Thu hút vốn Nhật Bản, thúc đẩy doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng

Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Nhật Bản nói chung và thành phố Hà Nội với Nhật Bản nói riêng tiếp tục được củng cố, phát triển. Thành phố Hà Nội đánh giá đây là cơ hội tốt để tăng cường hơn nữa các hoạt động xúc tiến, kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư của Nhật Bản.

Tạo điều kiện, môi trường pháp lý thông thoáng

Đó là nhận định của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại Hà Nội - Nhật Bản 2024 diễn ra tại Tokyo (Nhật Bản) mới đây. Đại diện nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đã kiến nghị TP. Hà Nội có thêm các cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp cũng như giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng.

Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA) tại Tokyo, Chủ tịch Công ty Cổ phần Katao Sogo Phạm Văn Khanh cho biết, Hansinba và công ty đã triển khai nhiều chương trình hợp tác và thúc đẩy mạnh lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Trong đó, trọng tâm là hợp tác đầu tư, sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ, các sản phẩm công nghiệp cho lĩnh vực tàu cao tốc, đòi hỏi trình độ công nghệ cao nhưng có giá trị gia tăng lớn và lan toả ra các ngành công nghiệp khác tại Việt Nam.

tran-sy-thanh-6013.png
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh chia sẻ tại hội nghị. Ảnh: Phạm Tuân

Trên tình thần hợp tác, ông Phạm Văn Khanh kiến nghị lãnh đạo thành phố Hà Nội tiếp tục quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp 2 nước để thúc đẩy tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất Nhật Bản và toàn cầu, tạo điều kiện tốt hơn nữa về các cơ chế chính sách thu hút đầu tư.

Trong đó, đặc biệt quan tâm về hạ tầng khu công nghiệp chuyên sâu đồng bộ hiện đại cho ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao. Đồng thời, đề nghị thành phố Hà Nội có chương trình hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên, lưu học sinh - kỹ sư - kỹ thuật viên đã học tập làm việc tại Nhật Bản về Hà Nội khởi nghiệp hình thành doanh nghiệp 100% Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Tổng giám đốc Công ty TNHH Tư vấn phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản (VI - JA CID) Takayuki Ishidacho biết, công ty được thành lập với mục đích giúp các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam và Thủ đô Hà Nội, hỗ trợ các công ty Việt Nam cùng tham gia chuỗi sản xuất Nhật Bản và toàn cầu trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao. Công ty đã kết hợp với HANSIBA và tập đoàn N&G - Việt Nam tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu, hướng dẫn đào tạo qui trình sản xuất, đào tạo công nhân kỹ thuật cao, kết nối đặt hàng sản xuất, nguồn vốn vay ưu đãi với chi phí thấp từ Nhật Bản, tiếp nhận máy móc và công nghệ Nhật Bản.

Ông Takayuki Ishidacho bày tỏ mong muốn chủ đầu tư khu công nghiệp Hanssip cũng như chính quyền thành phố Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi, môi trường pháp lý thông thoáng nhằm đáp ứng kịp thời về tiến độ đầu tư xây dựng cũng như nhu cầu nhà ở công nhân, nhà ở cho cán bộ, chuyên gia cho các công ty Nhật Bản và các doanh nghiệp FDI đang đầu tư sản xuất tại đây, bắt kịp tiến độ cùng với việc các nhà máy đi vào hoạt động sản xuất ngay đầu năm 2025.

Cơ hội tăng cường xúc tiến, kết nối

Phó trưởng Ban Khu Công nghệ cao Láng - Hòa Lạc Trần Đắc Trung cho biết, khu công nghệ cao là một trong những dự án đặc biệt quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản. Thành phố Hà Nội đã và đang quan tâm đặc biệt đến việc phát triển Khu Công nghệ cao với kỳ vọng sẽ là một khu vực trung tâm của đô thị phía Tây Hà Nội, là một cực phát triển mới lấy khoa học công nghệ và đào nhân lực làm động lực phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

Hiện đã có một số tổ chức, doanh nghiệp lớn ở Nhật Bản đang đầu tư tại địa điểm này như Tập đoàn Nissan, Tập đoàn Nidec, Trường Đại học Việt - Nhật... Với tiềm năng và lợi thế của mình, Khu Công nghệ cao Láng - Hòa Lạc mong muốn có nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản đến đầu tư và cam kết luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để nơi này là một điểm đến của các doanh nghiệp Nhật Bản.

Với vị trí, vai trò là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, Hà Nội là trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và hội nhập quốc tế; một động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước. TP. Hà Nội đánh giá đây là cơ hội tốt để tăng cường hơn nữa các hoạt động xúc tiến, kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư của Nhật Bản, là bước tiến lớn cho ngành công nghiệp hỗ trợ địa phương.

Kinh tế

BIC giảm 20% phí bảo hiểm nhân dịp ra mắt MyBIC
Doanh nghiệp

BIC giảm 20% phí bảo hiểm nhân dịp ra mắt MyBIC

Nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số và nâng cao trải nghiệm khách hàng trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) đã tập trung đầu tư cho các giải pháp số hóa hiện đại, tiên phong ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh. Bắt đầu từ 26.4.2025, ứng dụng bảo hiểm số MyBIC với giao diện hoàn toàn mới, thân thiện, dễ sử dụng sẽ chính thức ra mắt hướng tới các khách hàng quan tâm và sử dụng các dịch vụ của BIC.

HDBank tìm ra chủ nhân 1 ký vàng SJC và 16 khách hàng trúng thưởng
Kinh tế

HDBank tìm ra chủ nhân 1 ký vàng SJC và 16 khách hàng trúng thưởng

Ngay trước thềm đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, HDBank mang đến niềm vui bất ngờ cho 16 khách hàng trên cả nước thông qua lễ quay số cuối kỳ chương trình “Rước lộc vàng 1 ký – Phú quý cả năm”; trong đó, một khách hàng may mắn nhất đã trở thành chủ nhân của giải đặc biệt 1 ký vàng SJC.

Ảnh minh họa
Bất động sản

Bất động sản xanh là xu hướng tất yếu

Chiếm khoảng 39% tổng lượng phát thải khí nhà kính (bao gồm xây dựng và vận hành công trình), lĩnh vực bất động sản đang có những chuyển dịch tích cực nhằm đóng góp vào mục tiêu quốc gia; thị trường bất động sản xanh, với các công trình trung hòa carbon và đạt chứng chỉ xanh, nổi lên như một xu hướng tất yếu, vừa đáp ứng yêu cầu bền vững, vừa mang lại giá trị kinh tế thiết thực cho chủ đầu tư.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tài sản số, tín chỉ carbon có phải là tài sản bảo đảm?

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon... ra đời; nhanh chóng có khung pháp lý cho các loại tài sản này, trong đó xác định rõ đây có phải là tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại các tổ chức tín dụng là vấn đề lớn đặt ra hiện nay.

ĐHĐCĐ VietABank năm 2025: Tăng vốn điều lệ đạt 11.582 tỷ đồng, đặt mục tiêu lợi nhuận trên 1.300 tỷ đồng
Kinh tế

ĐHĐCĐ VietABank năm 2025: Tăng vốn điều lệ đạt 11.582 tỷ đồng, đặt mục tiêu lợi nhuận trên 1.300 tỷ đồng

Ngày 26.4 vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank – Mã CK: VAB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 nhằm báo cáo kết quả kinh doanh năm 2024, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2025 cùng một số nội dung quan trọng khác.

Shinhan Finance thoát lỗ năm 2024
Kinh tế

Shinhan Finance thoát lỗ năm 2024

Công ty Tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam (Shinhan Finance) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2024 gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và các nhà đầu tư trái phiếu. Theo đó, công ty đã ghi nhận lãi sau thuế 56,2 tỷ đồng, đánh dấu bước ngoặt đáng chú ý so với khoản lỗ 462,7 tỷ đồng trong năm 2023.

ITN
Kinh tế

Giải ngân đầu tư công bắt đầu khởi sắc

Kết thúc tháng 4.2025, cả nước ước giải ngân được 128,5 nghìn tỷ đồng, đạt 14,3% kế hoạch. So với tỷ lệ của 3 tháng đầu năm, tốc độ giải ngân trong tháng 4 đã bắt đầu khởi sắc, bắt kịp tiến độ cùng kỳ năm trước.

Hội thảo "Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế - Góc nhìn từ doanh nghiệp chịu thuế tiêu thụ đặc biệt" do Báo Nhân dân tổ chức
Kinh tế

Đặt chính sách thuế trong tổng thể các giải pháp thúc đẩy nội lực doanh nghiệp

Theo các đại biểu tham dự Hội thảo "Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế - Góc nhìn từ doanh nghiệp chịu thuế tiêu thụ đặc biệt" do Báo Nhân dân tổ chức đầu tuần vừa qua, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt chưa chắc đạt được mục tiêu điều chỉnh hành vi tiêu dùng nếu thiếu các bằng chứng khoa học xác đáng. Trong khi đó, điều này có thể làm gia tăng tiêu thụ hàng lậu, hàng không chính thống, gây rủi ro cho sức khỏe người dân và ảnh hưởng đến nguồn thu lâu dài. Do vậy, chính sách thuế cần đặt trong tổng thể các giải pháp thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và bảo đảm ổn định kinh tế-xã hội.