Thông tư 29: Giáo viên "chật vật" với việc đăng ký kinh doanh dạy thêm

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm quy định giáo viên phải đăng ký kinh doanh để dạy thêm ngoài trường học, đảm bảo tính hợp pháp và quản lý chặt chẽ hơn các hoạt động dạy thêm. Tuy vậy, nhiều giáo viên gặp khó khăn trong quá trình đăng ký kinh doanh do các thủ tục phức tạp và thời gian xử lý kéo dài.

Muôn vàn "cái khó" khi đăng ký kinh doanh dạy thêm

Ngay từ trước Tết Nguyên đán, chị V.A (một giáo viên dạy Ngữ văn tại Hà Nội) đã tất bật tìm hiểu về cách đăng ký kinh doanh để mở trung tâm dạy thêm. Từ tự tìm hiểu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, rồi nhờ Trung tâm Hỗ trợ đăng ký kinh doanh hướng dẫn,... nhưng đối với chị, quy trình này vẫn là một "bài toán khó".

Trước đó, chị V.A tự mở lớp dạy tại nhà với 30 học sinh, chưa có giấy phép kinh doanh. Tuy vậy, tính đến hôm nay (14.2), theo Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT, các giáo viên dạy thêm tại nhà không có giấy phép được xem là trái quy định. Nếu tiếp tục dạy học, chị V.A có thể xem là vi phạm pháp luật.

"Dù đã cố gắng hoàn tất mọi thủ tục nhưng tôi vẫn không kịp đăng ký kinh doanh trước khi Thông tư có hiệu lực. Các quy định và thủ tục pháp lý rất phức tạp và tốn thời gian. Bên cạnh đó, chi phí để đăng ký kinh doanh cũng là một trở ngại lớn đối với mức lương giáo viên. Từ phí đăng ký, lệ phí môn bài cho đến các chi phí phát sinh khác, tất cả đều cần được tính toán kỹ lưỡng tránh tình trạng thiếu hụt ngân sách", chị V.A cho hay.

quy-dinh-ve-day-them-hoc-them.jpg
Nhiều giáo viên 'gặp khó' với các thủ tục pháp lý khi đăng ký kinh doanh dạy thêm (Ảnh minh họa)

Tương tự chị V.A, thầy N.A.T (một giáo viên dạy Hóa tại trường công lập trên địa bàn Hà Nội) trăn trở khi Thông tư 29 quy định giáo viên không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đối với học sinh mà giáo viên đó đang dạy tại trường. Lớp Hóa của thầy A.T đã duy trì được 5 năm, có đến 30% học sinh chính khóa theo học.

"Với quy định mới, tôi không biết nên giải quyết thế nào với các học sinh này. Cho các em nghỉ học thì không nỡ, nhưng nếu dạy miễn phí cũng rất khó cho tôi. Tôi đã thử tìm trung tâm dạy thêm để gửi gắm học sinh, nhưng học phí lại bị đẩy lên cao hơn bởi tiền trung tâm, tiền mặt bằng,..", thầy N.A.T tâm sự.

Theo quy định, giáo viên công lập không được tự đăng ký kinh doanh để tổ chức dạy thêm. Điều này được cho là đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong việc giảng dạy, tránh tình trạng lạm dụng vị trí công tác để trục lợi cá nhân. Nhiều thầy cô đành ký kết hợp đồng với các trung tâm dạy học trên địa bàn, chấp nhận khấu trừ 30% tiền dạy cho trung tâm.

Tương tự, để hợp pháp hóa việc dạy thêm, cô N.T.T (giáo viên công lập dạy bậc THCS) đã nhờ chị gái đứng ra để đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp. Tuy vậy, việc nhờ người khác đứng tên tiềm tàng rủi ro và không đảm bảo tính pháp lý. "Dù là người thân trong gia đình, nhưng nếu phát sinh tranh chấp, tôi có thể gặp khó khăn trong việc chứng minh quyền lợi và trách nhiệm", cô N.T.T bày tỏ.

Giáo viên dạy thêm thu nhập dưới 100 triệu/năm không phải đóng thuế TNCN

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, tư vấn viên T.T của một trung tâm Hỗ trợ đăng ký kinh doanh - giấy phép doanh nghiệp (TP. Hà Nội) cho biết, từ khi Thông tư 29 được ban hành, trung tâm đã thực hiện hồ sơ cho gần 10 giáo viên. Đa số thầy, cô khi tìm đến trung tâm đều thiếu kiến thức về thủ tục đăng ký kinh doanh. Trăn trở lớn nhất của họ là sợ không đáp ứng được các yêu cầu về đối tượng học sinh và điều kiện cơ sở vật chất (bao gồm phòng ốc, chỗ ngồi, phòng cháy chữa cháy...), bởi giá thành tân trang các hệ thống này không hề rẻ.

"Thường các giáo viên sẽ chọn đăng ký theo hình thức hộ kinh doanh - mô hình dễ quản lý nhất, kể cả trong quá trình đóng thuế. Trừ trường hợp quận không cho phép đăng ký kinh doanh dạy thêm bằng hình thức hộ kinh doanh vì không có mã ngành thì thầy, cô phải chấp nhận thành lập công ty. Nhưng với hoạt động dạy thêm đơn giản tại nhà, thì hình thức này khá phức tạp và rủi ro", tư vấn viên này nhận định.

Cũng theo T.T, khi đăng ký hộ kinh doanh, có hai hình thức đóng thuế là thuế khoán và thuế tự kê khai (đóng từng phòng). Để thuận tiện nhất, giáo viên đa số chọn hình thức thuế khoán.

thi-thpt-2024-10-17555789-10193881-1734491806773-1734491807110906287754.jpg
Giáo viên lo lắng khi phải tân trang lại cơ sở vật chất khi mở lớp dạy thêm (Ảnh minh họa)

Theo Luật sư Nguyễn Sâm - Giám đốc hãng luật Ngọc Linh & Cộng sự, liên quan đến việc đóng thuế, trường hợp đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức cần tuân thủ theo quy định về thuế, phí, lệ phí hiện hành.

Theo đó, cá nhân, tổ chức cần nộp lệ phí môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thuế thu nhập cá nhân tùy thuộc vào loại hình kinh doanh. Đối với thuế giá trị gia tăng, dạy học thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Riêng với cá nhân, hộ kinh doanh dạy thêm không phải nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí môn bài nếu có thu nhập từ hoạt động dạy thêm trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống.

Theo quy định tại Thông tư 29/2024/TT-BGD, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Kết hợp với quy định về không được được dạy thêm, tổ chức dạy thêm cũng như quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp thì giáo viên thuộc các trường công lập không được đứng tên đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp dạy thêm, quản lý, điều hành việc dạy thêm mà chỉ được tham gia dạy thêm ngoài nhà trường cho các trung tâm, hộ kinh doanh có giấy tờ kinh doanh dạy thêm hợp pháp (Khoản 3, Điều 4, Thông tư 29/2024/TT-BGD). Các giáo viên tư thục không thuộc giới hạn này.

Bên cạnh đó, việc dạy thêm, tổ chức dạy thêm cần đáp ứng các quy định tại Thông tư về nguyên tắc dạy thêm, học thêm (Điều 3), các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm (Điều 4) và những quy định cụ thể về dạy thêm, tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường (Điều 6), cụ thể:

Thứ nhất, việc học thêm phải xuất từ nhu cầu, sự tự nguyện của học sinh, được sự đồng ý của người giám hộ và phù hợp với tâm sinh lý, yêu cầu của chương trình giáo dục cũng như yêu cầu khác của pháp luật.

Thứ hai, không được tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ một số trường hợp cụ thể; trường hợp giáo viên giáo viên đang dạy học tại các nhà trường thì không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Thứ ba, giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm. Trường hợp đang dạy học tại các nhà trường thì phải báo cáo với Hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.

Theo Nghị định số 122/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, trường hợp dạy thêm có thu tiền ngoài nhà trường nhưng không đăng ký thành lập hộ kinh doanh sẽ bị phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Trường hợp phải đăng ký thành lập công ty nhưng không thực hiện đăng ký sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Do đó, việc tuân thủ đúng các quy định pháp luật đảm bảo hoạt động dạy thêm của giáo viên diễn ra một cách hợp pháp và tránh các rủi ro pháp lý.

Giáo dục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII.
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Sáng 20.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và Tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665). Ngày hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND TP. Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn
Giáo dục

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực bán dẫn không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng
Giáo dục

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng

Sáng 19.4, Trường Đại học Giao thông Vận tải tổ chức lễ khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành và làm việc của cán bộ, giảng viên. Đây là dự án trọng điểm của nhà trường, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.