Thủ tướng Anh quyết định bầu cử sớm: Nước đi mạo hiểm?

Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã xác nhận điều mà nhiều người suy đoán trong thời gian qua: Vương quốc Anh sẽ tiến hành tổng tuyển cử sớm vào tháng 7. Thông báo bất ngờ này sẽ tạo tiền đề cho một chiến dịch chính trị đầy kịch tích và căng thẳng trong những tuần tới.

Các cử tri ở Anh, Bắc Ireland, Scotland và xứ Wales sẽ tham gia bầu cử. Mặc dù Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland đã phân cấp chính quyền, song họ cũng bầu các nghị sĩ vào Quốc hội Westminster.

Vì sao Thủ tướng Anh kêu gọi bầu cử sớm?

Ngày bầu cử đã được xác nhận là ngày 4.7, tức là chỉ còn hơn 6 tuần nữa. Mặc dù Vương quốc Anh phải tổ chức tổng tuyển cử 5 năm một lần, song cuộc bầu cử cũng có thể được tiến hành bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian đó. Thực tế, Thủ tướng Sunak có thời hạn đến cuối tháng 1.2025 mới phải kêu gọi tổ chức bầu cử, nhưng cho đến khi có thông báo bất ngờ mới nhất, đa phần người dân Anh từng mong đợi bầu cử sẽ diễn ra vào mùa Thu.

Do đó, lời kêu gọi bầu cử sớm của ông Sunak đã khiến nhiều người vô cùng bất ngờ, bao gồm cả một số nghị sĩ của chính đảng Bảo thủ cầm quyền. Họ tỏ ra thất vọng vì thời gian khá đột ngột. Tuy nhiên, thực tế các đảng phái ở Anh đã lường trước cuộc bầu cử và có sự chuẩn bị phù hợp từ lâu. Ở Anh, “các chiến dịch ngắn” - khoảng thời gian từ lúc kêu gọi bầu cử đến ngày bầu cử - thường chỉ kéo dài tối thiểu 25 ngày làm việc và hiếm khi lâu hơn.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo sau khi Vương quốc Anh sẽ tổ chức bầu cử sớm? -0
Nguồn: Getty images

Thủ tướng Sunak giải thích cho quyết định bất ngờ của mình là vì, chỉ có ông và đảng Bảo thủ mới có thể đưa nước Anh vượt qua thời kỳ mà ông mô tả là thời điểm “thử thách nhất” kể từ khi kết thúc Thế chiến II. Reuters dẫn lời ông nhấn mạnh: “Hiện là thời điểm để Anh lựa chọn tương lai của mình và quyết định liệu đất nước có muốn tiếp tục phát triển dựa trên những tiến bộ chúng ta đã đạt được, hay có nguy cơ quay trở lại tình trạng ban đầu và không có gì chắc chắn”. “Trong vài tuần tới, tôi sẽ chiến đấu vì từng lá phiếu và giành được sự tin tưởng của các bạn. Đồng thời, tôi sẽ chứng minh cho mọi người thấy, chỉ có Chính phủ của đảng Bảo thủ, do tôi lãnh đạo mới không gây nguy hiểm cho ổn định kinh tế mà chúng ta khó khăn lắm mới đạt được", ông khẳng định.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, lập luận này có thể đưa đến rủi ro vì Công đảng có thể lập luận rằng nhiều vấn đề cơ bản, chẳng hạn như tình trạng bất ổn liên quan đến dịch vụ công và kinh tế sau chính sách mini-budget (ngân sách nhỏ) của cựu Thủ tướng Liz Truss, là hậu quả từ việc quản lý kéo dài của đảng Bảo thủ. "Ngân sách nhỏ" ở Anh đề cập đến một báo cáo tài chính tạm thời hoặc một loạt các biện pháp tài chính được Chính phủ công bố ngoài chu kỳ ngân sách thường niên. Ngân sách này thường được đưa ra để giải quyết các vấn đề kinh tế cấp bách hoặc thực hiện các chính sách tài chính cụ thể.

Chuyện gì xảy ra tiếp theo?

Thủ tướng Rishi Sunak đã thông báo với Vua Charles để yêu cầu giải tán Quốc hội, dự kiến vào ngày 30.5. Từ thời điểm đó, về mặt kỹ thuật, cơ quan lập pháp sẽ không còn hoạt động và những công việc của Quốc hội chưa được hoàn thành trước thời điểm trên sẽ bị hủy bỏ.

Sau đó, các ứng cử viên sẽ bắt đầu vận động tranh cử trên khắp 650 khu vực bầu cử của Vương quốc Anh để giành ghế trong Quốc hội. Một số ứng cử viên cũng sẽ góp mặt trong chiến dịch tranh cử cấp quốc gia, đặc biệt là những người đồng thời là bộ trưởng. Các nhà lãnh đạo đảng cũng sẽ tham gia vào chiến dịch quốc gia và chiến dịch địa phương nếu có cơ hội - chẳng hạn như ở các khu vực bầu cử chiến trường trọng điểm.

Liệu có “sao đổi ngôi”?

Theo một số nhà phân tích, việc Thủ tướng Sunak quyết định tổ chức bầu cử sớm hơn dự kiến nhiều tháng là chiến lược mạo hiểm, khi đảng cầm quyền đang thua xa Công đảng về tỉ lệ ủng hộ trong các cuộc thăm dò dư luận. Hơn nữa, ông còn bị một số thành viên trong đảng của mình cô lập và ngày càng phụ thuộc vào một nhóm nhỏ cố vấn giúp ông vượt qua các trở ngại.

Theo các kết quả khảo sát mới nhất, Công đảng giành được sự ủng hộ lớn hơn, báo hiệu khả năng có sự thay đổi Chính phủ. Nếu Công đảng giành được đa số trong cuộc tổng tuyển cử tới, lãnh đạo Keir Starmer sẽ trở thành Thủ tướng ngay sau khi kết quả được xác nhận mà không có thời gian chuyển tiếp. Về mặt kỹ thuật, Thủ tướng Anh sẽ do Quốc vương bổ nhiệm, vì vậy hành động đầu tiên của người chiến thắng trong cuộc bầu cử là đến yết kiến Quốc vương.

Tuy nhiên, một trong những tín hiệu tích cực đối với chính quyền của đảng Bảo thủ giúp họ có lợi thế và khả năng “lật lại thế cờ” trong cuộc bầu cử là việc Anh hiện chứng kiến tỷ lệ lạm phát giảm và nền kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong gần 3 năm (thông tin được công bố trong ngày 22.5).

Sau khi ông David Cameron từ chức Thủ tướng năm 2016,  Vương quốc Anh trải qua 4 đời Thủ tướng: Đó là bà Theresa May (2016-2019), ông Boris Johnson (2019-2022), Bà Liz Truss (tại nhiệm 49 ngày vào năm 2022) và ông Rishi Sunak (kể từ tháng 10. 2022).

Thế giới 24h

Thế hệ Gen Z và cuộc bầu cử Mỹ 2024: Kinh tế, quyền nạo phá thai
Quốc tế

Thế hệ Gen Z và cuộc bầu cử Mỹ 2024: Kinh tế, quyền nạo phá thai

Cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 là cuộc bầu cử đầu tiên mà phần lớn các bạn trẻ thuộc thế hệ Z (những người sinh từ năm 1997 đến năm 2012) đủ điều kiện bỏ phiếu. Thường được gọi là Gen Z, thế hệ cử tri mới nhất này với độ tuổi từ 18 đến 27, dường như có quan điểm khác hoàn toàn so với các thế hệ trước.

4 vấn đề lớn mà Quốc hội khóa mới của Mỹ phải giải quyết
Quốc tế

4 vấn đề lớn mà Quốc hội khóa mới của Mỹ phải giải quyết

Sáng 5.11 giờ địa phương (chiều tối cùng ngày theo giờ Việt Nam), cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ chính thức bắt đầu với các điểm bỏ phiếu ở các bang New York, New Jersey và Virginia mở cửa đón cử tri. Ngoài lựa chọn tổng thống, cử tri Mỹ trong Ngày Bầu cử còn bỏ phiếu bầu lại toàn bộ Hạ viện và hơn 30 ghế Thượng viện. Quốc hội mới sẽ phải giải quyết nhiều việc vào năm tới, từ việc cắt giảm thuế và tài trợ chăm sóc sức khỏe đến việc ngăn chặn vỡ nợ và đóng cửa chính phủ. Sau đây là bốn vấn đề lớn mà Quốc hội khóa 119 sẽ phải giải quyết.

Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ: Ẩn số từ những bang chiến trường
Thế giới 24h

Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ: Ẩn số từ những bang chiến trường

Người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ vào hôm nay, 5.11 (theo giờ địa phương) sẽ lãnh đạo một quốc gia có hơn 330 triệu người, nhưng cuộc đua gần như chắc chắn sẽ được quyết định bởi chỉ vài chục nghìn cử tri - một bộ phận rất nhỏ dân số - ở 7 bang được coi là chiến trường; kết quả ở 7 bang này sẽ tạo ra 128 kịch bản, trong đó 4 kịch bản sẽ phân định thắng thua chỉ bằng một phiếu đại cử tri.

Iran: Sẽ dùng vũ khí 'mạnh và phức tạp chưa từng có’ để đáp trả Israel
Quốc tế

Iran: Sẽ dùng vũ khí 'mạnh và phức tạp chưa từng có’ để đáp trả Israel

Iran cho biết, nước này đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công Israel bằng các đầu đạn mạnh hơn và các vũ khí chưa từng dùng trong 2 cuộc tấn công trước, sẽ huy động cả quân đội chính quy. Thông tin trên được tờ The Wall Street Journal dẫn lời các quan chức Iran và một số nước đồng minh được thông báo về kế hoạch trên cho biết.

Mỹ đối phó với làn sóng tin giả trước giờ G
Quốc tế

Mỹ đối phó với làn sóng tin giả trước giờ G

Các thuyết âm mưu về gian lận bầu cử Mỹ chưa được kiểm chứng đang được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các nền tảng mạng xã hội với những hình ảnh giả mạo, bị cắt ghép về việc các phiếu bầu bị tiêu hủy, thông tin sai lệch về địa điểm bỏ phiếu… đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của cử tri Mỹ vào hệ thống bầu cử trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc thăm dò cuối cùng của hai ứng cử viên tại các bang chiến trường
Quốc tế

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc thăm dò cuối cùng của hai ứng cử viên tại các bang chiến trường

Kết quả cuộc thăm dò dư luận cuối cùng trên toàn quốc về chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2024 được đài NBC News công bố ngày 3.11 cho thấy, cuộc đua giữa Phó Tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ và ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa đang diễn ra vô cùng sát sao, với mỗi người nhận được 49% sự ủng hộ từ cử tri đã đăng ký.

Lũ quét kinh hoàng tại Tây Ban Nha
Quốc tế

Lũ quét kinh hoàng tại Tây Ban Nha

Trận lũ quét tàn phá miền đông Tây Ban Nha đã khiến số người thiệt mạng tăng lên gần 160 người, ô tô chất đống trên đường, nhà cửa ngập bùn đất. Đây là thảm họa lũ lụt tồi tệ nhất của Tây Ban Nha trong lịch sử hiện đại.

Người Trung Quốc “bỏ phiếu” cho Harris hay Trump?
Quốc tế

Người Trung Quốc “bỏ phiếu” cho Harris hay Trump?

Trong khi cả thế giới đang hồi hộp chờ đợi kết quả bầu cử Tổng thống ở cường quốc số một thế giới thì dường như điều này không quá được quan tâm ở Trung Quốc - với cảm giác rằng bất kể ai thắng, căng thẳng trong mối quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc vẫn sẽ tồn tại.

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-19
Quốc tế

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-19

Rạng sáng 30.10, Trung Quốc thông báo đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-19 mang theo 3 nhà du hành lên Trạm vũ trụ Thiên cung. Sự kiện cho thấy Trung Quốc đang mở rộng hoạt động thám hiểm không gian khi khẳng định sức mạnh vũ trụ của mình.

Tổng thống Putin sẽ “bỏ phiếu” cho Harris hay Trump?
Quốc tế

Tổng thống Putin sẽ “bỏ phiếu” cho Harris hay Trump?

Hồi tháng 9, người ta đã từng đặt câu hỏi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc bầu cử Hoa Kỳ. Khi được hỏi liệu ông thích Donald Trump hay Kamala Harris, ông Putin đã mỉm cười và nhướn mày, đồng thời khiến người nghe phải ngạc nhiên với câu trả lời hóm hỉnh của mình.

Bầu cử Hạ viện Nhật Bản: “Phán quyết nghiêm khắc” của cử tri
Thế giới 24h

Bầu cử Hạ viện Nhật Bản: “Phán quyết nghiêm khắc” của cử tri

Tương lai chính trị của Nhật Bản trở nên bất định sau cuộc tổng tuyển cử ngày 27.10 khi lần đầu tiên sau 15 năm, đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đối tác liên minh cầm quyền, Komeito, đã mất đi thế đa số tại Hạ viện. Kết quả bầu cử lần này đặt ra câu hỏi: liệu phe đối lập có đủ thống nhất để định hướng chương trình nghị sự của Hạ viện và khiến Thủ tướng Shigeru Ishiba trở thành vị Thủ tướng nắm quyền ngắn kỷ lục trong lịch sử Nhật Bản?

Thái Lan sẽ áp "thuế đi lại" với du lịch hàng không từ năm 2025
Quốc tế

Thái Lan sẽ áp "thuế đi lại" với du lịch hàng không từ năm 2025

Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan vừa công bố đổi tên “Phí hạ cánh” gây nhiều tranh cãi của nước này thành “Thuế đi lại” được sử dụng để mua bảo hiểm cho người nước ngoài và cải thiện các tiện nghi cơ bản. Thuế mới dự kiến sẽ có hiệu lực vào khoảng giữa năm 2025, bắt đầu từ những người đến bằng đường hàng không.