa phương đã đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và 5 năm của địa phương; đã có 30 địa phương ban hành kế hoạch triển khai Đề án. Tổng hợp báo cáo của các địa phương, cả nước đã quy hoạch 1.309 vị trí với quy mô 9.737 ha đất làm nhà ở xã hội.

Các đại biểu tham dự hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Các đại biểu tham dự hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, từ năm 2021 đến nay cả nước có 655 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô hơn 593.000 căn. Năm 2024, cả nước có 28 dự án với 20.000 căn đã hoàn thành; 23 dự án với quy mô 25.000 căn đã được cấp phép, khởi công xây dựng; số lượng dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư là 113 dự án, tương đương 142.000 căn. Đã có 37/63 UBND tỉnh gửi văn bản hoặc công bố trên cổng thông tin điện tử về danh mục dự án tham gia Chương trình với tổng số là 90 dự án, tổng số tiền giải ngân theo Chương trình 120.000 tỷ đồng là 2.845 tỷ đồng.

Chính trị

Những chỉ đạo quyết liệt của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật và cải cách thủ tục hành chính
Chính trị

Những chỉ đạo quyết liệt của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật và cải cách thủ tục hành chính

Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn, huy động và khơi thông mọi nguồn lực của đất nước. Với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt nhằm phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ Đại hội XIII của Đảng, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ đưa nước ta bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 

Quang cảnh cuộc làm việc
Chính trị

Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội làm việc với Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long

Ngày 27.3, Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Hoàng Mai làm trưởng đoàn đã làm việc với Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về y tế cơ sở, y tế dự phòng quy định Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24.6.2023 của Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại hội thảo
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Hội thảo tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)

Sáng 28.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và chỉ đạo tại Hội thảo tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) do Ủy ban Văn hoá và Xã hội tổ chức. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đặng Thuần Phong đồng chủ trì.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương: Sửa đổi toàn diện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Phát biểu tại cuộc làm việc với các cơ quan hữu quan của Quốc hội về việc sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND sáng nay, 28.3, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đề nghị, về phạm vi điều chỉnh, các ý kiến thống nhất cao là sửa đổi toàn diện với tên gọi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND (sửa đổi). Trên cơ sở hồ sơ đã có với tư duy mới và cách làm mới, các cơ quan tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi Luật hiện hành.

toàn cảnh cuộc làm việc - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì làm việc về sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân

Sáng 28.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã chủ trì cuộc làm việc với các cơ quan hữu quan của Quốc hội về việc triển khai các nội dung liên quan đến sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân.

Kinh tế tư nhân cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể là tập hợp nòng cốt để xây dựng nền kinh tế tự chủ, tự lực, tự cường - Nguồn ITN
Theo dòng sự kiện

Hợp tác và niềm tin

Trong Bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến khu vực kinh tế hợp tác: “Phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới, hiệu quả”. Điều này khẳng định rằng, trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác với nòng cốt là hợp tác xã tiếp tục giữ vai trò quan trọng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Skoda Auto
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Skoda Auto

Chiều 27.3, tiếp ông Klaus Zellmer, Chủ tịch Tập đoàn Skoda Auto đang thăm, làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn Skoda cùng phát triển hệ sinh thái công nghiệp ô tô Việt Nam; không chỉ sản xuất ô tô con mà sản xuất các loại xe khác, cũng như sản xuất động cơ, thiết bị cung cấp cho các nhà máy ô tô tại Việt Nam; từ Việt Nam mở rộng thị trường ra các nước Đông Nam Á.

Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

Chiều 27.3, Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có buổi làm việc với Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Lâm Văn Đoan chủ trì buổi làm việc.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Chiều 27.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại tọa đàm
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo

Ngày 27.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo do Ủy ban Văn hóa và Xã hội tổ chức. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh đồng chủ trì.

Viện trưởng IESS, Đại biểu Quốc hội Khóa XII, XIII Lê Bộ Lĩnh
Chính trị

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, định hướng xã hội chủ nghĩa - điều kiện tiên quyết để kinh tế tư nhân phát triển

Nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện đại, năng động và hội nhập là điều kiện tiên quyết để khu vực kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững, PGS.TS LÊ BỘ LĨNH, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược kinh tế, đại biểu Quốc hội các Khóa XII, XIII, kỳ vọng, với những thông điệp hết sức quan trọng trong Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", tới đây, sẽ có những cơ chế, chính sách thực sự đột phá cho khu vực kinh tế được xác định là động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước.