Thái Nguyên: Ra mắt cụm công nghiệp 500 tỷ đồng
UBND tỉnh Thái Nguyên vừa có quyết định thành lập Cụm công nghiệp Điềm Thụy tại xã Điềm Thụy, huyện Phú Bình.
UBND tỉnh Thái Nguyên vừa có quyết định thành lập Cụm công nghiệp Điềm Thụy tại xã Điềm Thụy, huyện Phú Bình.
Sở Công thương vừa làm việc với UBND TP. Sông Công cùng các đơn vị liên quan, chủ đầu tư Dự án Cụm công nghiệp (CCN) Nguyên Gon và CCN Bá Xuyên.
Thông tin từ Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên cho biết, tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong tháng 10.2023 tiếp tục đạt kết quả tích cực. Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 5,79% so với tháng trước và tăng 6% so với cùng kỳ năm 2022.
UBND TP. Thái Nguyên vừa tổ chức Ngày hội việc làm năm 2023 dành cho hơn 1.000 người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số; học sinh, sinh viên đến từ các trường THPT, cơ sở giáo dục.
Mới đây, Đồ án Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn 2050 giành giải Bạc, giải thưởng "SIP Planning Awards 2023" đã cho thấy chất lượng, tư duy, tầm nhìn và giá trị thực tiễn cao của đồ án này cũng như thể hiện sự khát vọng phát triển của địa phương.
Từ đầu năm đến nay, các dự án tại tỉnh Thái Nguyên đã đảm bảo được tiến độ thực hiện dù có số lượng dự án đầu tư lớn.
Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo nhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ Dự án Đường liên kết vùng Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc.
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Thái Nguyên, có nhiều lợi thế thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển. Nhằm khai thác triệt để những tiềm năng, lợi thế, những năm qua, thành phố đã triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển công nghiệp, tạo việc làm cho người lao động và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
9 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên đạt gần 695 nghìn tỷ đồng, bằng 68,1% kế hoạch năm, tăng 3,68% so với cùng kỳ năm 2022.
Phát triển công nghiệp và đô thị hóa đồng thời cũng tạo nên áp lực lớn về môi trường, đây là bài toán khó đối với doanh nghiệp và các cấp quản lý; nên ngay từ khi phê duyệt, lựa chọn các dự án đầu tư, tỉnh Thái Nguyên luôn có yêu cầu cao về đánh giá tác động môi trường.
Dù phải đối mặt với khó khăn chung của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, nhưng trong 9 tháng năm 2023, Thái Nguyên vẫn thu hút thêm 27 dự án FDI cấp mới với tổng số vốn đăng ký đạt 171,1 triệu USD.
Ngày 28.9, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp Trung tâm Dịch vụ việc làm 7 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc là: Ninh Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nam đã tổ chức phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 8 địa phương.
Hiện nay, Thái Nguyên đã quy hoạch 41 cụm công nghiệp (CCN), với tổng diện tích 2.067ha. Việc đầu tư đưa các cụm CCN mới vào hoạt động sẽ đóng góp tích cực vào việc nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho lao động địa phương, tăng thu cho ngân sách nhà nước...
Được ví như “bản lề” nơi cửa ngõ của vùng Trung du miền núi phía Bắc và đồng bằng Bắc Bộ, thành phố Phổ Yên, Thái Nguyên luôn là “đất lành” để các “đại bàng” lựa chọn “xây tổ”. Sự hiện diện của Tập đoàn Samsung và nhiều công ty đa quốc gia đã khẳng định thương hiệu của Phổ Yên về thu hút đầu tư. Điều này góp phần không nhỏ để Phổ Yên kiến tạo nên một đô thị sôi động hiện đại; một cực kinh tế trọng điểm phía nam của tỉnh Thái Nguyên, là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh và các địa phương khác trong khu vực.
Từ một huyện thuần nông, Phổ Yên đã dần hình thành là cực kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh và các địa phương khác trong khu vực. Đó là cả một quá trình nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính trị, chính quyền và Nhân dân và đóng góp rất lớn của cộng đồng các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Bước sang trang sử mới, tin rằng, cộng đồng doanh nghiệp vẫn tiếp tục phát huy vai trò để xây dựng Phổ Yên phát triển mạnh mẽ, trở thành đô thị xanh, thông minh, năng động, hiện đại.
Những năm qua, hạ tầng giao thông Thái Nguyên đã có bước phát triển mạnh mẽ ở cả 2 lĩnh vực trong tỉnh và liên kết vùng, giúp kết nối tỉnh với nhiều vùng kinh tế năng động của đất nước. Với sứ mệnh giao thông “đi trước mở đường”, để phát triển kinh tế - xã hội, ngành giao thông tỉnh Thái Nguyên đã và đang phát triển đúng hướng, tạo nền tảng làm “khâu đột phá” đẩy mạnh thu hút đầu tư.
Theo báo cáo 9 tháng của tỉnh Thái Nguyên, địa phương này tiếp tục là điểm sáng trong thu hút đầu tư và thu hút nguồn vốn FDI của miền Bắc. Đặc biệt, sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tiếp tục tăng. Đó nhờ những quyết tâm của chính quyền địa phương, không ngừng đổi mới để kiến tạo môi trường phát triển thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
Những năm qua, Thái Nguyên đã triển khai đồng bộ các giải pháp từ việc xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch các khu, cụm công nghiệp; phát triển hạ tầng phục vụ công nghiệp; thực hiện thu hút đầu tư hiệu quả. Với đà tăng trưởng và những tín hiệu lạc quan, Thái Nguyên được dự báo sẽ vượt chỉ tiêu kế hoạch về sản xuất công nghiệp năm 2022.
Trong 3 năm trở lại đây, chỉ số tiếp cận đất đai của Thái Nguyên liên tục tăng cao nhờ sự quy hoạch đồng bộ và thực hiện chính sách đất đai một cách minh bạch. Trong 10 chỉ số thành phần của PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) thì chỉ số về tiếp cận đất đai là chỉ số quan trọng trong việc cạnh tranh và thu hút đầu tư giữa các tỉnh. Việc nỗ lực nâng cao các chỉ số thành phần cũng thể hiện rất rõ cho quyết tâm của Thái Nguyên từng bước trở thành trung tâm thu hút vốn FDI số 1 của miền Bắc.
Xác định chất lượng nguồn lao động luôn là một trong những yếu tố hàng đầu để thu hút đầu tư, Thái Nguyên đã không ngừng triển khai các hoạt động đào tạo lao động, đặc biệt là lao động phục vụ cho ngành công nghiệp, thương nghiệp và lực lượng tham gia vào quá trình chuyển đổi số.
Tính đến cuối tháng 9.2022, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ước đạt 673,4 nghìn tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2021 và bằng 73,2% kế hoạch cả năm...