Thử nghiệm dạy và học môn Toán, Khoa học, Sinh học bằng tiếng Anh

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Đề án Ngoại ngữ Quốc gia đã nghiên cứu xây dựng thử nghiệm học liệu dạy Toán, Khoa học với cấp Trung học cơ sở và môn Sinh học với cấp Trung học phổ thông bằng tiếng Anh. Với sự hỗ trợ của công nghệ, những bộ tài liệu số, tài liệu cập nhật trí tuệ nhân tạo, sẽ hỗ trợ thầy cô thuận lợi hơn khi giảng dạy các môn học này bằng tiếng Anh.

Sáng 29.11, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Đề án Ngoại ngữ Quốc gia tổ chức Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu xây dựng thử nghiệm học liệu dạy Toán, Khoa học, Sinh học bằng tiếng Anh.

Bắt kịp xu hướng học tập của thế giới

Hội thảo được tổ chức nhằm công bố kết quả nghiên cứu và lắng nghe những góp ý, thảo luận của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục, giáo viên về phát triển học liệu dạy học các môn Khoa học, Toán bằng tiếng Anh tại Việt Nam. Bước đầu đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các học liệu phù hợp với yêu cầu của các trường phổ thông tại Việt Nam.

Đại diện nhóm nghiên cứu báo cáo kết quả thử nghiệm bộ học liệu thuộc nhiệm vụ Nghiên cứu xây dựng thử nghiệm học liệu dạy Toán, Khoa học, Sinh học bằng Tiếng Anh, TS Hà Thị Thúy, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết: Cùng với tốc độ phát triển của công nghệ, sự phổ biến của hình thức giảng dạy và học tập trực tuyến dẫn đến việc gia tăng nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên học liệu số. Trong đó, tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự đổi mới và hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật số.

Việc giảng dạy môn Toán, Khoa học, Sinh học bằng tiếng Anh đang ngày càng phổ biến hơn ở các quốc gia dùng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Khi được học tiếng Anh trong một bối cảnh môn học cụ thể, học sinh được trang bị vốn ngoại ngữ chuyên ngành và tăng khả năng vận dụng tiếng Anh trong lĩnh vực chuyên môn, tăng cơ hội thử sức trong các kì thi quốc tế, được có nhiều cơ hội học tập ở các quốc gia phát triển, tăng khả năng thích nghi và năng lực cạnh tranh nghề nghiệp.

Việc xây dựng nguồn tài nguyên học tập kĩ thuật số để giảng dạy môn Toán, Khoa học, Sinh học bằng tiếng Anh cũng góp phần giúp nền giáo dục Việt Nam tăng khả năng bắt kịp xu hướng học tập của thế giới.

z6080409806035c53decf526f56d04b94437c5734d29ee.jpg
GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết: Tại Kết luận số 91-KL/TW ngày 12.8 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4.11.2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã nêu rõ: “Các cấp đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn mới; tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học”.

Nhấn mạnh đây là nhiệm vụ khó khăn với mục tiêu dài hạn và có rất nhiều thách thức phải đối mặt; tuy nhiên, theo GS.TS Lê Anh Vinh, chúng ta đã có lộ trình rõ ràng, bước đầu quốc tế hóa giáo dục ở một số địa phương, một số cơ sở giáo dục có điều kiện.

Hơn nữa, năng lực tiếng Anh đầu vào của học sinh hiện nay đã có nhiều thay đổi tốt hơn, năng lực đội ngũ giáo viên cũng nâng cao hơn, sự hỗ trợ giữa thầy cô với học sinh cũng rất đa dạng với nhiều bộ tài liệu, cung cấp thông tin. Vì thế, GS.TS Lê Anh Vinh cho rằng cần có những định hướng và sự chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai để từng bước đạt được kết quả tích cực.

Cần tận dụng những lợi thế của công nghệ trong xây dựng học liệu số

Vừa qua, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Đề án Ngoại ngữ Quốc gia đã nghiên cứu xây dựng thử nghiệm học liệu dạy Toán, Khoa học với cấp Trung học cơ sở và môn Sinh học với cấp Trung học phổ thông bằng tiếng Anh. Với sự hỗ trợ của công nghệ, những bộ tài liệu số, tài liệu cập nhật trí tuệ nhân tạo, sẽ hỗ trợ thầy cô thuận lợi hơn khi giảng dạy các môn học này bằng tiếng Anh.

Tại hội thảo, các chuyên gia, đại diện tổ chức đã chia sẻ kinh nghiệm dạy học môn Toán, Khoa học, Sinh học bằng tiếng Anh tại Việt Nam; về tài nguyên số dạy và học các môn Toán, Khoa học, Sinh học của Cambridge; đồng thời thảo luận về phát triển học liệu dạy và học các môn học khác bằng tiếng Anh, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên…

Ông Melvyl Lim, Giám đốc cấp cao của Hội đồng khảo thí Cambridge tại Việt Nam cho rằng, ngoài việc giúp học sinh thành thạo tiếng Anh, cần phải bảo đảm được độ chuyên sâu và hiểu được nội dung môn học. Vì thế người giáo viên phải hiểu biết sâu sắc về dạy học song ngữ, nắm bắt tâm lý người học và những thách thức, rào cản của họ.

Đồng thời, kiểm tra đầu vào của học sinh, phân hóa trình độ, để thiết kế các chương trình học giúp học sinh vừa nâng cao năng lực ngoại ngữ, nhưng cũng hiểu chuyên sâu về lĩnh vực mà mình quan tâm.

z608040973272537fede64331177c08372d3bd95e8c986.jpg
Toàn cảnh hội thảo

Để xây dựng được nguồn học liệu số của các môn học trong giảng dạy bằng tiếng Anh, ông Đặng Đình Long, Tổng hiệu trưởng Trường Delta Global School cho rằng, cần tận dụng những lợi thế của công nghệ trong xây dựng học liệu số, đồng thời, đưa văn hóa trở thành yếu tố phát triển trong nhà trường. Người giáo viên nước ngoài khi hiểu được văn hóa Việt Nam sẽ gắn bó và sáng tạo hơn trong xây dựng học liệu giảng dạy.

Ở góc độ quản lý, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD-ĐT Tạ Ngọc Trí nhấn mạnh tới việc cần bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, đưa ra quy chuẩn với mức độ tối thiểu cho giáo viên khi giảng dạy các môn học bằng tiếng Anh. Cụ thể như nâng cao chất lượng tiếng Anh cho sinh viên sư phạm dạy các môn học chuyên ngành, giảng dạy chương trình song ngữ cho sinh viên sư phạm; phát triển, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có khả năng thành thạo tiếng Anh; phối hợp giữa giáo viên chuyên ngành và giáo viên ngôn ngữ để nâng cao hiệu quả giảng dạy.

Giáo dục

7 vị trí công tác trong lĩnh vực giáo dục phải thay đổi định kỳ sau 3-5 năm
Giáo dục

7 vị trí công tác trong lĩnh vực giáo dục phải thay đổi định kỳ sau 3-5 năm

Các vị trí "tuyển sinh, đào tạo; phân bổ chỉ tiêu, quản lý tuyển sinh; thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo; thẩm định tài liệu giáo dục địa phương; Thẩm định hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục; quản lý đề án, dự án; phân bổ, thẩm định đề tài nghiên cứu khoa học"... sẽ cần phải thay đổi định kỳ theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hơn 15.000 sinh viên Trường Đại học Phenikaa "bùng nổ" cảm xúc trong đêm Đại nhạc hội Into the Colorverse
Giáo dục

Hơn 15.000 sinh viên Trường Đại học Phenikaa "bùng nổ" cảm xúc trong đêm Đại nhạc hội Into the Colorverse

Với sân khấu hoành tráng, quy tụ dàn khách mời nổi tiếng như MONO, Captain Boy,... Into the Colorverse - Đại nhạc hội chào tân sinh viên K18 Trường Đại học Phenikaa tối 8.12 đã đem đến những phần trình diễn đầy cảm xúc, để lại dấu ấn khó quên trong lòng khán giả và thu hút 15.000 sinh viên tham dự.

TP. Hồ Chí Minh đầu tư quỹ đất phát triển các dự án giáo dục
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh đầu tư quỹ đất phát triển các dự án giáo dục

Tại hội nghị triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo và giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, TP. Hồ Chí Minh có 69 quỹ đất giáo dục để đầu tư phát triển các dự án giáo dục đào tạo.

70% sinh viên công nghệ thông tin cần đào tạo lại kỹ năng thực hành sau khi tốt nghiệp
Giáo dục

70% sinh viên công nghệ thông tin cần đào tạo lại kỹ năng thực hành sau khi tốt nghiệp

Mỗi năm, Việt Nam đào tạo thêm khoảng 50.000 nhân lực công nghệ thông tin, nhưng trong số này chỉ có khoảng 30% sẵn sàng làm việc được ngay khi ra trường, còn lại 70% vẫn phải thông qua quá trình đào tạo, các khóa học để rèn giũa các kỹ năng thực hành trước khi tham gia vào dự án thực tế.

Đại học Bách khoa Hà Nội tạo cơ hội cho sinh viên bộc lộ tài năng trước nhà tuyển dụng
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội tạo cơ hội cho sinh viên bộc lộ tài năng trước nhà tuyển dụng

Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, PGS. TS. Huỳnh Đăng Chính nhấn mạnh, Ngày hội hướng nghiệp - Career day 2024 đặt mục tiêu tạo ra môi trường cho các nhà tuyển dụng tiếp cận với nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, sinh viên năm đầu được tiếp xúc, tìm hiểu các hoạt động và nhu cầu tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp để lên kế hoạch học tập, rèn luyện để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Mở đơn đăng ký xét duyệt học bổng khuyến học thanh niên Thanh Hóa phía Nam năm 2024 do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tài trợ
Giáo dục

Mở đơn đăng ký học bổng khuyến học Thanh Hóa phía Nam năm 2024

Nhằm hỗ trợ học sinh, sinh viên người Thanh Hoá gặp hoàn cảnh khó khăn có thêm động lực để vươn lên trong học tập và rèn luyện, Câu lạc bộ Thanh niên Thanh Hóa phía Nam (STYC) tổ chức mở đơn đăng ký xét duyệt học bổng khuyến khích học tập năm 2024 cho học sinh, sinh viên vượt khó, do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tài trợ.

Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng
Giáo dục

Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng

Tại Toạ đàm về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 6.12, nhiều lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học đề xuất cần mạnh dạn bỏ hình thức xét tuyển sớm, siết chặt lại các quy định để công tác tuyển sinh công bằng và hiệu quả hơn.

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, nhiều tổ hợp môn lựa chọn do trường THPT xây dựng có thể không phù hợp với năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Số lượng tổ hợp tự nhiên đang bị "lép vế" với tổ hợp xã hội, khiến nguồn đầu vào các ngành khoa học tự nhiên sụt giảm, không đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực của đất nước.

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên
Giáo dục

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh giáo dục thường xuyên phải tự nhận thức được vai trò của mình. Từ đó, phát huy hơn nữa “dư địa”, hiệu quả của giáo dục thường xuyên với phát triển giáo dục và đào tạo và xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.