Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 6 nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn trong xây dựng các công trình trọng điểm

Chiều 3.10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với các doanh nghiệp tham gia xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia.

img-7531-3493.jpeg
Thủ tướng nêu rõ, công việc nhiều, thời gian ngắn, yêu cầu cao, mong đợi của nhân dân lớn, do đó các chủ thể cần cùng nhau tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng dự có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc; các Bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các hội, hiệp hội, doanh nghiệp xây dựng.

Thời gian qua, việc triển khai các dự án trọng điểm, các dự án quan trọng quốc gia, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự vào cuộc, tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, đặc biệt là các địa phương, các doanh nghiệp xây dựng, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai các dự án đầu tư xây dựng nói chung đã dần được hoàn thiện và ngày càng được hoàn thiện; các dự án trọng điểm, các dự án quan trọng quốc gia được triển khai theo Nghị quyết Đại hội Đảng đã hoàn thành và dần được hoàn thành tạo sự đột phá trong xây dựng và phát triển đất nước.

Đại diện gần 30 doanh nghiệp, nhà thầu tham gia xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia, các hiệp hội... tham dự phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đại diện gần 30 doanh nghiệp, nhà thầu tham gia xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia, các hiệp hội... tham dự phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả Hồ Minh Hoàng cho rằng, trong thời gian qua, nhiều những đơn vị thi công các gói thầu lớn thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải đang quyết tâm hoàn thành vào cuối năm 2025 theo tinh thần Lễ phát động 500 ngày đêm hoàn thành 3.000km đường cao tốc của Thủ tướng.

Như vậy, sau năm 2025, đề xuất ưu tiên tận dụng nguồn lực nội tại của đất nước từ các doanh nghiệp trong nước về nhân lực, máy móc thiết bị để tối ưu sản xuất cho việc triển khai dự án đường sắt tốc độ cao. “Kiến nghị Nhà nước hỗ trợ tổ chức cho doanh nghiệp Việt Nam học tập kinh nghiệm quốc tế, giao công việc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước phát triển; tăng cường đào tạo nhân lực và ứng dụng công nghệ số vào các dự án ngành giao thông, đặc biệt là các dự án đường sắt tốc độ cao”, ông Hồ Minh Hoàng nêu.

img-7532-3282.jpeg
Ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả phát biểu. Ảnh: VPG/Nhật Bắc

Để các nhà thầu trong nước được tiếp cận và triển khai thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả đề xuất tách dự án thành hai hợp phần. Trong đó hợp phần 1 là các hạng mục xây dựng từ phần dưới ray trở xuống có tính chất tương tự công trình đường bộ để giao cho doanh nghiệp trong nước, hợp phần 2 phần đầu máy, toa xe, hệ thống thông tin tín hiệu … giao cho doanh nghiệp trong nước liên danh với doanh nghiệp nước ngoài.

Ông Nguyễn Văn Trường, Giám đốc Công ty CP xây dựng Xuân Trường kiến nghị nên phân cấp, phân quyền cho các địa phương cấp mỏ vật liệu đất đá. Từ kinh nghiệm những dự án đã triển khai, ông Trường cho biết, những công trình liên quan nhà nước thì thủ tục giải quyết rất khó khăn, nhưng doanh nghiệp tư nhân tự làm thì đơn giản hơn. Ông nêu thực tế, chỉ có tỉnh mới biết được rõ mỏ nào khai thác được để làm vật liệu san lấp. Điều quan trọng là các tỉnh phải đổi mới tư duy, khai thác mỏ vật liệu nhưng phải đi đôi với bảo vệ môi trường…

Ông Nguyễn Văn Trường, Giám đốc Công ty CP xây dựng Xuân Trường phát biểu. Ảnh: VPG/Nhật Bắc
Ông Nguyễn Văn Trường, Giám đốc Công ty CP xây dựng Xuân Trường phát biểu. Ảnh: VPG/Nhật Bắc

Sau khi nghe các ý kiến phát biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn, sâu sắc, chất lượng của các Phó Thủ tướng và các đại biểu dự hội nghị. Đặc biệt, hoan nghênh tinh thần cầu thị, dám nghĩ dám làm, dám nói của các doanh nghiệp xây dựng tham dự hội nghị, đã đề xuất những vấn đề mang tính đột phá, tư duy đổi mới sáng tạo cùng tham gia giải quyết những vấn đề lớn của quốc gia.

Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan tiếp thu đầy đủ các ý kiến, ban hành Thông báo kết luận Hội nghị để thống nhất chỉ đạo, triển khai thực hiện.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình giải đáp, làm rõ một số vấn đề mà các hiệp hội, doanh nghiệp có ý kiến - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình giải đáp, làm rõ một số vấn đề mà các hiệp hội, doanh nghiệp có ý kiến - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng đề nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp xây dựng xác định rõ việc triển khai các dự án trọng điểm, các dự án quan trọng quốc gia hiệu quả, đúng tiến độ, mục tiêu đặt ra là động lực cơ bản để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đi lên từ nội lực, lấy nội lực là “cơ bản, lâu dài, chiến lược, quyết định”.

Thủ tướng chỉ rõ 6 nhiệm vụ trọng tâm trong đó nêu rõ: Về nhận thức phải xác định rõ đột phá về hạ tầng chiến lược rất quan trọng, giúp góp phần công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, mở rộng ra không gian phát triển mới, tăng giá trị của đất, thuận lợi trong giao thông, giảm chi phí logictic, tăng giá trị hàng hóa. Hiện nay chúng ta đã làm tốt rồi thì sắp tới phải làm tốt hơn.

Huy động nguồn lực và đa dạng hóa nguồn lực từ nhà nước, nhân dân, nhà đầu tư, nguồn lực hợp tác công tư để thực hiện mục tiêu phát triển hạ tầng chiến lược với tinh thần "hài hòa lợi ích giữa nhà nước và người dân".

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao đổi với đại diện hiệp hội, doanh nghiệp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao đổi với đại diện hiệp hội, doanh nghiệp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tập trung cho phát triển khoa học công nghệ, quản trị thông minh, đào tạo nguồn nhân lực, vận dụng sáng tạo hiệu quả cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, chuyển giao công nghệ tiên tiến. "Việc này không chỉ nhà nước mà doanh nghiệp cũng phải tập trung làm" - Thủ tướng chỉ rõ.

Xác định hoàn thiện thể chế là một trong 3 đột phá chiến lược, phải tập trung sửa đổi, bổ sung hoàn thiện đảm bảo thông thoáng, thuận lợi, nhất là liên quan đến giải phóng mặt bằng, bồi thường, đơn giá.

Các doanh nghiệp phát huy tinh thần tự lực, tự cường đi lên từ sức mạnh nội sinh, có sự giúp đỡ hợp tác của Nhà nước để hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các bộ, ngành, địa phương luôn lắng nghe thấu hiểu, động viên, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thể chế nhân lực, nguồn lực để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững.

Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương làm tốt công tác phân cấp phân quyền, tăng cường giám sát kiểm tra, cắt giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí cho người dân doanh nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền của mình, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp. Không để các nhà thầu thi công "cô đơn trên công trường", tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp, thực hiện phân công công việc trên tinh thần 4 rõ: " rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả".

Đặc biệt với Bộ Xây dựng, Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác quy hoạch, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức phù hợp, kịp thời, bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, người dân, doanh nghiệp; chủ động, hướng dẫn khi các doanh nghiệp gặp khó khăn; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương khẩn trương phổ biến, cập nhật các quy định luật pháp

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: VPG/Nhật Bắc
Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: VPG/Nhật Bắc

Đối với các doanh nghiệp, nhà thầu tư vấn giám sát, phát huy tinh thần hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, trước hết, hoạt động đúng phát luật, tinh thần là "đã nói là làm", "đã cam kết là phải thực hiện", "vượt nắng, thắng mưa, không thua bão gió", năng động sáng tạo đổi mới trong quá trình làm.

Thủ tướng mong muốn và tin tưởng rằng, với tinh thần “đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, cửa biển của mình” để “biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể”, đã quyết tâm rồi thì quyết tâm cao hơn, cố gắng rồi thì cố gắng hơn, nỗ lực rồi thì nỗ lực hơn, các chủ thể tham gia dự án, công trình trọng điểm, quan trọng quốc gia sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; các doanh nghiệp xây dựng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, ngày càng khẳng định vai trò và đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chính trị

 Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự chương trình tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự chương trình tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Sáng 20.4, tại khu A3, Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức chương trình tiếp nhận và đưa 6 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong tham dự chương trình.

Toàn cảnh Hội nghị phổ biến, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII do Văn phòng Quốc hội tổ chức
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Góp thêm niềm tin vào những chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta trong kỷ nguyên mới

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Tại các buổi tiếp xúc cử tri mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đều khẳng định, “chưa bao giờ chúng ta để người dân được tiếp cận với nghị quyết nhanh như vậy”.

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Phát triển nền móng tư tưởng, tinh thần, tâm lý quốc dân phù hợp với thời đại

Nếu kỷ nguyên mới là thời kỳ thách thức và hóa giải mọi giới hạn phát triển, xuất phát từ chính mình, tương dung với thời đại thì không thể không phát triển trên nền móng tư tưởng và tâm lý dân tộc với bản lĩnh tự tôn, tự trọng, tự cường và hành động quyết liệt nhằm tạo ra vận tốc phát triển mới, vì sự hùng cường của quốc gia phát triển hiện đại, nêu cao vị thế, sức mạnh và danh dự đất nước trong tầm nhìn tới năm 2045.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII.
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Sáng 20.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và Tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665). Ngày hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND TP. Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Hội thảo khoa học cấp quốc gia về Đại thắng mùa Xuân 1975
Chính trị

Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam

Sáng 20.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thành ủy TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam. Đây là hoạt động trọng điểm hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Bài cuối: Cần niềm tin mạnh mẽ để đất nước vươn xa
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Cần niềm tin mạnh mẽ để đất nước vươn xa

Lương Anh Tế - Chủ tịch hội Người cao tuổi tỉnh Hải Dương

Trước những thách thức, mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, công chức phải nỗ lực vượt qua, điều cần nhất vẫn là một niềm tin mạnh mẽ: rằng chúng ta đang đi đúng hướng. Thay đổi để đất nước có cơ hội vươn xa, để từng người dân được phục vụ tốt hơn, để cán bộ được làm việc trong một môi trường xứng đáng hơn. Khi bộ máy gọn nhẹ, thông suốt, và phục vụ hiệu quả - thì không chỉ ngân sách được giải phóng, mà cả trí tuệ và tâm huyết của những người trong hệ thống cũng được giải phóng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình nghệ thuật chính luận “Ký ức để lại”
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình nghệ thuật chính luận “Ký ức để lại”

Tối 19.4, tại Tây Ninh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chính luận “Ký ức để lại” do Đảng ủy Công an Trung ương phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh tổ chức nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2025); 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025); 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19.8.1945-19.8.2025).

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri
Chính trị

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng tiếp xúc cử tri tại Quảng Trị

Thực hiện Chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đã có các cuộc tiếp xúc cử tri tại thị trấn Cam Lộ (huyện Cam Lộ) và phường 5 (thành phố Đông Hà).

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Chính trị

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, chưa bao giờ như hiện nay, vấn đề xây dựng và thực thi triết lý phát triển Đất nước lại đặt ra và thách thức gay gắt, đòi hỏi Việt Nam một sự nỗ lực vượt bậc, toàn diện. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đem đến cơ hội mà những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu, tăng tốc và kỳ vọng phát triển vượt bậc. Do đó, việc kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045 trở nên vừa cấp bách vừa mang tầm chiến lược. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045”.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng phát biểu
Chính trị

Hướng tới xây dựng chính quyền địa phương hiện đại, tinh gọn, phục vụ người dân tốt nhất

Mục tiêu của việc sáp nhập tỉnh, xã là mở rộng không gian phát triển với tầm nhìn dài hạn, hướng tới xây dựng một chính quyền địa phương hiện đại, tinh gọn, hiệu quả và phục vụ người dân tốt nhất. Cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các đề án về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, trên tinh thần khoa học, hợp lý, khả thi, phù hợp với điều kiện của địa phương, bảo đảm quy định của pháp luật, định hướng của Trung ương

Dự liệu sớm để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro
Chính trị

Dự liệu sớm để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro

Tại Phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế và Tài chính sáng nay, 19.4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh lưu ý, cần dự liệu sớm để có các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro, có những quy định để phòng ngừa rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống tài chính khi trung tâm tài chính quốc tế được thành lập và hoạt động. 

Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm trong cả nước
Chính trị

Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm trong cả nước

Sáng 19.4, tại điểm cầu trung tâm Nhà ga T3, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, TP. Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn trong cả nước chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).