Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện về chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm

Ngày 17.2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 15/CĐ-TTg về việc chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.

Nông dân xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Gò Quao chăm sóc vườn sầu riêng sau khi hệ thống thủy lợi của tỉnh Kiên Giang dần khép kín giúp ngăn mặn, bảo vệ vùng ngọt vào mùa khô. Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN
Nông dân xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Gò Quao chăm sóc vườn sầu riêng sau khi hệ thống thủy lợi của tỉnh Kiên Giang dần khép kín giúp ngăn mặn, bảo vệ vùng ngọt vào mùa khô. Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN

Công điện nêu rõ theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong tuần qua, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh có xu thế tăng theo kỳ triều cường, ranh mặn tại các cửa sông Cửu Long từ 38 đến 48km, sông Vàm Cỏ từ 45 đến 52km, sông Cái Lớn từ 35 đến 40km (mức thấp hơn cùng kỳ năm 2024 từ 3 đến 8km; thấp hơn cùng kỳ năm 2016 và 2020 từ 25 đến 44km); tại Thành phố Hồ Chí Minh xâm nhập mặn thấp hơn cùng kỳ năm 2024 và trung bình nhiều năm.

Dự báo, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tăng cao trong tháng 2 đến tháng 4 năm 2025, ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, xấp xỉ và thấp hơn năm 2024, thấp hơn các năm 2016 và 2020.

Thời kỳ cao điểm xâm nhập mặn có khả năng xảy ra thiếu nước ngọt cục bộ, nhất là tại khu vực ven biển, xâm nhập mặn sâu vào các cửa sông có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Để chủ động ứng phó, hạn chế tác động tiêu cực của những đợt xâm nhập mặn cao điểm trong thời gian tới tại các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Công điện số 128/CĐ-TTg ngày 8.12.2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chỉ đạo theo dõi sát diễn biến, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về tình hình, dự báo thủy văn, nguồn nước, nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh đến cơ quan truyền thông, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương để thông tin chính xác, kịp thời chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp ứng phó phù hợp, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công lãnh đạo Bộ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương, nhất là khu vực ven biển Đồng bằng sông Cửu Long triển khai các biện pháp ứng phó xâm nhập mặn phù hợp với thực tế từng khu vực, hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu trên, nhất là khu vực ven biển Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến và dự báo khí tượng thủy văn, nguồn nước, xâm nhập mặn để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó cụ thể theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, tập trung triển khai các phương án bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuyệt đối không được để người dân thiếu nước sinh hoạt, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục thiếu nước ngọt.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam chỉ đạo cập nhật thông tin, đưa tin kịp thời, chính xác về tình hình xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt cục bộ (nếu có) và nhất là công tác chỉ đạo, các nhiệm vụ, giải pháp ứng phó của cơ quan có thẩm quyền để người dân biết, chủ động triển khai ứng phó phù hợp.

Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc công điện này và tiếp tục chỉ đạo triển khai công tác ứng phó xâm nhập mặn phù hợp với tình hình.

Văn phòng Chính phủ theo theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách những vấn đề đột xuất, phát sinh.

Đời sống

Hà Nội: Hàng nghìn người dân tham gia thực hành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Đời sống

Hà Nội: Hàng nghìn người dân tham gia thực hành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Tổ đội Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Bắc Từ Liêm vừa phối hợp cùng cơ sở tòa nhà chung cư 1A, 2A Vinaconex, phường Phú Diễn và tòa nhà chung cư An Bình City, phường Cổ Nhuế 1 tổ chức các hoạt động tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ quý I năm 2025 trực tiếp tại các cơ sở với sự tham gia của 1.000 người dân.

"Chuyển dịch xanh – Tương lai xanh"
Đời sống

"Chuyển dịch xanh – Tương lai xanh"

Chiến dịch Giờ Trái đất tại Việt Nam do Bộ Công Thương đồng chủ trì, thu hút sự quan tâm và hưởng ứng của 63 tỉnh, thành phố cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là một trong những đơn vị tiêu biểu, luôn tích cực phối hợp để triển khai hiệu quả chương trình.

Đời sống

Mở rộng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế

Từ ngày 1.7.2025, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi chính thức có hiệu lực, mang đến nhiều thay đổi đáng kể về mức hưởng bảo hiểm y tế (BHYT). Những quy định mới giúp mở rộng quyền lợi, giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh và tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình điều trị.

Chương trình đã giúp hàng nghìn trẻ em được phẫu thuật thành công. Ảnh VNA
Đời sống

Vietnam Airlines triển khai “Quyên góp dặm bay” hỗ trợ phẫu thuật cho trẻ em Việt Nam

Vietnam Airlines chính thức khởi động chiến dịch "Quyên góp dặm bay" năm 2025 cho các hội viên chương trình khách hàng thường xuyên Lotus nhằm mang đến cơ hội điều trị cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong y học. Đây là một trong những hoạt động trách nhiệm xã hội tiêu biểu mà hãng đã thực hiện trong nhiều năm qua.

Bài cuối: Tập trung cho mục tiêu 70.000 căn hộ
Xã hội

Bài cuối: Tập trung cho mục tiêu 70.000 căn hộ

Bắc Giang đang tập trung đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho công nhân và người thu nhập thấp. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu hoàn thành 69.822 căn hộ vào năm 2030, tỉnh cần huy động thêm nguồn vốn lớn, thu hút đầu tư mạnh mẽ hơn, đồng thời tháo gỡ vướng mắc trong thủ tục pháp lý và triển khai dự án.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy dự lễ khởi công, trao biển hỗ trợ xây dựng nhà ở cho gia đình ông Lê Văn Phương, thôn Thập Lý, xã Thăng Long, huyện Nông Cống
Xã hội

Bài 1: Những nếp nhà của tình đoàn kết

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát bằng mọi nguồn lực, với cách làm mới”, tỉnh Thanh Hóa đang quyết liệt triển khai các giải pháp hiện thực hóa giấc mơ “an cư lạc nghiệp” cho hàng nghìn hộ dân. Tỉnh xác định xóa toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn với tinh thần dù bất cứ địa bàn nào, công tác triển khai khó khăn đến mấy cũng quyết tâm hoàn thành trong năm 2025.

2 tháng, tỉnh Hà Giang đã xây dựng được 2.175 nhà/tổng số 10.688 hộ cần hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Đời sống

Dấu ấn xóa nhà tạm

Tại Phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát diễn ra mới đây, công tác xóa nhà tạm đang được triển khai quyết liệt, mang lại nhiều dấu ấn tích cực tại các địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những địa phương đã hoàn thành kế hoạch, vẫn còn nhiều nơi chậm tiến độ cần được chấn chỉnh để bảo đảm hoàn thành mục tiêu quốc gia.

Bài 1: Nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị
Xã hội

Bài 1: Nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị

Với những quyết sách mạnh mẽ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn và quy định rõ ràng từ chính quyền địa phương nói chung, Bắc Giang nói riêng và sự vào cuộc quyết liệt từ các ngân hàng, nhất là Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH)... việc mua, thuê, hoặc thuê mua nhà ở xã hội trở nên dễ dàng hơn cho người dân có thu nhập thấp và trung bình. Đồng thời, việc thực hiện các chính sách này trở thành nhiệm vụ quan trọng cho tất cả các cấp ngành và kể cả người dân...

Vận hành ổn định hệ thống SCADA/DMS. Ảnh: NPC
Đời sống

PC Hưng Yên đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý vận hành lưới điện

Trong những năm gần đây, Công ty Điện lực Hưng Yên (PC Hưng Yên) đã tích cực triển khai nhiều biện pháp ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong công tác quản lý vận hành lưới điện và kinh doanh dịch vụ khách hàng nhằm nâng cao ổn định cung cấp điện cũng như chất lượng dịch vụ khách hàng.

AMH
Xã hội

Số hóa kiểm dịch thực vật để thúc đẩy xuất khẩu nông sản

Những năm qua, xuất khẩu nông sản nước ta đã duy trì được đà tăng trưởng tích cực. Theo các chuyên gia, việc áp dụng các giải pháp mới trên thế giới về kiểm dịch thực vật, ví dụ e-Phyto - còn gọi là Chứng nhận kiểm dịch thực vật điện tử, sẽ tạo động lực lớn giúp nước ta nâng cao kim ngạch xuất khẩu hơn nữa.

Điện lực thành phố Yên Bái áp dụng chuyển đổi số trong chăm sóc và quản lý khách hàng. Ảnh: NPC
Đời sống

PC Yên Bái: Đẩy mạnh chuyển đổi số và hiện đại hóa lưới điện

Công ty Điện lực Yên Bái (PC Yên Bái) trong những năm qua đã đặc biệt quan tâm đầu tư, phát triển hệ thống lưới điện theo hướng đồng bộ, hiện đại, đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý vận hành, góp phần tiết kiệm điện năng, giảm thiểu sự cố, cung cấp điện an toàn, ổn định, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.