Thủ tướng Ấn Độ và giấc mơ "Viksit Bharat"

Ông Narendra Modi đã ghi dấu ấn vào lịch sử Ấn Độ, trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên nắm giữ 3 nhiệm kỳ liên tiếp kể từ thời Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ Jawaharlal Nehru; tuy nhiên, việc đảng của ông để mất nhiều ghế tại Quốc hội so với nhiệm kỳ trước sẽ khiến nhiệm kỳ thứ ba không dễ dàng.

Chiến thắng chưa trọn vẹn

Mặc dù giành được nhiều ghế nhất, nhưng đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) thuộc Liên minh Dân chủ quốc gia cầm quyền của ông lại để mất hàng chục ghế tại Lok Sabha (Hạ viện) so với nhiệm kỳ trước. Hãng tin AP trích dẫn số liệu từ Ủy ban Bầu cử Ấn Độ cho thấy, BJP chỉ giành được 240 ghế trong tổng số 543 ghế ở Hạ viện. Con số này thấp hơn so với mức 272 ghế cần thiết để thành lập Chính phủ tiếp theo, và thấp hơn hẳn so với 303 ghế mà đảng này từng giành được vào năm 2019 và 282 ghế vào năm 2014. Mặc dù vậy, Liên minh Dân chủ quốc gia vẫn giành được 286 ghế tại Hạ viện. Ở chiều ngược lại, Liên minh Ấn Độ đối lập, do đảng Quốc đại dẫn đầu giành được 223 ghế, cao hơn đáng kể so với dự đoán trước đó.

Thủ tưởng Ấn Độ giành chiến thắng nhiệm kỳ 3 liên tiếp. Nguồn: CBS News
Thủ tưởng Ấn Độ giành chiến thắng nhiệm kỳ 3 liên tiếp. Nguồn: CBS News

Trong bối cảnh này, BJP sẽ phải dựa vào các đồng minh chủ chốt, nhất là đảng Telugu Desam ở bang miền nam Andhra Pradesh và đảng Janata Dal (United) ở Bihar để duy trì quyền lực. Đây là sự đảo ngược mạnh mẽ sau một thập kỷ nhiệm kỳ đầy biến đổi của ông Modi khi lần đầu tiên BJP không đạt được đa số. Theo hệ thống bầu cử của Ấn Độ, đảng hoặc liên minh giành được hơn 272 ghế tại Hạ viện mới có thể thành lập Chính phủ.

Tính tới hiện tại, ông Modi là chính trị gia thứ hai trong lịch sử giữ chức vụ Thủ tướng lần thứ 3 liên tiếp, sau ông Jawaharlal Nehru, Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ. Trước khi ông lên nắm quyền, Ấn Độ đã có các chính phủ liên minh trong 30 năm.

Khát vọng về một "Viksit Bharat" vào năm 2047

Tuyên bố sau khi chiến thắng, Thủ tướng Modi nhấn mạnh: “Chiến thắng hôm nay là chiến thắng của nền dân chủ lớn nhất thế giới”. Trong nhiệm kỳ tới, ông cam kết sẽ thực hiện tốt lời hứa đưa ra khi tranh cử của mình là đưa nền kinh tế Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới từ vị trí thứ 5 hiện tại và tiếp tục chương trình nghị sự của mình. Ông cũng khẳng định sẽ thúc đẩy sản xuất quốc phòng, tạo thêm việc làm cho thanh niên, tăng xuất khẩu và giúp đỡ nông dân, cùng nhiều vấn đề khác, trong đó có phòng chống tham nhũng. Hãng tin AP dẫn lời ông cho biết: “Đất nước này sẽ chứng kiến một chương mới với những quyết định lớn. Đây là sự bảo đảm của Modi”.

Dưới sự điều hành của ông, Ấn Độ, quốc gia đông dân nhất thế giới, đã đạt được vị thế nổi bật mới trên trường quốc tế, cải tổ kết cấu hạ tầng quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu của 1,4 tỷ người, đồng thời rũ bỏ di sản của quá khứ thuộc địa. Ông nhanh chóng trở thành nhà lãnh đạo quyền lực và được lòng phần lớn bộ phận dân chúng.

Trong thập kỷ cầm quyền vừa qua, chính quyền đã tích cực nâng cấp mạng lưới giao thông cũ kỹ của đất nước, xây dựng đường cao tốc để kết nối những ngôi làng nhỏ với các thành phố lớn. Hàng tỷ USD cũng được chi cho các bến cảng, sân bay, đường sắt mới… Ngoài ra, Ấn Độ còn phát triển nhiều nhà máy điện mới và các dự án hàng hải, đồng thời trợ cấp xây dựng khoảng 40 triệu ngôi nhà bê tông cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Nhờ nền kinh tế phát triển nhanh chóng, GDP của Ấn Độ tăng trưởng với tốc độ 7,8% trong quý vừa qua, Thủ tướng Modi đã đặt mục tiêu tăng cường chuyển đổi Ấn Độ, với hoài bão đưa đất nước thành quốc gia phát triển vào năm 2047, nhân kỷ niệm 100 năm độc lập khỏi ách thống trị của thực dân Anh. Ông phát biểu: “Thế giới của thế kỷ XXI đang hướng về Bharat (Thủ tướng Modi sử dụng tên Bharat như tên gọi chính thức của Ấn Độ thay cho India) với nhiều hy vọng. Và chúng ta cần thực hiện một số thay đổi để tiến lên phía trước trong bối cảnh toàn cầu. Chúng ta cũng cần thay đổi tư duy truyền thống về cải cách. Bharat không thể giới hạn cải cách chỉ ở kinh tế. Chúng ta phải tiến về mọi mặt của đời sống theo hướng đổi mới. Những cải cách của chúng ta phải phù hợp với khát vọng về một "Viksit Bharat" (Ấn Độ phát triển) vào năm 2047”.

Cơn gió ngược đối với nhiệm kỳ thứ ba

Tuy nhiên, khi ông bước vào nhiệm kỳ mới, thành tích đạt được không khỏa lấp được nhiều thách thức cần giải quyết. Mặc dù kinh tế tăng trưởng ấn tượng, song phần lớn tài sản ngày càng tăng của đất nước lại được phân bổ không đồng đều. Đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất là tầng lớp thượng lưu. Bên cạnh đó, tuy nước này có lợi thế về lực lượng lao động trẻ chất lượng và đông đảo (40% dân số Ấn Độ dưới 25 tuổi, nhiều người am hiểu công nghệ và nói tiếng Anh lưu loát), song không ít trong số này vẫn thường xuyên thiếu việc làm. Thực tế, người dân Ấn Độ đang phải đối mặt với giá cả phi mã, tình trạng thất nghiệp tăng cao và bất bình đẳng thu nhập ngày càng giãn rộng, với hàng triệu người vẫn sống trong các khu ổ chuột rộng lớn.

Thách thức tiếp theo đến từ việc BJP không giành được đa số ghế khiến Thủ tướng Modi sẽ phải chia sẻ quyền lực với các đối tác trong liên minh, điều mà ông chưa từng phải làm kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2014. Một Chính phủ liên minh có thể đồng nghĩa với việc chính quyền của BJP sẽ gặp khó khăn hơn để thông qua các luật gây tranh cãi tại Quốc hội, cũng như một số vấn đề khác chẳng hạn hệ tư tưởng chủ nghĩa dân tộc theo đạo Hindu mà họ đang theo đuổi. Nhất là khi hai đảng Telugu Desam và Janata Dal (United) trong liên minh đều công khai theo chủ nghĩa thế tục. Chưa hết, trong nhiệm kỳ mới, ông Modi sẽ phải đối đầu với phe đối lập lớn mạnh hơn. Liên minh Ấn Độ đối lập vừa qua đã giành được sự ủng hộ hơn hẳn, sau những thất bại lớn trong hai cuộc bầu cử trước đó.

Với vị trí chiến lược của Ấn Độ ở châu Á và nền kinh tế đang bùng nổ, chiến thắng của ông Modi sẽ vang dội vượt xa biên giới nước này, thu hút sự chú ý của Mỹ, Trung Quốc và Nga nói riêng. Washington từ lâu đã coi New Delhi là bức tường thành quan trọng trong khu vực nhằm đối trọng với một Trung Quốc ngày càng quyết đoán. Nhưng đồng thời, Ấn Độ vẫn gần gũi với Moscow và khát khao mua dầu giá rẻ của Nga bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây. Do đó, việc cố gắng cân bằng quan hệ giữa các nước lớn vì lợi ích quốc gia sẽ tiếp tục là bài toán cân não trong nhiệm kỳ 3 của nhà lãnh đạo Ấn Độ.  

Quốc tế

insights.gostudent.org
Quốc tế

Định hướng cho giáo dục tại nhà

Dự luật Về sự phát triển toàn diện của trẻ em và nhà trường đang trở thành tâm điểm trong các cuộc thảo luận về giáo dục tại Vương quốc Anh. Một trong những nội dung được quan tâm là các quy định mới liên quan đến giáo dục tại nhà (home schooling).

teachaway.com
Quốc tế

Xây dựng môi trường giảng dạy lý tưởng và bền vững

Dự luật Về phát triển toàn diện của trẻ em và trường học đánh dấu bước ngoặt trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Vương quốc Anh, trong đó đặc biệt chú trọng đến đội ngũ giáo viên thông qua các cải cách sâu rộng về đào tạo chuyên môn, chế độ lương thưởng và điều kiện làm việc, nhằm xây dựng một môi trường giảng dạy lý tưởng và bền vững.

Nguồn: The Independent
Quốc tế

Sẽ có những thay đổi bước ngoặt

Dự luật Về sự phát triển toàn diện của trẻ em và nhà trường, vừa được trình lên Nghị viện Vương quốc Anh tháng 12.2024, là bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hệ thống giáo dục và bảo vệ trẻ em tại xứ sở sương mù, nhằm bảo đảm mọi trẻ em đều nhận được nền giáo dục chất lượng, an toàn và được bảo vệ tối đa, đặc biệt là những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hoặc có nhu cầu giáo dục đặc biệt.

Quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản: Lo ngại sóng gió
Quốc tế

Quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản: Lo ngại sóng gió

Năm 2025 sẽ đánh dấu kỷ niệm 60 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, một cột mốc quan trọng trong lịch sử của cả hai quốc gia, nhất là sau khi quan hệ ngoại giao và an ninh giữa hai nước đã có sự cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, những bất ổn chính trị ở Seoul hiện có thể đảo ngược quá trình cải thiện quan hệ song phương, vốn đang gặt hái được nhiều thành tựu.

Xác định được bệnh lạ ở Cộng hòa Dân chủ Congo
Quốc tế

Xác định được bệnh lạ ở Cộng hòa Dân chủ Congo

Bộ Y tế Cộng hòa Dân chủ Congo mới đây khẳng định căn bệnh lạ đang lưu hành trong khu vực Panzi của nước này là một dạng sốt rét nặng. Các trường hợp mắc bệnh gần đây là các ca sốt rét nặng dưới dạng bệnh đường hô hấp và trở nên nghiêm trọng hơn do suy dinh dưỡng.

Cơ hội thay đổi hay nguy cơ chia rẽ?
Quốc tế

Cơ hội thay đổi hay nguy cơ chia rẽ?

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thúc đẩy Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm chính mình để mở đường cho một cuộc bầu cử sớm vào tháng 2.2025. Ông Scholz cho rằng, bầu cử sớm sẽ là giải pháp để ngăn chặn nguy cơ chia rẽ, trong khi các nhà quan sát lo ngại, điều này càng khiến tình trạng bất ổn chính trị tại nền kinh tế mạnh nhất châu Âu thêm trầm trọng trong bối cảnh nước Đức đang phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế và an ninh.

EU chính thức mở điều tra đối với TikTok
Quốc tế

EU chính thức mở điều tra đối với TikTok

Ủy ban châu Âu (EC) hôm 17.12 (giờ địa phương) đã chính thức mở thủ tục điều tra đối với nền tảng TikTok - mạng xã hội video ngắn phổ biến toàn cầu, về "những cáo buộc vi phạm luật Dịch vụ kỹ thuật số (DSA)".

Australia hướng tới đối tác trong “Tầm nhìn ASEAN toàn cầu”
Quốc tế

Australia hướng tới đối tác trong “Tầm nhìn ASEAN toàn cầu”

ASEAN đang trở thành một nhân tố kinh tế quốc tế ngày càng quan trọng, với tăng trưởng ấn tượng về thương mại trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Với vị thế ngày càng tăng, ASEAN thu hút sự quan tâm của nhiều nền kinh tế quan trọng, trong đó có Australia; hai nền kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương này có thể thúc đẩy hợp tác khu vực bằng cách khởi xướng một sáng kiến ​​nhằm tạo ra trật tự kinh tế bền vững trên cơ sở một “thị trường xanh duy nhất”.

technode.com
Quốc tế

Trung Quốc ứng dụng robot để phát triển kinh tế

Các thành phố như Hàng Châu, Trùng Khánh, Nam Kinh và một phần tỉnh Tứ Xuyên đã ban hành các chính sách robot nhằm thúc đẩy đổi mới và tăng cường ứng dụng công nghệ, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và hiện đại hóa hệ thống công nghiệp. Điều này đánh dấu bước tiến quan trọng trong định hướng các ngành công nghiệp tương lai, được nhấn mạnh tại Hội nghị công tác kinh tế trung ương gần đây.

Nguyên nhân và hệ quả chính trị
Nghị viện thế giới

Nguyên nhân và hệ quả chính trị

Chiều ngày 14.12, phe đối lập Hàn Quốc đã thành công thúc đẩy Quốc hội thông qua kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol, đưa ông trở thành vị tổng thống thứ ba bị luận tội trong lịch sử Hàn Quốc. Kiến nghị luận tội được thông qua với 204 phiếu thuận, 85 phiếu chống, 3 phiếu trắng và 8 phiếu không hợp lệ trong tổng số 300 phiếu. Như vậy có tới 13 nghị sĩ đảng cầm quyền bỏ phiếu chống lại Tổng thống Yoon. Câu hỏi đặt ra hiện nay là điều gì sẽ xảy ra tiếp theo và quyết định này ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của đất nước.

Để không ai đứng trên luật pháp
Nghị viện thế giới

Để không ai đứng trên luật pháp

Hàn Quốc là một trong số ít quốc gia theo mô hình chính thể tổng thống quy định về thủ tục luận tội người đứng đầu. Cùng với Mỹ, quy định này trong Hiến pháp Hàn Quốc nhằm bảo đảm không có cá nhân nào đứng trên luật pháp và mọi quan chức đều phải tuân theo pháp quyền. Tuy nhiên, thủ tục luận tội Tổng thống cần thông qua ba bước khá ngặt nghèo. Việc quy định chặt chẽ như vậy nhằm bảo đảm các phe phái không lợi dụng quy trình luận tội để phục vụ những mục đích chính trị.

Tạo động lực cho nền kinh tế
Quốc tế

Tạo động lực cho nền kinh tế

Sau hơn một thập kỷ giữ lập trường thận trọng, mới đây Bộ Chính trị Trung Quốc tuyên bố sẽ áp dụng chính sách tiền tệ "nới lỏng phù hợp" nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, cùng với đó là các biện pháp tài khóa tích cực hơn để mở rộng tiêu dùng và nhu cầu nội địa. Đây được đánh giá là một phần trong nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc để duy trì tốc độ tăng trưởng và đối phó với những thách thức ngày càng gia tăng trong nền kinh tế; động thái bất ngờ này sẽ không chỉ tác động đến nền kinh tế trong nước mà còn cả nền kinh tế toàn cầu.