Thủ tướng Phạm Minh Chính ăn sáng - làm việc với Thủ tướng Malaysia

Sáng 26.2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc ăn sáng - làm việc thân mật và hiệu quả với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim nhân dịp Thủ tướng thăm Việt Nam và dự Diễn đàn Tương lai ASEAN lần thứ 2 tại Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Tại cuộc gặp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhiệt liệt hoan nghênh và bày tỏ vui mừng được đón Thủ tướng Anwar Ibrahim trở lại thăm Việt Nam; nhấn mạnh chuyến thăm hết sức có ý nghĩa trong bối cảnh hai nước vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện và Malaysia hiện đang giữ vai trò Chủ tịch ASEAN; chúc mừng Malaysia đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, trở thành một trong 27 nền kinh tế cạnh tranh hàng đầu trên thế giới; bày tỏ tin tưởng Malaysia sẽ đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế toàn diện theo chính sách kinh tế MADANI do Thủ tướng Anwar Ibrahim khởi xướng.

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cảm ơn sự đón tiếp trọng thị và nồng hậu phía Việt Nam dành cho đoàn; bày tỏ sự ngưỡng mộ với Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như khâm phục công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng đất nước của Việt Nam trước đây; đồng thời đánh giá cao những thành tựu to lớn Việt Nam đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua; khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu của Malaysia trong khu vực và cam kết quyết tâm đẩy mạnh thực chất hợp tác giữa hai bên phù hợp với quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện mới xác lập.

Hai Thủ tướng bày tỏ hài lòng về sự phát triển của quan hệ song phương thời gian qua, đặc biệt kể từ sau chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Anwar Ibrahim (tháng 7.2023) và chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm (11.2024).

Hợp tác và tin cậy chính trị được tăng cường thông qua duy trì các cuộc tiếp xúc, trao đổi đoàn cấp cao và các cấp; các cơ chế hợp tác song phương từ chính trị - ngoại giao đến quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa… tiếp tục phát huy hiệu quả. Hợp tác thương mại - đầu tư phát triển toàn diện và sâu sắc hơn; trong ASEAN, Malaysia hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam và là nhà đầu tư lớn thứ ba tại Việt Nam. Hợp tác hai nước có nhiều bước đột phá trong các lĩnh vực then chốt như quốc phòng, an ninh, năng lượng, lao động, nông nghiệp, an ninh lương thực... và cả các lĩnh vực mới như kinh tế xanh, kinh tế số…

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Về phương hướng hợp tác trong thời gian tới, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao và các cấp trên các kênh; tổ chức kỳ họp lần thứ 8 Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác Kinh tế, Khoa học, Kỹ thuật Việt Nam - Malaysia trong năm 2025; sớm thông qua Chương trình Hành động triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện giai đoạn 2025 - 2028; tiến tới ký Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực Halal; mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực như kinh tế số, kinh tế xanh, chuyển đổi năng lượng công bằng, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nông nghiệp thông minh, chính phủ điện tử, an ninh mạng.

Hai Thủ tướng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác biển và đại dương; tăng cường hợp tác giải quyết các vấn đề trên biển và thiết lập đường dây nóng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); đẩy mạnh hợp tác giáo dục, đào tạo, lao động, nông nghiệp, văn hóa, thể thao, tăng cường tần suất chuyến bay.

Trao đổi về hợp tác đa phương và khu vực, hai bên đánh giá cao việc hai nước thường xuyên phối hợp và ủng hộ lẫn nhau ứng cử vào các tổ chức quốc tế; nhất trí phối hợp chặt chẽ với nhau và các nước ASEAN khác xây dựng một ASEAN đoàn kết, thống nhất, tăng cường hợp tác nội khối, phát huy vai trò trung tâm trong xử lý các vấn đề chiến lược ở khu vực.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định ủng hộ Malaysia đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2025, hướng tới một ASEAN “Bền vững và Bao trùm” theo đúng chủ đề của ASEAN năm nay; tin tưởng Malaysia sẽ dẫn dắt ASEAN đạt được những thành quả to lớn, ngày càng đoàn kết và tự cường.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cùng thành viên đoàn hai nước. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cùng thành viên đoàn hai nước. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Hai Thủ tướng nhất trí phối hợp chặt chẽ thúc đẩy thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) và đàm phán thực chất, hiệu quả Bộ quy tắc ứng xử (COC) trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), góp phần xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Chính trị

Những chỉ đạo quyết liệt của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật và cải cách thủ tục hành chính
Chính trị

Những chỉ đạo quyết liệt của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật và cải cách thủ tục hành chính

Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn, huy động và khơi thông mọi nguồn lực của đất nước. Với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt nhằm phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ Đại hội XIII của Đảng, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ đưa nước ta bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 

Quang cảnh cuộc làm việc
Chính trị

Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội làm việc với Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long

Ngày 27.3, Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Hoàng Mai làm trưởng đoàn đã làm việc với Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về y tế cơ sở, y tế dự phòng quy định Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24.6.2023 của Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại hội thảo
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Hội thảo tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)

Sáng 28.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và chỉ đạo tại Hội thảo tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) do Ủy ban Văn hoá và Xã hội tổ chức. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đặng Thuần Phong đồng chủ trì.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương: Sửa đổi toàn diện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Phát biểu tại cuộc làm việc với các cơ quan hữu quan của Quốc hội về việc sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND sáng nay, 28.3, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đề nghị, về phạm vi điều chỉnh, các ý kiến thống nhất cao là sửa đổi toàn diện với tên gọi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND (sửa đổi). Trên cơ sở hồ sơ đã có với tư duy mới và cách làm mới, các cơ quan tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi Luật hiện hành.

toàn cảnh cuộc làm việc - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì làm việc về sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân

Sáng 28.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã chủ trì cuộc làm việc với các cơ quan hữu quan của Quốc hội về việc triển khai các nội dung liên quan đến sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân.

Kinh tế tư nhân cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể là tập hợp nòng cốt để xây dựng nền kinh tế tự chủ, tự lực, tự cường - Nguồn ITN
Theo dòng sự kiện

Hợp tác và niềm tin

Trong Bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến khu vực kinh tế hợp tác: “Phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới, hiệu quả”. Điều này khẳng định rằng, trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác với nòng cốt là hợp tác xã tiếp tục giữ vai trò quan trọng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Skoda Auto
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Skoda Auto

Chiều 27.3, tiếp ông Klaus Zellmer, Chủ tịch Tập đoàn Skoda Auto đang thăm, làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn Skoda cùng phát triển hệ sinh thái công nghiệp ô tô Việt Nam; không chỉ sản xuất ô tô con mà sản xuất các loại xe khác, cũng như sản xuất động cơ, thiết bị cung cấp cho các nhà máy ô tô tại Việt Nam; từ Việt Nam mở rộng thị trường ra các nước Đông Nam Á.

Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

Chiều 27.3, Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có buổi làm việc với Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Lâm Văn Đoan chủ trì buổi làm việc.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Chiều 27.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại tọa đàm
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo

Ngày 27.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo do Ủy ban Văn hóa và Xã hội tổ chức. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh đồng chủ trì.

Viện trưởng IESS, Đại biểu Quốc hội Khóa XII, XIII Lê Bộ Lĩnh
Chính trị

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, định hướng xã hội chủ nghĩa - điều kiện tiên quyết để kinh tế tư nhân phát triển

Nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện đại, năng động và hội nhập là điều kiện tiên quyết để khu vực kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững, PGS.TS LÊ BỘ LĨNH, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược kinh tế, đại biểu Quốc hội các Khóa XII, XIII, kỳ vọng, với những thông điệp hết sức quan trọng trong Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", tới đây, sẽ có những cơ chế, chính sách thực sự đột phá cho khu vực kinh tế được xác định là động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước.