Thông tin báo chí về việc đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường

Bộ Công Thương lấy làm tiếc vào ngày 2.8.2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành kết luận, theo đó mặc dù có ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực về nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua nhưng vẫn tiếp tục chưa công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường.

Điều này có nghĩa rằng doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ sẽ còn tiếp tục bị phân biệt đối xử trong các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp của Hoa Kỳ, chi phí sản xuất thực tế của doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục không được công nhận mà phải sử dụng “giá trị thay thế” của một nước thứ ba để tính toán biên độ bán phá giá.

Nếu Bộ Thương mại Hoa Kỳ xem xét hồ sơ và thực tiễn tại Việt Nam một cách khách quan, công bằng thì đã có thể thừa nhận thực tế rằng Việt Nam đã là một nền kinh tế thị trường như 72 nền kinh tế khác đã công nhận, trong đó có các nền kinh tế lớn như Anh, Canada, Mexico, Australia, Nhật Bản, Ấn độ, Hàn Quốc, New Zealand…

Hơn 20 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua những thay đổi và phát triển vượt bậc. Việt Nam đã ký kết và đưa vào thực thi thành công 17 hiệp định thương mại tự do, trong đó có những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tiêu chuẩn cao với Liên minh châu Âu, các nước CPTPP, Liên hiệp Vương quốc Anh với nhiều cam kết sâu rộng, toàn diện từ cắt giảm thuế tới nâng cao tiêu chuẩn lao động, bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững, mua sắm chính phủ, minh bạch hoá…

Những thay đổi này đã được làm rõ trong hơn 20.000 trang thông tin, tài liệu mà Bộ Công Thương Việt Nam gửi tới Bộ Thương mại Hoa Kỳ, chứng minh sự tiến bộ mạnh mẽ của Việt Nam trên tất cả 6 tiêu chí mà Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa ra khi xem xét công nhận một quốc gia có nền kinh tế thị trường. 

Các bản lập luận mà Bộ Công Thương cung cấp cho Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng chứng minh một cách đầy đủ, nhất quán về mức độ thực hiện sáu tiêu chí này của Việt Nam ít nhất là ngang bằng và thường tốt hơn so với mức độ thực hiện của các quốc gia khác đã được công nhận nền kinh tế thị trường; và thực tế tương đương hoặc tốt hơn các quốc gia đã luôn được coi là nền kinh tế thị trường. 

Chính vì vậy, căn cứ theo các tiêu chí cụ thể của luật pháp Hoa Kỳ, việc công nhận nền kinh tế thị trường đối với Việt Nam là thực tế khách quan và công bằng.

Bộ Công Thương cảm ơn 41 tổ chức, cá nhân, hiệp hội doanh nghiệp, thương mại Hoa Kỳ đã bày tỏ ý kiến ủng hộ mạnh mẽ việc công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, trong đó có những tổ chức, cá nhân đại diện cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ như Hiệp hội Nông nghiệp quốc gia Hoa Kỳ (NASDA), Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham), Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), Hiệp hội các nhà bán lẻ Hoa Kỳ và mong sẽ tiếp tục nhận được sự đồng hành của các tổ chức, cá nhân nói trên.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, phân tích các lập luận trong Báo cáo đánh giá nền kinh tế Việt Nam của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, để bổ sung, hoàn thiện lập luận để gửi hồ sơ yêu cầu Bộ Thương mại Hoa Kỳ xem xét lại quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam nhằm cụ thể hóa mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, qua đó thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư song phương, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và nhân dân hai nước.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp để bảo đảm lợi ích cao nhất cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Kinh tế

Viettel giữ vị trí thương hiệu giá trị nhất
Kinh tế

Viettel giữ vị trí thương hiệu giá trị nhất

Trong Bảng xếp hạng 100 Thương hiệu Giá trị nhất Việt Nam 2024 vừa được công bố bởi Brand Finance - công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) duy trì vị thế 9 năm liên tiếp là thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, đồng thời là doanh nghiệp được công chúng đánh giá cao nhất về phát triển bền vững.

 Bình Điền đồng tổ chức thành công Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX
Doanh nghiệp

Bình Điền đồng tổ chức thành công Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX

Bên cạnh những vấn đề về cơ chế, chính sách để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững, giảm phát thải, hướng tới mục tiêu Net zero; vấn đề về quy hoạch sản xuất, nhất là tạo điều kiện cho sản xuất lớn thu hút sự quan tâm, trao đổi của nhiều đại biểu tham dự Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX. 

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô thứ 2 của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28
Kinh tế

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô thứ 2 của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28

Ngày 12.10.2024, tại Trà Vinh, trong lễ quay thưởng đợt 2 chương trình “Bảo vệ cả nhà - vi vu thả ga”, giải thưởng ô tô VF5 Plus cùng 48 giải thưởng giá trị khác đã tìm được chủ nhân là các khách hàng may mắn của Bảo Việt Nhân thọ trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến 60 năm thành lập Tập đoàn Bảo Việt và kỷ niệm 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ.

EVNNPC đạt 74,649 tỷ kWh điện thương phẩm
Kinh tế

EVNNPC đạt 74,649 tỷ kWh điện thương phẩm

Trong 9 tháng 2024, mặc dù chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3 (YAGI), gây thiệt hại nặng nề đến lưới điện khu vực miền Bắc, song Tổng công ty Điện lực miền Bắc đạt 74,649 tỷ kWh điện thương phẩm. Qua đó, cung cấp điện ổn định, an toàn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân 27 tỉnh phía Bắc.

PVcomBank hợp tác với Điện lực Quảng Ngãi triển khai dịch vụ thu hộ tiền điện
Thị trường

PVcomBank hợp tác với Điện lực Quảng Ngãi triển khai dịch vụ thu hộ tiền điện

Trên cơ sở hợp đồng nguyên tắc về việc thực hiện dịch vụ thu hộ tiền điện đã ký với Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC), Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) vừa tiếp tục triển khai dịch vụ thu hộ tiền điện cho đơn vị thành viên là Công ty Điện lực Quảng Ngãi (PC Quảng Ngãi). Sự kiện ký kết hợp đồng giữa hai đơn vị đã diễn ra thành công tốt đẹp mới đây tại trụ sở Chi nhánh PVcomBank Quảng Ngãi.

Sầu riêng tiếp tục là sản phẩm có sức tăng trưởng tốt nhất trong 9 tháng đầu năm 2024
Kinh tế

Ngành rau quả hướng tới mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2030

Xuất khẩu rau quả 9 tháng đạt gần 5,7 tỷ USD, bằng kim ngạch cả năm 2023. Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) Đặng Phúc Nguyên, với đà tăng trưởng hiện nay và nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng của thị trường Trung Quốc, mỗi năm, ngành rau quả sẽ có thêm một kỷ lục mới và có thể xuất khẩu 10 tỷ USD vào năm 2030.

Bài 2: Cảng Đà Nẵng hướng đến cảng xanh
Kinh tế

Bài 2: Cảng Đà Nẵng hướng đến cảng xanh

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, với các cảng biển, ngoài việc tuân thủ các quy định bắt buộc của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; để đủ điều kiện công bố là cảng xanh, các doanh nghiệp cảng biển cần phải đáp ứng các tiêu chí cảng xanh. Việc đánh giá và công bố đáp ứng các Tiêu chí Cảng xanh sẽ được thực hiện 3 năm/lần.

Mở rộng mạng lưới phân phối sơ mi rơ moóc
Thị trường

Mở rộng mạng lưới phân phối sơ mi rơ moóc

Với năng lực sản xuất lớn cùng hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại hàng đầu Đông Nam Á, Công ty Sơ mi rơ moóc và Cấu kiện nặng (Thaco Trailers) đã tạo ấn tượng mạnh mẽ với các doanh nghiệp, đối tác và khách tham quan ngay lần đầu tiên tham gia Triển lãm IANA Intermodal Expo 2024 tại Hoa Kỳ.

Hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số ngành bảo hiểm
Doanh nghiệp

Hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số ngành bảo hiểm

Ngày 14.10, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY) và Bảo hiểm Agribank đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc số hóa ngành bảo hiểm. Đây là bước đi tiên phong của cả hai bên trong việc định hình và phát triển thị trường bảo hiểm số tại Việt Nam, theo mục tiêu chuyển đổi số của Nhà nước, mang đến các giải pháp bảo hiểm thông minh và tiện ích cho khách hàng.

Tạo động lực phát triển cho ngành phân bón trong nước
Doanh nghiệp

Tạo động lực phát triển cho ngành phân bón trong nước

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc đưa mặt hàng phân bón từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế giá trị gia tăng không những làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nội địa so với hàng nhập khẩu, đem lại lợi ích cho người nông dân, mà còn tạo động lực, cơ hội đổi mới công nghệ sản xuất phân bón cho các doanh nghiệp, mang lại lợi ích lâu dài, phát triển bền vững.

Techcombank, thương hiệu ngân hàng tư nhân giá trị nhất Việt Nam, tiếp tục thăng hạng toàn cầu
Doanh nghiệp

Techcombank, thương hiệu ngân hàng tư nhân giá trị nhất Việt Nam, tiếp tục thăng hạng toàn cầu

Hà Nội, ngày 11.10 – Brand Finance, Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới vừa công bố báo cáo về 100 thương hiệu giá trị và mạnh nhất Việt Nam năm 2024. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) trở thành ngân hàng tư nhân duy nhất giữ vững vị trí Top 5 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất Việt Nam, với giá trị thương hiệu đạt 1,5 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2023. Đồng thời, Techcombank tiếp tục thăng hạng ấn tượng lên vị trí thứ 160 trong bảng xếp hạng Top 200 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu.

Ảnh minh họa.
Kinh tế

Giảm rủi ro trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu chào bán riêng lẻ, đặc biệt là các loại trái phiếu do các doanh nghiệp chưa niêm yết phát hành, là sản phẩm có mức độ rủi ro rất cao. Vì thế, sửa Luật Chứng khoán lần này, Chính phủ đề xuất quy định: nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tham gia mua, giao dịch, chuyển nhượng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải là tổ chức. Nhà đầu tư cá nhân muốn tham gia cuộc chơi này sẽ thông qua việc đầu tư vào các quỹ đầu tư trái phiếu.

Trong số các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ, nghêu đang là sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Nguồn: ITN
Thị trường

Xuất khẩu nghêu mang về hơn 65 triệu USD

8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu nghêu mang về hơn 65 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023. Trong số các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ, nghêu là nhóm xuất khẩu chủ lực, chiếm hơn 52% tổng kim ngạch xuất khẩu.