Thủ tướng Nhật Bản Kishida tuyên bố từ chức, mở đường cho nhà lãnh đạo mới

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết sẽ từ chức vào tháng tới, sau các vụ bê bối liên quan đến quỹ chính trị của đảng cầm quyền và chi phí sinh hoạt tăng cao.

Thủ tướng Nhật Bản Kishida tuyên bố từ chức, mở đường cho nhà lãnh đạo mới -0
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Ảnh: Reuters

Quyết định bất ngờ

"Chính trị không thể hoạt động nếu không có lòng tin của công chúng. Tôi đã đưa ra quyết định quan trọng này khi nghĩ đến người dân, với mong muốn thúc đẩy cải cách chính trị", ông phát biểu trong cuộc họp báo công bố quyết định không tái tranh cử chức Chủ tịch Đảng Dân chủ tự do (LDP). Theo quy định của Nhật Bản, người giữ chức Chủ tịch đảng cầm quyền sẽ giữ ghế Thủ tướng.

Kể từ khi Thủ tướng Kishida nhậm chức vào năm 2011, xếp hạng tín nhiệm của ông bắt đầu suy giảm sau khi mối quan hệ giữa đảng cầm quyền LDP với Giáo hội Thống nhất bị tiết lộ. Tình hình càng trở nên bi quan sau khi giới truyền thông phanh phui một quỹ đen được cho là của LDP gồm các khoản đóng góp chính trị không được ghi chép trong các sự kiện gây quỹ của đảng này.

Ông cũng phải đối mặt với sự bất bình của công chúng vì tiền lương không theo kịp chi phí sinh hoạt tăng cao mặc dù Nhật Bản cuối cùng đã thoát khỏi áp lực giảm phát kéo dài nhiều năm.

"Một thủ tướng đương nhiệm không thể tham gia tranh cử chủ tịch đảng cầm quyền khi không chắc chắn sẽ giành chiến thắng. Giống như nhà vô địch sumo yokozunas vậy. Ứng cử viên không chỉ giành chiến thắng, mà còn phải giành chiến thắng một cách thuyết phục", giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Sophia, Koichi Nakano giải thích về quyết định bất ngờ của ông Kishida.

Dấu ấn kinh tế và quốc phòng

Trong nhiệm kỳ kéo dài 3 năm của mình, Thủ tướng Kishida đã quay lưng với chính sách kinh tế trước đó dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe khi từ bỏ mô hình phát triển nền kinh tế dựa trên lợi nhuận của doanh nghiệp. Thay vào đó, ông ủng hộ các chính sách nhằm tăng thu nhập hộ gia đình, bao gồm tăng lương và thúc đẩy quyền sở hữu cổ phần.

Ông đã đưa Nhật Bản thoát khỏi đại dịch Covid-19 bằng các gói kích thích kinh tế khổng lồ và cũng bổ nhiệm học giả Kazuo Ueda làm người đứng đầu Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) để đưa Nhật Bản thoát khỏi các biện pháp kích thích tiền tệ cấp tiến của người tiền nhiệm.

Vào tháng 7, BOJ bất ngờ tăng lãi suất khi lạm phát gia tăng. Tuy nhiên, quyết định này được cho là góp phần gây bất ổn cho thị trường chứng khoán và đẩy đồng yên tăng mạnh.

Theo Shoki Omori, chiến lược gia trưởng phụ trách thị trường Nhật Bản tại Mizuho Securities ở Tokyo, sự ra đi của Thủ tướng Kishida có thể dẫn đến các điều kiện tài chính và tiền tệ thắt chặt hơn tùy thuộc vào nhân vật mới lên nắm quyền. "Các tài sản rủi ro, đặc biệt là cổ phiếu, có khả năng sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất", ông nói.

Nhiệm kỳ thủ tướng của ông Kishida cũng được đánh dấu bằng môi trường an ninh thay đổi nhanh chóng, thúc đẩy Nhật Bản xem xét lại chính sách hòa bình truyền thống của mình.

Ông đã thúc đẩy kế hoạch tăng cường quân sự lớn nhất của Nhật Bản kể từ Thế chiến thứ hai với cam kết tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng nhằm đối phó với những nguy cơ an ninh trong khu vực.

Với sự ủng hộ và khuyến khích của Washington, Thủ tướng Kishida cũng đã hàn gắn mối quan hệ căng thẳng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, cho phép hai nước và đồng minh chung của họ là Hoa Kỳ, theo đuổi hợp tác an ninh sâu sắc hơn.

"Cá nhân tôi muốn ông ấy tiếp tục làm thủ tướng thêm một thời gian. Có lẽ Thủ tướng đang cảm thấp áp lực trước tỷ lệ ủng hộ sụt giảm và với sức ép từ nhiều phía, tôi đoán ông ấy không còn lựa chọn nào khác ngoài việc từ chức", Naoya Okamoto, một nhân viên văn phòng 22 tuổi ở Tokyo cho biết.

Những gương mặt tiềm năng

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba đã nộp đơn ứng cử chức Chủ tịch đảng LDP, nói rằng ông muốn "hoàn thành nhiệm vụ" nếu nhận được đủ sự ủng hộ, theo đài truyền hình NHK.

Những gương mặt tiềm năng khác bao gồm Bộ trưởng Ngoại giao Yoko Kamikawa, Bộ trưởng Kỹ thuật số Taro Kono và cựu Bộ trưởng Môi trường Shinjiro Koizumi.

Các chuyên gia cho rằng LDP sẽ phải chọn một gương mặt mới và hoàn toàn không dính líu đến vụ bê bối quỹ đen đã khiến uy tín của đảng lao dốc thời gian gần đây. Chỉ như vậy, LDP mới có thể hy vọng giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử, dự kiến ​​diễn ra chậm nhất là vào quý 3 năm 2025.

Nhà phân tích chính trị Atsuo Ito cho biết: "Nếu LDP chọn nhà lãnh đạo tiếp theo theo cách bỏ qua những lời chỉ trích của công chúng về vụ bê bối tài trợ chính trị, đảng này có thể phải chịu thất bại nặng nề". "LDP phải chọn một người trẻ không có quan hệ gì với chính quyền hiện tại và do đó có thể thành lập một đảng LDP mới", ông nói thêm.

Bất kỳ ai kế nhiệm ông Kishida làm lãnh đạo đảng LDP đều phải khôi phục lại niềm tin của công chúng vào uy tín của đảng, giải quyết tình trạng chi phí sinh hoạt tăng cao, căng thẳng địa chính trị leo thang với Trung Quốc và khả năng Donald Trump trở lại làm Tổng thống Hoa Kỳ vào năm tới.

Thế giới 24h

Anh và EU cam kết hàn gắn mối quan hệ rạn nứt do Brexit
Quốc tế

Anh và EU cam kết hàn gắn mối quan hệ rạn nứt do Brexit

Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu đã nhất trí hàn gắn mối quan hệ của họ sau những thiệt hại do Brexit gây ra. Hai bên sẽ tổ chức một loạt các cuộc họp, bao gồm cả Hội nghị thượng đỉnh về các vấn đề như tăng trưởng kinh tế, năng lượng, an ninh và di cư.

Công bố chi tiết mới trong vụ án bầu cử của ông Donald Trump
Quốc tế

Công bố chi tiết mới trong vụ án bầu cử của ông Donald Trump

Trong hồ sơ tòa án mới được công bố hôm 2.10 (giờ Mỹ), các công tố viên liên bang cho biết, cựu Tổng thống Hoa Kỳ đã tìm mọi cách lật ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 thậm chí trước cả khi thất cử, cố ý bịa đặt rằng có gian lận và “phải dùng tới tội ác” để cố bám giữ quyền lực. Hồ sơ này khẳng định ông không thể được hưởng quyền miễn trừ truy tố vì những lý do trên.

Hệ thống Vòm Sắt của Israel đánh chặn tên lửa từ Iran trong đêm 1.10
Thế giới 24h

Tại sao Mỹ không ủng hộ Israel tấn công vào các địa điểm hạt nhân của Iran?

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông sẽ không ủng hộ một cuộc tấn công của Israel vào các cơ sở hạt nhân của Iran, trong bối cảnh Hoa Kỳ tìm cách kiềm chế phản ứng của Israel trước cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran hôm 1.10 và ngăn chặn một cuộc xung đột khu vực đang leo thang nguy hiểm.

Sau vụ tấn công tên lửa của Iran: Israel sẽ lựa chọn thế nào?
Quốc tế

Sau vụ tấn công tên lửa của Iran: Israel sẽ lựa chọn thế nào?

Iran đã tiến hành cuộc tấn công chưa từng có nhằm vào Israel vào tối 1.10. Mặc dù kết thúc tương đối nhanh chóng, cuộc tấn công đã làm tăng thêm mức độ căng thẳng trong thời điểm vốn cực kỳ nhạy cảm này. Các nhà lãnh đạo thế giới từ lâu đã cảnh báo, xung đột giữa Israel và các lực lượng ủy nhiệm của Iran là Hamas ở Gaza và Hezbollah ở Lebanon có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh khu vực rộng lớn hơn. Mọi con mắt giờ đây sẽ đổ dồn vào cách Israel phản ứng.

Sau cuộc tấn công bằng tên lửa vào Israel: Iran không muốn leo thang căng thẳng
Quốc tế

Sau cuộc tấn công bằng tên lửa vào Israel: Iran không muốn leo thang căng thẳng

Trong một tuyên bố sáng 2.10, Iran cho biết, cuộc tấn công bằng tên lửa của nước này nhằm vào Israel đã kết thúc, trừ phi nhà nước Do Thái có thêm hành động khiêu khích. Trong khi đó, Israel và Hoa Kỳ đều cảnh báo sẽ có hành động đáp trả, làm gia tăng lo ngại về một cuộc chiến rộng lớn hơn.

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon
Thế giới 24h

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon: Lo ngại xung đột leo thang

Rạng sáng 1.10 (theo giờ Việt Nam) Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tuyên bố bắt đầu “chiến dịch quân sự trên bộ có giới hạn” nhằm vào các mục tiêu của Hezbollah ở miền Nam Lebanon. Cuộc tấn công này làm dấy lên nguy cơ về một cuộc xung đột rộng lớn giữa Israel và Hezbollah, cũng như khiến cộng đồng quốc tế lo ngại rằng có thể bùng phát thành chiến tranh toàn diện lan rộng ra toàn khu vực.

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon, phản ứng của Beirut
Quốc tế

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon, phản ứng của Beirut

Israel cho biết, quân đội nước này đã tiến hành “các cuộc đột kích vào bên trong Lebanon” vào ngày 1.10, không gọi đó là cuộc xâm lược. Chính quyền Lebanon từ trước đến nay vẫn coi cuộc chiến là câu chuyện của Israel và Hezbollah, song mới đây, Thủ tướng nước này tuyên bố, quân đội chính phủ có thể triển khai quân ở miền nam.

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đối đầu giữa hai phó tướng sẽ khác biệt so với lịch sử
Quốc tế

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đối đầu giữa hai phó tướng sẽ khác biệt so với lịch sử

Ngày 1.10, ứng cử viên phó tổng thống của Cộng hòa JD Vance và ứng cử viên Dân chủ Tim Walz sẽ gặp nhau trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên và duy trong năm bầu cử 2024. Liệu hai vị phó tướng sẽ tận dụng cơ hội này như thế nào và màn đối đầu của họ có định hình lại cục diện chính trị bầu cử hay không? Sau đây là cái nhìn về các cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên phó tổng thống trước đây, và vai trò lớn hơn mà cả hai vị phó tướng đang hướng tới.

7 chỉ huy bị tiêu diệt, Hezbollah sẽ làm gì?
Quốc tế

7 chỉ huy bị tiêu diệt, Hezbollah sẽ làm gì?

Những gì diễn ra trong 48 giờ qua ở Trung Đông khi Israel ám sát 7 quan chức cao cấp của Hezbollah trong đó có thủ lĩnh Hassan Nasrallah - một lần nữa làm dấy lên nỗi lo sợ rằng cuộc xung đột có thể leo thang thành giao tranh toàn diện. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Biden cho biết sẽ “nói chuyện” với đồng minh Israel để tránh kịch bản này.

California ban hành luật bảo vệ trẻ em khỏi tội phạm tình dục sử dụng công nghệ AI
Quốc tế

California ban hành luật bảo vệ trẻ em khỏi tội phạm tình dục sử dụng công nghệ AI

Ngày 30.9, Thống đốc bang California, Mỹ Gavin Newsom đã ký ban hành hai đạo luật được thiết kế nhằm bảo vệ trẻ vị thành niên khỏi tình nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm sử dụng các các công cụ trí tuệ nhân tạo như deepfake bằng AI để tạo ra hình ảnh khiêu dâm có hại cho trẻ em.