Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm: Học sinh tìm lại "tinh thần tự học", nhà giáo giữ được sự tôn nghiêm

Hôm nay 14.2, Thông tư 29 về quản lý dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh: "Thông tư 29 bảo vệ, giữ gìn hình ảnh và sự tôn nghiêm của nhà giáo. Thầy cô đóng vai trò định hướng, tổ chức các hoạt động giáo dục, hình thành cho các em phương pháp, ý thức tự học và tự học suốt đời. Đây cũng chính là cốt lõi của nền giáo dục Việt Nam".

Giữ gìn hình ảnh và sự tôn nghiêm của nhà giáo

Quan điểm xuyên suốt của Thông tư 29 là thay đổi tư duy từ “không quản được thì cấm” sang “quản lý để đảm bảo chất lượng”.

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu giáo viên cần đổi mới phương pháp giảng dạy để học sinh có thể tiếp thu đầy đủ kiến thức ngay trong giờ học chính khóa, thay vì phải tham gia thêm các lớp học bên ngoài. Đồng thời, nhà trường cần tạo điều kiện cho học sinh tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, thể thao, nghệ thuật để đảm bảo sự phát triển toàn diện.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, Thông tư 29 quy định rõ những hoạt động dạy thêm, học thêm nào đúng quy định; hoạt động nào không đúng quy định để chính quyền các cấp, các tổ chức cá nhân và toàn xã hội tham gia giám sát, kiểm tra, thanh tra trong quá trình tổ chức thực hiện, vì vậy Thông tư lần này đã bổ sung các các lực lượng (chính quyền các cấp, tổ chức cá nhân có liên quan) cùng tham gia quản lý hoạt động này.

Thứ trưởng nhấn mạnh, Thông tư 29 bảo vệ, giữ gìn hình ảnh và sự tôn nghiêm của nhà giáo, của ngành giáo dục, đồng thời giúp các thầy cô thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy. Học sinh chủ động, sáng tạo; thầy cô đóng vai trò định hướng, tổ chức các hoạt động giáo dục, hình thành cho các em thói quen, phương pháp, ý thức tự học và tự học suốt đời. Đây cũng chính là cốt lõi của nền giáo dục Việt Nam.

Quy định mới nhằm đảm bảo quyền lợi cho học sinh, tránh việc giáo viên “kéo” học sinh trên lớp ra ngoài để dạy thêm.

Học sinh có nguyện vọng học thêm ở ngoài là hoàn toàn tự nguyện. Học để giỏi hơn, phát triển bản thân hơn là nguyện vọng chính đáng.

Học sinh có nguyện vọng học thêm ở ngoài là hoàn toàn tự nguyện. Học để giỏi hơn, phát triển bản thân hơn là nguyện vọng chính đáng.

Nếu không thuộc đối tượng cần học thêm trong nhà trường, học sinh có nguyện vọng học thêm ở ngoài là hoàn toàn tự nguyện. Học để giỏi hơn, phát triển bản thân hơn là nguyện vọng chính đáng.

Do đó, Bộ GD-ĐT không cấm. Tuy nhiên, tổ chức, cá nhân đã dạy thêm phải đăng ký kinh doanh và phải công khai địa điểm, môn học, thời lượng học, kinh phí... và phải thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về thời gian làm việc, an toàn, an ninh...

Dạy thêm, học thêm ngoài những đổi mới về quản lý còn cần sự thay đổi trong nhận thức của cả xã hội với vấn đề này. Do đó, cần nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài để quản lý việc dạy thêm, học thêm hiệu quả.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh: "Thay đổi, đổi mới bao giờ cũng khó khăn, khó tiếp nhận. Tuy nhiên, những gì Thông tư quy định dạy thêm, học thêm đang hướng tới là vì một nền giáo dục với những giá trị tốt đẹp. Do vậy, dù bước đầu khó khăn, song mong rằng, ngành giáo dục, địa phương, phụ huynh học sinh và cả xã hội có sự đồng lòng, quyết tâm trong triển khai Thông tư mới".

Không gây xáo trộn quá trình ôn thi của học sinh

Bộ GD-ĐT nhấn mạnh việc thực hiện Thông tư 29 cần đảm bảo không gây xáo trộn quá trình ôn thi của học sinh cuối cấp, đồng thời tránh lạm dụng dạy thêm, học thêm ngoài quy định.

Các trường học đang khẩn trương xây dựng phương án tổ chức ôn tập cho học sinh các lớp cuối cấp nhằm nâng cao chất lượng tại các kỳ thi quan trọng như tuyển sinh lớp 10, thi tốt nghiệp THPT, nhưng vẫn đảm bảo đúng quy định của thông tư và quyền lợi cho giáo viên, cũng như hình thành khả năng tự học cho học sinh.

z5581540213751-6e74980bbb8a2720e8582386cb2ac6d9.jpg
Đảm bảo việc dừng dạy thêm, học thêm không gây xáo trộn quá trình ôn tập của học sinh cuối cấp

Ngày 11.2, Sở GD-ĐT đã có Văn bản số 362/SGDĐT-VP về triển khai thực hiện Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về quản lý dạy thêm, học thêm gửi các đơn vị giáo dục trên địa bàn thủ đô.

Theo Văn bản số 362 của Sở GD-ĐT Hà Nội, Thực hiện Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT quy định về quản lý dạy thêm, học thêm, Sở đề nghị Phòng GD-ĐT, các trường, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn phổ biến, tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh những quy định về dạy thêm, học thêm tại Thông tư số 29.

Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT.

Phải báo cáo kịp thời về Sở GD-ĐT những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư 29. Các đơn vị tập trung triển khai thực hiện, đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.

Còn tại TP. Hồ Chí Minh, UBND Quận 12 giao Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND quận hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm cho các trường, tổ chức và cá nhân liên quan thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn.

Phòng GD-ĐT chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với UBND các phường thành lập tổ kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trong tháng 2; xử lý theo thẩm quyền các tổ chức, cá nhân sai phạm phát sinh, nếu có.

Phòng GD-ĐT phải tổ chức triển khai đến Ban Giám hiệu các trường công lập, lãnh đạo các cơ sở giáo dục nghiêm túc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm. Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc phát sinh liên quan công tác quản lý dạy thêm, học thêm; kịp thời đề xuất thành phố, Sở GD-ĐT hướng dẫn và chịu trách nhiệm trước UBND quận nếu để xảy ra vi phạm về dạy thêm, học thêm trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, người lao động các trường công lập.

Ban Giám hiệu các trường công lập, lãnh đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn, 100% cán bộ, giáo viên phải nắm rõ các quy định, hướng dẫn dạy thêm, học thêm; thường xuyên rà soát, nhắc nhở, kiểm tra tình hình chấp hành quy định dạy thêm, học thêm trong cán bộ, giáo viên nhà trường; phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm nếu có theo quy định.

Chủ tịch các phường chịu trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn.

Học sinh tìm lại "tinh thần tự học", cơ hội để giáo viên phát triển bản thân

Thầy giáo Nguyễn Minh Quý, hiệu trưởng Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, Hải Phòng nhận định, việc dừng dạy thêm, học thêm trong nhà trường với đại đa số học sinh chính là cơ hội để các em tìm lại sức mạnh nội tại: tinh thần tự học.

Lúc đầu, tìm lại thói quen tự học có thể khó khăn, mệt mỏi và kém hiệu quả. Nhưng làm quen và thuộc dần thì tự học sẽ trở thành một nguồn sức mạnh to lớn, giúp các em vững vàng đối mặt với thử thách và thành công trong tương lai.

Học thêm không phải là con đường duy nhất tới với tri thức, tự học mới là kỹ năng quan trọng nhất để chuyển hóa tri thức thành của mình.

Cùng quan điểm phát huy tinh thần tự học của học sinh, thầy giáo Vũ Khắc Ngọc cho rằng, thay vì chỉ chăm chú đi học thêm, học sinh nên phát triển tinh thần tự học. Tự học không chỉ đơn thuần là việc học tập ngoài giờ lên lớp, mà còn là sự tự giác và động lực nội tại của mỗi học sinh. Tự học giúp các em phát triển kỹ năng tự quản lý thời gian, tự đặt mục tiêu và tự kiểm soát quá trình học tập. Biết cách tự học, các em không chỉ nắm vững kiến thức mà còn rèn luyện tính kiên nhẫn, trách nhiệm và kỷ luật.

vie-4781-1725441573943.jpg
Thông tư 29 là cơ hội để nhà giáo phát triển và nâng cấp bản thân

Bên cạnh việc đăng ký kinh doanh, nhiều giáo viên tìm những cách thích ứng khác. Thầy Dũng, giáo viên một trường công tại Hải Phòng đã cùng đồng nghiệp xây dựng một kho dữ liệu gồm ảnh, video clip các bài giảng kèm giải thích và các tips ghi nhớ đối với môn Lịch sử và Địa Lý. Các nội dung này được đăng tải trên các kênh mạng xã hội do thầy cùng đồng nghiệp khởi tạo. Bên cạnh đó thầy Dũng cũng tạo các nhóm học tập để giải đáp thắc mắc của học sinh. Các nội dung được chia sẻ hoàn toàn miễn phí. Theo Thầy Dũng, đón đầu học sinh trên không gian mạng cũng là một cách để tiếp cận và trao truyền kiến thức cho các em.

Cô giáo Lan Anh tại Ninh Bình cho rằng, trong bối cảnh không được dạy thêm, học thêm, giáo viên có thể giúp học sinh một số cách giúp tự học hiệu quả hơn. Như hướng dẫn các em có thể lập kế hoạch học tập, tạo một lịch học rõ ràng và chi tiết, phân chia thời gian học các môn học một cách hợp lý. Điều này giúp các em có cái nhìn tổng quan về việc học và duy trì được sự cân bằng giữa các môn học.

Theo thầy giáo Nguyễn Minh Quý, Hiệu trưởng THPT Mạc Đĩnh Chi, Hải Phòng, không còn dạy thêm, học thêm trong trường học là cơ hội để mỗi giáo viên dành thêm thời gian cho bản thân, chăm sóc gia đình, nâng cao chuyên môn và phát triển nghề nghiệp bền vững.

Làm giáo dục không chỉ gói gọn trong những giờ lên lớp hay những buổi học thêm. Là người truyền đạt tri thức, mỗi giáo viên vẫn luôn tận tâm hỗ trợ học sinh, sẵn sàng giải đáp thắc mắc, đồng hành cùng các em bằng nhiều phương thức linh hoạt hơn.

"Đây là cơ hội để mỗi giáo viên trở thành tấm gương về sự thích nghi và quyết tâm, cùng nhau tạo nên một môi trường giáo dục tích cực, nơi học trò rèn luyện tinh thần tự học và giáo viên có điều kiện để cân bằng cuộc sống." Thầy giáo Nguyễn Minh Quý khẳng định.

Giáo dục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII.
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Sáng 20.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và Tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665). Ngày hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND TP. Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn
Giáo dục

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực bán dẫn không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng
Giáo dục

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng

Sáng 19.4, Trường Đại học Giao thông Vận tải tổ chức lễ khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành và làm việc của cán bộ, giảng viên. Đây là dự án trọng điểm của nhà trường, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.