Thủ tướng Nhật Bản trước áp lực của chính phủ thiểu số

Tại phiên họp đặc biệt diễn ra vào ngày 11.11, Quốc hội Nhật Bản đã bầu Chủ tịch đảng cầm quyền Ishiba Shigeru tiếp tục giữ cương vị Thủ tướng thứ 103 của nước này. Tuy nhiên, việc lãnh đạo một Chính phủ thiểu số đã báo trước tương lai đầy thách thức đối với tân Thủ tướng và đảng cầm quyền.

Cuộc bỏ phiếu vòng hai sau 30 năm

Tại vòng bỏ phiếu đầu tiên, ứng cử viên thủ tướng của đảng Tự do Dân chủ (LDP) cầm quyền Ishiba Shigeru và ông Yoshihiko Noda, lãnh đạo Đảng Dân chủ Lập hiến Nhật Bản (CDP), đảng đối lập lớn nhất trong Quốc hội, là hai ứng cử viên cao phiếu nhất với lần lượt là 221 và 160 phiếu.

z6024749200881-3b55e2308cff3aa546fd6538171b661d.jpg
Thủ tướng Ishiba Shigeru tham gia bỏ phiếu tại Quốc hội ngày 11.11. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, cả hai ứng cử viên đều không đạt được đa số quá bán, vì vậy Hạ viện đã tiến hành bầu vòng 2 với chiến thắng cuối cùng thuộc về ông Ishiba Shigeru.

“Tôi sẽ cố gắng hết sức để phụng sự đất nước và người dân, trong bối cảnh môi trường trong và ngoài nước vô cùng khó khăn”, ông Ishiba viết trên nền tảng mạng xã hội X sau khi chính thức được cả Hạ viện và Thượng viện thông qua.

Đúng như dự đoán, hai đảng đối lập lớn thứ hai và thứ ba trong Quốc hội đã không bắt tay với CDP để bỏ phiếu cho ông Noda. Thay vào đó, họ bỏ phiếu cho các nhà lãnh đạo tương ứng của mình là Nobuyuki Baba và Yuichiro Tamaki, trong cả vòng đầu tiên và vòng hai. Theo quy định, tại vòng hai, phiếu bầu cho những người không phải hai ứng cử trong danh sách, đều bị coi là không hợp lệ. Điều này có lợi cho Ishiba, người đã giữ được ghế của mình.

z6024749597120-08727801602858fd2d6f8944ecc62d42.jpg
Ông Ishiba Shigeru được Quốc hội bầu tiếp tục giữ chức Thủ tướng ngày 11.11. Ảnh: Reuters

Đây là lần đầu tiên trong ba thập kỷ qua và là lần thứ 5 trong lịch sử Nhật Bản, Quốc hội phải bỏ phiếu đến vòng thứ hai để xác định Thủ tướng, cho thấy tình trạng chia rẽ sâu sắc trong cơ quan lập pháp.

Đây cũng là cuộc bỏ phiếu bầu Thủ tướng lần thứ hai trong vòng một tháng tại cơ quan lập pháp của Nhật Bản, sau khi đảng cầm quyền để mất thế đa số trong cuộc tổng tuyển cử hồi cuối tháng 10. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ông Ishiba sẽ điều hành một Chính phủ thiểu số, do vậy những chính sách mà Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đưa ra trước đây có thể sẽ bị trì hoãn, thậm chí là khó thực hiện; và ông sẽ phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng buộc ông phải nhượng bộ phe đối lập để theo đuổi chương trình nghị sự chính trị của mình.

Những cuộc mặc cả khó khăn

Thách thức cấp bách nhất của ông Ishiba là đưa ra ngân sách bổ sung cho năm tài chính đến tháng 3 năm sau, dưới áp lực từ cử tri và các đảng đối lập đòi hỏi tăng chi tiêu cho phúc lợi và các biện pháp bù đắp giá cả tăng cao.

Giáo sư danh dự tại Trường Đại học Nihon, Nhật Bản Tomoaki Iwai nhận định để duy trì quyền lực, ông Ishiba cần phải thông qua ngân sách chính phủ vào mùa đông năm nay. Điều đó đồng nghĩa LDP phải nhượng bộ một số chính sách của mình để tìm kiếm sự hợp tác từ những bên khác.

Trước cuộc bỏ phiếu ngày 11.11, ông Ishiba đã có các cuộc cuộc hội đàm riêng với Chủ tịch Đảng Dân chủ vì nhân dân (DPP) Yuichiro Tamaki và Chủ tịch đảng CDP Yoshihiko Noda. Ông Ishiba cho biết "sẽ có cách tiếp cận chân thành với tất cả các bên" và "điểm quan trọng là đảm bảo Nhật Bản là một quốc gia hòa bình và cải thiện đời sống của người dân". Ông cho biết LDP có cùng quan điểm về vấn đề này với DPP và CDP.

Về phần mình, ông Tamaki yêu cầu Chính phủ tăng cường các biện pháp thúc đẩy tiêu dùng, giảm giá xăng, cũng như thực hiện cải cách để sửa đổi các quy tắc về tài trợ chính trị và cải thiện tính minh bạch. Liên quan đến gói kích thích kinh tế dự kiến ​​được Quốc hội phê duyệt trước cuối năm, DPP đã yêu cầu đưa vào một số đề xuất kinh tế của đảng, bao gồm việc thiết lập mức miễn thuế thu nhập cao hơn cho những người lao động bán thời gian như một điều kiện để ủng hộ cho gói hỗ trợ này.

Trong khi đó, CDP quan tâm đến những cải cách nhằm làm trong sạch bộ máy chính trị sau vụ bê bối quỹ đen cũng như yêu cầu phải kỷ luật nghiêm minh những đối tượng vi phạm. Ông Noda đã kêu gọi thủ tướng mở đường cho sự hợp tác giữa đảng cầm quyền và đảng đối lập trong kỳ họp tiếp theo của Quốc hội, dự kiến ​​sẽ bắt đầu trong những tuần tới.

Tại kỳ họp Quốc hội gần đây nhất, chính phủ của Thủ tướng khi đó là ông Fumio Kishida đã thông qua việc sửa đổi Luật kiểm soát quỹ chính trị nhưng không nhận được sự ủng hộ của phe đối lập. Trong khi đó, phe đối lập yêu cầu rằng bất kỳ đạo luật nào được thông qua trong vấn đề này cũng cần sự nhất trí của các bên.

Trong cuộc họp báo tối 11.11, ông Ishiba cho biết ông hy vọng sẽ hợp tác với phe đối lập để thực hiện cải cách chính trị trong kỳ họp tiếp theo của Quốc hội, nhưng nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền tự do hoạt động chính trị trong khu vực tư nhân - cũng như một cách để giảm sự phụ thuộc của các đảng vào nguồn tài trợ công.

LDP từ lâu đã thể hiện thái độ bất đồng sâu sắc đối với các yêu cầu của phe đối lập, nhưng xét đến tình thế khó khăn hiện tại, đảng này có thể buộc phải nhượng bộ, đặc biệt là trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện vào năm tới.

Trong phiên họp sắp tới của Quốc hội, Nội các mới sẽ phải đối mặt với những thử thách đầu tiên trong những hoàn cảnh bất thường, vì cả ủy ban ngân sách và cải cách chính trị đều do các nhà lập pháp CDP đứng đầu. Ông Ishiba cho biết trong tương lai, LDP sẽ đảm bảo lắng nghe cẩn thận ý kiến ​​của mọi bên đồng thời đưa ra kết luận sớm nhất có thể.

Quốc tế

Bước leo thang mới trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung
Quốc tế

Bước leo thang mới trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung

Trung Quốc vừa công bố lệnh cấm xuất khẩu sang Mỹ một số khoáng sản quan trọng như gali, germani, antimon và các vật liệu siêu cứng có khả năng ứng dụng trong quân sự, với lý do bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia. Động thái này diễn ra sau khi Mỹ tung đòn trừng phạt thứ ba trong vòng 3 năm qua đối với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc. Các chuyên gia nhận định rằng, lệnh cấm mới khiến cho căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục gia tăng, đánh dấu một bước leo thang mới trong mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Báo chí Nhật Bản thông tin nổi bật về hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Việt Nam và các nước

Báo chí Nhật Bản thông tin nổi bật về hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Các cơ quan truyền thông lớn như Đài Phát thanh và Truyền hình Nhật Bản (NHK), hãng thông tấn Jiji, trang web chính thức của Văn phòng Thủ tướng, Bộ Ngoại giao cùng các nền tảng mạng xã hội chính thức của Thủ tướng Nhật Bản đồng loạt đưa tin về cuộc hội kiến giữa Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru ngày 5.12 tại Tokyo.

Iran thông qua luật trang phục
Thế giới 24h

Iran thông qua luật trang phục

Quốc hội Iran vừa ban hành một đạo luật mới siết chặt đáng kể các quy định về trang phục và đạo đức, vốn đã là chủ đề gây nhiều tranh cãi trong xã hội.

Hamas và Fatah sắp đạt được thỏa thuận về giám sát Gaza sau chiến tranh
Thế giới 24h

Hamas và Fatah sắp đạt được thỏa thuận về giám sát Gaza sau chiến tranh

Các viên chức Palestine cho biết Fatah và Hamas đang tiến gần đến thỏa thuận thành lập một ủy ban gồm các nhà kỹ trị độc lập về chính trị để quản lý Dải Gaza sau chiến tranh. Điều này sẽ chấm dứt quyền quản lý của Hamas ở khu vực này và có thể giúp thúc đẩy các cuộc đàm phán ngừng bắn với Israel.

Những hệ lụy sau lệnh thiết quân luật
Quốc tế

Những hệ lụy sau lệnh thiết quân luật

Ngày 7.12 tới, Quốc hội Hàn Quốc sẽ bỏ phiếu về kiến nghị luận tội Tổng thống. Bất ổn chính trị là hệ lụy trước mắt mà quốc gia này phải đối mặt sau khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố lệnh thiết quân luật. Mặc dù lệnh chỉ kéo dài 6 giờ đồng hồ, nhưng động thái này cũng đủ để gây ra những tác động sâu sắc về chính trị, kinh tế cũng như uy tín quốc tế của Hàn Quốc.

Gia tăng nguy cơ cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu
Quốc tế

Gia tăng nguy cơ cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu

Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế 100% đối với các quốc gia trong nhóm BRICS nếu họ lưu hành một loại tiền tệ mới để cạnh tranh với đồng USD. Cùng với việc đe dọa áp thuế 25% đối với tất cả các sản phẩm từ Canada và Mexico vào Hoa Kỳ và mức thuế bổ sung 10% đối với hàng hóa từ Trung Quốc ngay sau khi ông nhậm chức Tổng thống, tuyên bố này của ông dấy lên nguy cơ về cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu.

Chính phủ Pháp trước nguy cơ sụp đổ
Thế giới 24h

Chính phủ Pháp trước nguy cơ sụp đổ

Chính phủ Pháp đang phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ sau khi các đảng cánh hữu và cánh tả đệ trình kiến nghị bất tín nhiệm nhằm vào Thủ tướng Pháp Michel Barnier, đánh dấu tình trạng leo thang của cuộc khủng hoảng chính trị tại nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu. Động thái này diễn ra sau khi ông Barnier viện dẫn một điều khoản trong Hiến pháp để thúc đẩy dự thảo ngân sách an sinh xã hội, mà không cần sự phê chuẩn của cơ quan lập pháp, hiện do phe đối lập kiểm soát.

Châu Âu đối mặt cuộc khủng hoảng năng lượng mới
Quốc tế

Châu Âu đối mặt cuộc khủng hoảng năng lượng mới

Châu Âu đang đối mặt với nhu cầu năng lượng tăng trước thời điểm mùa đông, khiến cho dự trữ khí đốt ở châu Âu đang cạn kiệt nhanh chóng. Cùng với đó là  nguồn cung sắp bị cắt giảm từ Nga do lệnh trừng phạt mới của Mỹ, điều này  nhen nhóm cuộc khủng hoảng năng lượng mới cho châu Âu, trong khi khu vực này vẫn đang phải vật lộn với cú sốc thiếu hụt khí đốt cách đây 2 năm.

EU tăng cường năng lực an ninh mạng trong khối
Quốc tế

EU tăng cường năng lực an ninh mạng trong khối

Hội đồng châu Âu (EC) mới đây đã thông qua 2 đạo luật mới nhằm tăng cường khả năng chống chịu của khối này trước các mối đe dọa an ninh mạng; đồng thời thúc đẩy sự đoàn kết mạnh mẽ hơn trong việc bảo vệ an ninh mạng giữa các nước thành viên.