Thủ đô Hà Nội - Những dấu son còn mãi

Series đặc biệt về Hà Nội của chương trình "Bây giờ, ở đây" gồm 4 tập, được phát sóng vào lúc 20h30 thứ 4 hàng tuần trên VTV2.

Với cách tiếp cận riêng, êkíp thực hiện muốn kể cho khán giả nghe những dấu mốc đáng nhớ như với nhiều chủ đề khác nhau như: Bài ca xây dựng, Một thời đạn bom, một thời hòa bình, Hà Nội 12 mùa hoa, Hà Nội mới. Địa điểm ghi hình là những biểu tượng của Hà Nội một thời như: Đại học Bách Khoa Hà Nội, nhà máy thuốc lá Thăng Long, cung thiếu nhi Hà Nội.

dsc03100-61379796377875172466894.jpeg
Thông qua chương trình, êkíp thực hiện mong muốn kể những câu chuyện giàu cảm xúc về thủ đô Hà Nội. Nguồn: vtv.vn

Phí Linh, người dẫn chương trình này cho biết: "Êkíp thực hiện đã mời khách mời đồng hành là những người sinh ra và lớn lên tại thủ đô. Họ có ký ức học tập, lao động tại thành phố này. Qua đó chúng tôi kết nối những mảnh ghép của quá khứ và hiện tại, để biết thủ đô của chúng ta rất đáng yêu".

"Thủ đô Hà Nội - Những dấu son còn mãi" chia thành 4 tập. Tập 1 với tên gọi "Bài ca xây dựng" với khách mời đồng hành là họa sĩ Thành Chương đã được phát sóng vào ngày 25.9. Chia sẻ về tên gọi của tập đầu tiên, MC Phí Linh nói: "Đó là thời kỳ đầu xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc, với những công trình công cộng và nhà ở ra đời ngay sau năm 1954, một vài đại diện như là đường Thanh Niên, đại học Bách Khoa, cung Thiếu nhi Hà Nội, những khu nhà tập thể…".

"Cả xã hội hăng hái, khí thế lao động, trân trọng sức người, đi bất cứ đâu Nhà nước phân công - một thời hồn nhiên, lý tưởng và bừng bừng hy vọng, để lại những công trình vật chất kiệm trang trí, tối ưu công năng, tôn trọng hòa hợp tự nhiên khí hậu Việt Nam, nơi người ta không đóng kín cửa bật điều hòa hay quay lưng với ánh sáng tự nhiên, nơi những khu nhà thấp tầng có vườn hoa trên mái, những tấm bê tông hoa gió và sắt gò thủ công cẩn thận từng chi tiết. Tên tập phát sóng này theo lời bài hát của nhạc sĩ Hoàng Vân, dù bài hát không phải viết về Hà Nội, nhưng tinh thần của bài hát là tinh thần thời đại ngày ấy: Bài ca xây dựng".

dsc03077-76629529742962668621673.jpeg
Nhà báo Trương Anh Ngọc sẽ là khách mời của tập 2 "Một thời đạn bom một thời hòa bình". Nguồn: vtv.vn

Tập 2 mang tên "Một thời đạn bom một thời hòa bình" sẽ có khách mời đồng hành là nhà báo Trương Anh Ngọc. Chương trình sẽ đưa khán giả đến khám phá những biểu tượng ký ức tinh thần của người Hà Nội.

Trong tập 3, "Hà Nội 12 mùa hoa 4 mùa lãng mạn thi ca", khách mời đồng hành là hoạ sĩ Giáng Son. Chị sẽ có những lý giải, chiêm nghiệm về những biểu tượng lãng mạn của Hà Nội.

Và tập cuối mang tên "Hà Nội mới", lấy cảm hứng từ chính tên tờ báo Hà Nội mới. Khách mời đồng hành là nhiếp ảnh gia Thiện Minh. Đây sẽ là những lát cắt đương đại của một thành phố thông minh, hiện đại.

Văn hóa - Thể thao

Vinh danh phụ nữ qua truyện tranh
Văn hóa - Thể thao

Vinh danh phụ nữ qua truyện tranh

Triển lãm nhằm nêu bật đóng góp của phụ nữ cho xã hội qua các tác phẩm truyện tranh mang tên “Thế giới cần nữ siêu anh hùng” sẽ diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng từ ngày 17.10 – 6.11.

Sáng 10.10.1954, cánh quân của Đại đoàn 308 tiến vào tiếp quản Thủ đô
Văn hóa - Thể thao

Nhiều bài học lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trong tham luận gửi tới hội thảo quốc gia “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu”, Thượng tướng, TS. Lê Huy Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh công tác tiếp quản, giải phóng Hà Nội 70 năm về trước để lại nhiều bài học lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

Sáng 10.10.1954, cánh quân của Đại đoàn 308 từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô
Văn hóa - Thể thao

Sống lại những ngày tiếp quản

Những người lính năm xưa tiếp quản Thủ đô nay đều trên dưới 90 tuổi, không khỏi bồi hồi khi nhớ lại thời khắc hào hùng ấy. Những bước quân hành đầy khí thế trên những con phố cổ kính mang theo niềm tự hào của cả dân tộc. Khắp phố phường Hà Nội rợp cờ hoa, những cánh tay vẫy chào, những nụ cười rạng ngời chào đón đoàn quân chiến thắng trở về...

Tầm nhìn mới phát triển Thủ đô văn hiến
Văn hóa - Thể thao

Tầm nhìn mới phát triển Thủ đô văn hiến

70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024) là dịp để nhìn lại, đánh giá những kết quả, thành tựu rất đáng tự hào của Hà Nội trong giai đoạn vừa qua, cũng là đặt ra tầm nhìn mới, cơ hội mới phát triển thành phố trong tương lai.

Du khách Hà Nội tham quan trưng bày
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Hà Nội từ những cửa ô

Để nhiều thế hệ người Hà Nội hiểu hơn về ký ức hào hùng của vùng đất này thông qua các cửa ô xưa, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp với Sở Nội vụ Hà Nội và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức trưng bày “Hà Nội và những cửa ô”.

Học sinh Hà Nội chào mừng đoàn quân trở về tiếp quản Thủ đô
Văn hóa

Chúng ta đem vinh quang sức dân tộc trở về (*)

Mùa thu 70 năm trước, Hà Nội trở về với độc lập, tự do, kết thúc chặng đường lịch sử đầy hy sinh gian khổ nhưng oanh liệt, vẻ vang. Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử nghìn năm văn hiến của Thủ đô.

Tự vệ chiến đấu Hoàng Diệu ôm bom ba càng, sẵn sàng tiêu diệt xe tăng địch trên đường phố Hà Nội năm 1946
Văn hóa - Thể thao

Trước cuộc trường chinh vĩ đại

Ngày 19.12.1946, quân và dân Hà Nội đồng loạt nổ súng, mở đầu cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc với tinh thần “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Tinh thần ấy đã tiếp thêm động lực cho nhân dân Thủ đô anh dũng, chiến đấu 60 ngày đêm trước cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc.

Cần đưa nguồn lực văn hóa phong phú và đa dạng trở thành động lực phát triển của Hà Nội. Nguồn: TSC
Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: Nhịp bước cùng thời đại

Không nằm ngoài bước chuyển thách thức của thời đại, Hà Nội hôm nay cần có đột phá trong tư duy phát triển cũng như cơ chế, chính sách, để văn hóa trở thành nguồn lực hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển bền vững của Thủ đô.