Thứ trưởng Bộ Ngoại giao chia sẻ 5 phẩm chất để trở thành một nhà ngoại giao

Ngành ngoại giao có những điểm hấp hẫn gì? Bí quyết để trở thành nhà ngoại giao như thế nào? nhà ngoại giao cần những phẩm chất gì?... những câu hỏi trên đã được Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ trả lời và chia sẻ về với sinh viên Học viện Ngoại giao.

Chiều 8.12, tại Học viện Ngoại giao đã diễn ra chương trình MOFA Open Day 2023 - Chạm tới ước mơ. Đây là chương trình giới thiệu về ngành, nghề ngoại giao và thông tin đợt tuyển dụng công chức của Bộ Ngoại giao năm 2023.

MOFA Open Day là sự kiện nhằm đổi mới hình thức thu hút, tăng nguồn thí sinh có chất lượng tham gia tuyển dụng công chức của Bộ Ngoại giao. Đối tượng hướng tới là sinh viên năm cuối và sinh viên đã tốt nghiệp Học viện Ngoại giao, cùng các trường đại học khác ở trong và ngoài nước

Tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã có những chia sẻ về nghề nghiệp với sinh viên Học viện Ngoại giao. Theo Thứ trưởng, ngành ngoại giao là một trong những ngành có thể lựa chọn thành một sự nghiệp lâu dài.

Một điểm hấp dẫn của ngành ngoại giao được Thứ trưởng đề cập đó là đặc thù về nghề nghiệp là làm việc mang tính toàn cầu, các cán bộ ngoại giao có cơ hội đi nhiều nơi trên thế giới , có điều kiện tiếp xúc với các nhà ngoại giao ở các nước, các đối tác khác...

Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ cho biết, bí quyết của ngành ngoại giao là biết mình, biết người. Muốn đạt được lợi thế trên bàn đàm phán cần chuẩn bị, tìm hiểu rất kỹ về bối cảnh, yêu cầu của đối tác. 

Theo Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ, có ba mục tiêu lớn của ngành đó là làm thế nào để duy trì được môi trường, hòa bình, ổn định. Làm thế nào để tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để cho đất nước phát triển và không ngừng nâng cao uy tín quốc tế của đất nước.

Các nước trong khu vực xung quanh đã xảy ra chiến tranh. Những cuộc chiến tranh đó chính là sự thất bại của ngoại giao. Vì thế càng cần trân quý giá trị của ngoại giao, của đối ngoại trong việc góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa và đặc biệt là tranh thủ những nguồn lực cho sự phát triển của đất nước.

TheoThứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, có 5 phẩm chất để trở thành một nhà ngoại giao: 

Thứ nhất, đó là lòng trung thành đối với lợi ích chung của đất nước. Lòng trung thành rất quan trọng, đối tác ngoại giao sẽ nhìn vào lòng trung thành của người làm ngoại giao với quốc gia để quyết định có tin tưởng hợp tác hay không. Là người ngoại giao của Việt Nam, cần phải đặt lợi ích của Việt Nam lên trên hết. 

Thứ hai, nhà ngoại giao cần có tầm nhìn chiến lược, mưu lược. Trong nghệ thuật ngoại giao cần "nhìn cho rộng, suy cho kỹ". Trong một bức tranh chiến lược, nhà ngoại giao cần nhìn ra điểm chung giữa ta và đối tác từ đó hướng tới sự hợp tác. Hợp tác là phải cùng thắng. Tất nhiên cần tuân theo lập trường, nguyên tắc bất di bất dịch của đất nước. Tuy nhiên, trên tinh thần "dĩ bất biến ứng vạn biến", nhà ngoại giao kiên định về quy đinh, nguyên tắc nhưng linh hoạt về sách lược, sáng tạo tìm mẫu số chung về mục đích giữa chúng ta và các quốc gia khác. 

Thứ ba,  khả năng linh hoạt, thích ứng theo hoàn cảnh, làm việc với đa quốc gia là làm việc với đa dạng luồng văn hoá khác nhau. Nhà ngoại giao cần thích ứng để nhập cuộc với các đối tác, từ đó xích họ gần với chúng ta. 

Thứ tư, người làm ngoại giao phải có khả năng chịu được sức ép, chịu được môi trường làm việc liên tục có sức ép. Phạm vi làm việc là trên toàn thế giới nên nhà ngoại giao cần có khả năng làm việc 24/7. Luôn sẵn sàng với công việc bất kỳ lúc nào. Thích ứng với việc bị đặt dưới sức ép từ trong nước và đối tác nước ngoài. 

Thứ năm, là sự dẻo dai, có khả năng làm việc bền bỉ cả về thể chất, tinh thần, trí tuệ. Độ bền bỉ đòi hỏi sự rèn luyện không ngừng nghỉ của nhà ngoại giao. 

Năm 2023, Bộ Ngoại giao tuyển dụng 66 chỉ tiêu công chức ngạch chuyên viên với nhiều chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế, Luật Quốc tế, Báo chí, CNTT… 

Kỳ tuyển dụng Bộ Ngoại giao luôn có sự cạnh tranh cao, đòi hỏi các sinh viên phải thể hiện được khả năng của mình cả về độ sâu rộng trong kiến thức, cũng như kỹ năng chuyên môn.

Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc
Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc

Tại hội thảo Hạnh phúc trong giáo dục 2024 tổ chức trong hai ngày 23 - 24.11, Anh hùng Lao động Thái Hương bày tỏ mong muốn có sự thấu hiểu và vào cuộc của xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng cho sự nghiệp trồng người nhằm mang lại hạnh phúc đích thực cho con trẻ trong hành trình học tập.

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.