Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh theo hướng hiện đại

Sáng 5.12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp Thường trực Chính phủ với Bộ Giao thông Vận tải, UBND Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các bộ, ngành liên quan về Đề án hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan liên quan và lãnh đạo thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được duyệt, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 chưa được duyệt, hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô có tổng chiều dài khoảng 413km, đến năm 2035 đầu tư hoàn thành toàn bộ với chiều dài thực tế là 410,8km; đến năm 2045 hoàn thành thêm khoảng 200,7km.

Theo đó, đến năm 2035, Hà Nội đưa vào khai thác khoảng 397,8km đường sắt đô thị, đảm nhận 35-40% thị phần vận tải hành khách công cộng; sau năm 2035, phấn đấu đưa vào khai thác thêm khoảng 200,7km.

Nhu cầu vốn giai đoạn từ năm 2026 - 2030, Hà Nội cần khoảng 14,60 tỷ USD; giai đoạn 2031 - 2035, cần khoảng 22,57 tỷ USD và giai đoạn 2036 - 2045, nhu cầu vốn xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội là khoảng 18,25 tỷ USD.

Theo dự thảo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, hệ thống đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh gồm 12 tuyến, trong đó có 10 tuyến metro có tổng chiều dài khoảng 510km và 2 tuyến đường sắt nhẹ (tramway/LRV) chiều dài khoảng 70km. Mục tiêu là đến năm 2030 Thành phố Hồ Chí Minh có 31km đường sắt đô thị, vận tải 15-20% hành khách công cộng; đến năm 2045 có 351km và vận tải 40-50% lượng hành khách công cộng; đến năm 2060 có 510km và vận tải 50-60% hành khách công cộng…

Tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng và khai thác, vận hành đến năm 2035 là khoảng hơn 36 tỷ USD, giai đoạn từ năm 2036 đến năm 2045 là khoảng hơn 26 tỷ USD và từ 2046 – 2060 cần khoảng hơn 40 tỷ USD.

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận sôi nổi, phân tích bối cảnh, sự cần thiết đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh mạng đường sắt đô thị; bài học kinh nghiệm phát triển đường sắt đường sắt đô thị tại các nước và Việt Nam; quan điểm, mục tiêu xây dựng đường sắt đô thị; lựa chọn công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật và phương án phát triển mạng lưới đường sắt đô thị; đánh giá tác động của dự án; định hướng phát triển đô thị theo hướng lấy phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch (TOD), kết nối giao thông; nguồn vốn, nhân lực cho phát triển đường sắt đô thị; công nghiệp đường sắt; các cơ chế, chính sách, giải pháp; nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương trong tổ chức thực hiện phát triển đường sắt đô thị tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh…

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh Bộ Giao thông vận tải, UBND Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị các tài liệu liên quan, cũng như các ý kiến tâm huyết, chất lượng của các đại biểu; yêu cầu các đơn vị chủ trì tiếp thu ý kiến của các đại biểu, hoàn thiện đề án để sớm trình cấp có thẩm quyền trong năm 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng Đề án hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nhằm hiện thực hóa Kết luận số 49-KL/TW ngày 28.2.2023 của Bộ Chính trị của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Kết luận số 72-KL/TW, ngày 23.2.2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 16.1.2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại nhằm giải quyết ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường, thúc đẩy tăng trưởng hai con số tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Thủ tướng yêu cầu trong quá trình xây dựng Đề án phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, lâu dài, cơ bản, hiện đại, tổng thể, bao trùm, mang lại hiệu quả cao; phải nghiên cứu, chuẩn bị thật kỹ càng, toàn diện, sâu sắc để khi triển khai được nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả. Đồng thời quan tâm phân cấp, phân quyền triệt để cho Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực và xử lý các vấn đề liên quan; phát triển hệ thống đường sắt đô thị bao gồm cả trên cao và ngầm, đặt trong tổng thể phát triển giao thông của cả nước, nhất là tại thành phố nêu trên.

Thường trực Chính phủ họp về Đề án phát triển đường sắt đô thị Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thường trực Chính phủ họp về Đề án phát triển đường sắt đô thị Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Trên cơ sở đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành và Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp hoàn thiện thể chế, tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình liên quan phát triển đường sắt đô thị nói riêng và giao thông nói chung. Bộ hoàn thiện quy hoạch đường sắt đô thị nói riêng và giao thông nói chung với tầm nhìn xa, theo hướng hiện đại, trên tinh thần “qua sông thì bắc cầu, qua núi thì khoét núi, qua ruộng thì đổ đất", tránh các khu dân cư, công trình ngầm, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội để giảm tối thiểu giải phóng mặt bằng, cũng như ảnh hưởng tới dân cư, an ninh, quốc phòng, kinh tế - xã hội khác.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu xây dựng đường sắt đô thị lựa chọn công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam; đa dạng hóa các nguồn lực bao gồm nguồn lực nhà nước, nguồn lực tư nhân, vốn vay, hợp tác công tư; dành nguồn lực, tập trung đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp đường sắt; nghiên cứu, áp dụng khoa học quản trị, vận hành, quản lý, khai thác theo hướng thông minh.

Yêu cầu phân kỳ phù hợp và góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2030 nước ta là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Đề án đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với tư duy, cách nghĩ, cách làm hoàn toàn đổi mới; tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình hiện đại đáp ứng thời kỳ phát triển mới. Cùng với đó là xây dựng các tuyến đường sắt đô thị, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp đường sắt và hệ sinh thái đường sắt theo hướng nhanh, xanh, công nghệ cao; đề xuất cơ chế chính sách đặc thù trong lựa chọn tư vấn, giám sát, nhà đầu tư, nhà thầu, đảm bảo minh bạch...

Trước mắt, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và Thành phố Hồ Chí Minh trước ngày 25.12.2024 để xem xét phê duyệt, làm căn cứ phát triển, trong đó có đầu tư phát triển hệ thống đường sắt đô thị của 2 thành phố.

Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo, giao Bộ Giao thông vận tải, UBND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và các bộ, cơ quan liên quan tập trung hoàn thiện Đề án, hoàn thiện hồ sơ để trình Bộ Chính trị xem xét về chủ trương đầu tư, cơ chế, chính sách.. Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ, đặc biệt phải phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong suốt quá trình triển khai Đề án quan trọng này.

baotintuc.vn

Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải thăm, chúc Tết tại Quảng Nam
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải thăm, chúc Tết tại Quảng Nam

Chiều 25.1 (tức 26 tháng Chạp), nhân dịp chuẩn bị đón Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã đến thăm, chúc Tết tại Làng Hòa Bình, Trung tâm tâm thần, Trung tâm bảo trợ xã hội, bà con xã Tam Xuân, khối phố 4 phường An Xuân và một số gia đình chính sách, cán bộ hưu trí tại TP. Tam Kỳ, Quảng Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục xử lý cán bộ cao hơn gây chậm trễ dự án Cảng hàng không Long Thành
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục xử lý cán bộ cao hơn gây chậm trễ dự án Cảng hàng không Long Thành

Sáng 25.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì cuộc họp về tình hình thực hiện Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại đầu cầu trụ sở Chính phủ, kết nối trực tuyến tới đầu cầu tỉnh Đồng Nai.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm, chúc Tết gia đình chính sách tại Quảng Ngãi
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm, chúc Tết gia đình chính sách tại Quảng Ngãi

Ngày 25.1 (tức 26 tháng Chạp), nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã đến thăm, chúc tết các cơ quan, đơn vị, gia đình chính sách, người có công tại thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Tôn Đức Thắng
Chính trị

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Nhập dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, sáng 25.1, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm, dâng hương, dâng hoa tại Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng ở xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Tham gia Đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, lãnh đạo tỉnh An Giang.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị
Sự kiện nổi bật

Khẩn trương quán triệt nội dung được Trung ương thông qua, tổ chức triển khai thực hiện với tinh thần chủ động, sáng tạo, quyết tâm, quyết liệt, nói đi đôi với làm

Lời Tòa soạn: Sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và tiến hành phiên bế mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

Đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
Chính trị

Đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

Quốc hội vừa đi qua năm 2024 với những dấu ấn đậm nét về sự đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng pháp luật. Trong năm 2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội NGUYỄN KHẮC ĐỊNH nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Quốc hội là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa tư duy xây dựng pháp luật theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Chính trị

Thực sự xứng đáng là Quốc hội của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân

Với những thành tựu nổi bật, toàn diện trong năm 2024, Quốc hội đã tiếp nối và phát huy cao độ truyền thống vẻ vang gần 80 năm, thực sự xứng đáng là Quốc hội của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Tự hào về những kết quả đã đạt được, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và từng đại biểu Quốc hội càng nỗ lực hơn nữa, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ để cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của toàn dân tộc Việt Nam.

Vững bước vào kỷ nguyên mới
Chính trị

Vững bước vào kỷ nguyên mới

Đất nước ta vừa đi qua năm Giáp Thìn 2024 với nhiều thành tựu, dấu ấn nổi bật trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, tạo tiền đề quan trọng để cả nước tăng tốc, bứt phá, hoàn thành cao nhất các mục tiêu đã đề ra trong năm 2025, tầm nhìn đến 2030, 2045. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng điểm lại những chỉ đạo quan trọng của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước về những nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra đối với Quốc hội, với hệ thống chính trị để tiếp tục đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Trong bối cảnh tình hình mới rất khẩn trương, cần sự đột phá, quyết đoán, quyết liệt, đoàn kết, thống nhất từ khâu đề xuất chính sách tới triển khai thực hiện
Sự kiện nổi bật

Trong bối cảnh tình hình mới rất khẩn trương, cần sự đột phá, quyết đoán, quyết liệt, đoàn kết, thống nhất từ khâu đề xuất chính sách tới triển khai thực hiện

Lời Tòa soạn: Chiều 23.1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu khai mạc. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn: