Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị về tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Chiều nay, 7.2, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

avatar
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Kết thúc hoạt động, sáp nhập, sắp xếp lại một số đơn vị cấp vụ có chức năng, nhiệm vụ tương đồng

Trình bày Tờ trình, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Hồ Đức Anh nêu rõ, căn cứ khoản 3 Điều 63 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2014, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết phê chuẩn bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao như sau: kết thúc hoạt động, sáp nhập và sắp xếp lại một số đơn vị cấp Vụ thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có chức năng, nhiệm vụ tương đồng hoặc có quy mô không lớn.

Cụ thể, sáp nhập Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế (Vụ 3) và Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ (Vụ 5); tên đơn vị sau sáp nhập là “Vụ công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế, tham nhũng”. Kết thúc hoạt động của Vụ Thi đua - Khen thưởng, chuyển nhiệm vụ về Văn phòng VKSND tối cao.

pho-vien-truong-vien-kiem-sat-nhan-dan-toi-cao-ho-duc-anh.jpg
Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Hồ Đức Anh phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Sáp nhập Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (T2) và Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP. Hồ Chí Minh (T3); tên đơn vị sau sáp nhập là “Trường Đại học Kiểm sát”, có Phân hiệu Trường Đại học Kiểm sát tại TP. Hồ Chí Minh trên cơ sở xây dựng đề án cơ cấu lại Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP. Hồ Chí Minh thành “Phân hiệu Trường Đại học Kiểm sát tại TP. Hồ Chí Minh”.

Cơ cấu, sắp xếp lại 2 đơn vị Vụ Pháp chế và quản lý khoa học, Tạp chí Kiểm sát thành 2 đơn vị: Vụ Pháp chế và Viện Khoa học kiểm sát.

Một số đơn vị cấp Vụ thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có tên đơn vị khá dài, chưa có tính khái quát cao nên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị chỉnh sửa tên của một số đơn vị trực thuộc bảo đảm ngắn gọn, khái quát, vẫn giữ nguyên chức năng, nhiệm vụ và có tính tương đồng nhất định với Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Công an.

Đáp ứng các nhu cầu đặc biệt, hết sức cần thiết của ngành kiểm sát nhân dân

Theo Báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày, Thường trực Ủy ban Tư pháp nhận thấy, hồ sơ Nghị quyết được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được chuẩn bị nghiêm túc.

Theo báo cáo kết quả nghiên cứu, rà soát của Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các đơn vị được đề nghị sáp nhập, kết thúc hoạt động đều là đơn vị có chức năng, nhiệm vụ tương đồng; các đơn vị được đề nghị cơ cấu, sắp xếp lại tổ chức bộ máy đều nhằm đáp ứng các nhu cầu đặc biệt và hết sức cần thiết của ngành Kiểm sát nhân dân.

chu-nhiem-uy-ban-tu-phap-le-thi-nga.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra. Ảnh: Hồ Long

Thường trực Ủy ban Tư pháp tán thành với Tờ trình của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về đề nghị kết thúc hoạt động, sáp nhập và sắp xếp lại một số đơn vị cấp Vụ thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Tư pháp tán thành dự thảo Nghị quyết do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trình, bảo đảm thực hiện đúng quy định của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2014, Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cơ bản thống nhất với Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về Cục, Vụ và tương đương, Cơ quan báo chí của Tòa án nhân dân tối cao mới được ban hành, cũng đã bỏ quy định về giới hạn số lượng cấp phó tại các đơn vị cấp cục, vụ, phòng.

cac-dai-bieu-du-phien-hop.jpg
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Hồ Long

So với Nghị quyết 951/NQ-UBTVQH13 ngày 28.5.2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, dự thảo Nghị quyết lần này đã bỏ quy định về số lượng tối đa Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng như số lượng tối đa cấp phó tại các đơn vị cấp cục, vụ, phòng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Có ý kiến cho rằng, việc dự thảo Nghị quyết bỏ quy định về giới hạn số lượng cấp phó của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và cấp phó của các cục, vụ, phòng thuộc bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao dễ dẫn đến cách hiểu là đối với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao sẽ không còn giới hạn về bổ nhiệm số lượng cấp phó.

Trong bối cảnh thực hiện chủ trương của Đảng về tinh giản bộ máy, biên chế, ý kiến này cho rằng, cần giữ lại quy định này trong dự thảo Nghị quyết nhưng có bổ sung những trường hợp đặc biệt do sắp xếp lại tổ chức bộ máy để thực hiện chủ trương của Đảng; trường hợp nội dung này không được tiếp tục quy định trong dự thảo Nghị quyết thì phải được quy định trong một văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với việc ban hành Nghị quyết và các nội dung trong dự thảo Nghị quyết.

toan-canh-bieu-quyet.jpg
Đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết về tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Ảnh: Hồ Long

Tiếp đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tối cao với 100% Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt tán thành.

Thời sự Quốc hội

Toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế họp Phiên toàn thể thứ 21

Sáng 7.2, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Kinh tế đã tiến hành Phiên họp toàn thể lần thứ 21, thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.

Sửa đổi Luật Báo chí: Đề nghị phân định rõ báo - tạp chí, bổ sung mô hình cơ quan báo chí mới
Chính trị

Sửa đổi Luật Báo chí: Đề nghị phân định rõ báo - tạp chí, bổ sung mô hình cơ quan báo chí mới

Chuẩn bị cho công tác thẩm tra dự án Luật Báo chí (sửa đổi), chiều 7.2, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã làm việc với Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về báo chí. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Triệu Thế Hùng chủ trì cuộc làm việc.

Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn
Thời sự Quốc hội

Cần chính sách đặc thù, vượt trội nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhấn mạnh, Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là văn bản pháp lý vừa là văn kiện chính trị có ý nghĩa hết sức đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, dự thảo Pháp lệnh cần có những chính sách, quy định đặc thù, vượt trội để nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp - ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Chỉ quy định có tính nguyên tắc việc phân định thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan trong bộ máy nhà nước

Cần bảo đảm phân định rõ phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực xây dựng pháp luật; chỉ quy định những vấn đề cơ bản, mang tính nguyên tắc trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội. Đây là yêu cầu được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh trong phiên họp chiều nay, 6.2, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Quang cảnh phiên họp chiều 6.2
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội

Chiều 6.2, tiếp tục phiên họp thứ 42, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và 3 dự thảo: Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn của Quốc hội; Nghị quyết của Quốc hội về số thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV (sửa đổi); Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cụ thể của các cơ quan chuyên môn của Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nhiệm vụ rất cấp bách, rất khó nhưng chúng ta phải làm vì sự phát triển của đất nước
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nhiệm vụ rất cấp bách, rất khó nhưng chúng ta phải làm vì sự phát triển của đất nước

"Quốc hội hoàn toàn ủng hộ việc tháo gỡ khó khăn cho đất nước phát triển. Kỳ họp bất thường lần thứ 9 tập trung giải quyết các vấn đề rất cấp bách, rất khó, rất nặng nhưng chúng ta phải làm vì sự phát triển của đất nước”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định tại Hội nghị giữa Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ diễn ra sáng nay, 6.12. 

ảnh để tạm
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội với Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ

Sáng 6.2, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị giữa Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội với Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội Khóa XV. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu
Thời sự Quốc hội

Quy định cụ thể các trường hợp sắp xếp tổ chức bộ máy, bảo đảm thuận tiện cho tổ chức thực hiện

Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với sự cần thiết ban hành Nghị quyết này, tuy nhiên đề nghị, cần quy định cụ thể hơn các trường hợp sắp xếp tổ chức bộ máy được áp dụng Nghị quyết để thuận tiện cho việc tổ chức thực hiện.

Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Làm rõ khái niệm tham vấn chính sách và hình thức thực hiện

Cho ý kiến về dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo cần làm rõ khái niệm tham vấn chính sách, phân biệt rành mạch giữa tham vấn chính sách với lấy ý kiến, việc thực hiện tham vấn chính sách như thế nào...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Tính toán, xử lý nội dung còn giao thoa về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan

Tiếp theo chương trình Phiên họp thứ 42, sáng nay, 5.2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và 2 dự thảo: Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung chuẩn bị tốt nhất cho Kỳ họp bất thường lần thứ chín, không phân tâm vì sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cán bộ
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung chuẩn bị tốt nhất cho Kỳ họp bất thường lần thứ chín, không phân tâm vì sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cán bộ

Phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, 5.2, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, để chuẩn bị tốt nhất cho Kỳ họp bất thường lần thứ chín sắp tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các bộ, ngành liên quan tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng, đóng góp ý kiến sâu sắc đối với những vấn đề lớn, những nội dung còn băn khoăn trong từng dự án luật, dự thảo nghị quyết, không phân tâm vì sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cán bộ.

Thông cáo báo chí về Chương trình Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Tháng 02/2025)
Chính trị

Thông cáo báo chí về Chương trình Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Tháng 02/2025)

Theo dự kiến, Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong 2,5 ngày, từ ngày 05 đến ngày 07/02/2025, tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp.