Thông qua Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu các cơ quan của Quốc hội

Chiều 18.2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, 100% các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cụ thể của các cơ quan của Quốc hội. 

dbnd-br-chu-tich-qh-tran-thanh-man1.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Phân định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Quốc hội

Nghị quyết quy định cụ thể cơ cấu tổ chức của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, của Thường trực Hội đồng, Thường trực các Ủy ban; xác định rõ nguyên tắc làm việc của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban; không xác định Tiểu ban thuộc cơ cấu tổ chức của Hội đồng, Ủy ban mà là một hình thức tổ chức hoạt động của Hội đồng, Ủy ban.

Về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Nghị quyết phân định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Quốc hội theo hướng: đối với các Ủy ban được hình thành trên cơ sở sắp xếp, sáp nhập từ 2 Ủy ban thì cơ bản kế thừa và tiếp nhận nguyên trạng nhiệm vụ của các Ủy ban như trước khi thực hiện sắp xếp; thực hiện điều chỉnh một số lĩnh vực, nội dung công việc giữa một số cơ quan để bảo đảm tính cân đối, hài hòa giữa các cơ quan; rà soát toàn bộ phạm vi lĩnh vực phụ trách, đối tượng quản lý của các cơ quan để bảo đảm không bỏ trống, không trùng lắp về lĩnh vực, nhiệm vụ; phân định rõ các nhiệm vụ của Hội đồng, Ủy ban với các nhiệm vụ của Thường trực Hội đồng, Thường trực Ủy ban và vai trò điều hành của Chủ tịch Hội đồng, Chủ nhiệm Ủy ban.

dbnd_br_chu-tich-qh-tran-thanh-man3.jpg

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua; đồng thời, xác định Ban Công tác đại biểu, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết thúc hoạt động kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành.

Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết.

dbnd_br_pho-chu-tich-qh-nguyen-khac-dinh-9746.jpg

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Sớm hoàn thiện các quy định về cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của các cơ quan của Quốc hội

Tại Phiên họp, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ghi nhận, đánh giá cao Ban soạn thảo đã rất tích cực, khẩn trương trong việc xây dựng, hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị quyết để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua.

Nhấn mạnh "việc hoàn thiện, nâng cấp các quy định sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan của Quốc hội", Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, bám sát các chức năng cơ bản của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội được quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, bảo đảm tính kế thừa, đồng bộ, thống nhất và cân đối giữa các cơ quan.

Cơ bản nhất trí với việc trong quá trình tổ chức thực hiện sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá, đề xuất điều chỉnh Nghị quyết, Chủ tịch Quốc hội cũng tán thành cao với quy định trong dự thảo Nghị quyết về cơ cấu tổ chức, nguyên tắc làm việc của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. "Việc bổ sung nội dung quy định về chế độ làm việc, quy định rõ phạm vi thẩm quyền, trách nhiệm, loại công việc cần giải quyết của tập thể các cơ quan sẽ đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với tính chất, yêu cầu công việc của từng chủ thể có liên quan, bảo đảm giải quyết kịp thời các nhiệm vụ, công việc phát sinh", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết. Ảnh: Lâm Hiển

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết. Ảnh: Lâm Hiển

Về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, theo Chủ tịch Quốc hội, trước mắt, vẫn kế thừa và tiếp nhận nguyên trạng nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan như trước khi thực hiện sắp xếp để phân định nhiệm vụ, quyền hạn.

"Việc tập trung điều chỉnh bước đầu một số lĩnh vực, nội dung công việc giữa một số cơ quan để bảo đảm tính cân đối, hài hòa; không bỏ trống, trùng lắp về lĩnh vực, nhiệm vụ là đúng chủ trương. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với cơ chế: mỗi cơ quan của Quốc hội tập trung thẩm tra, giám sát, theo dõi hoạt động thuộc trách nhiệm của từ 2 - 3 Bộ, ngành ở trung ương để bảo đảm tính cân đối, hài hòa, tránh dồn việc vào một số cơ quan", Chủ tịch Quốc hội nói.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đề xuất sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định cụ thể các nhiệm vụ, quyền hạn là việc nên làm.

Cùng với đó, việc quy định về cơ chế thảo luận tập thể trước khi quyết định và đặt ra trách nhiệm về quyết định của mình là hoàn toàn thỏa đáng, phù hợp về quản lý tài chính, quản lý công chức, công tác phối hợp và quy định của Đảng về một số công việc liên quan đến tổ chức cán bộ.

Biểu quyết thông qua Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu các cơ quan của Quốc hội. Ảnh: Lâm Hiển

Biểu quyết thông qua Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu các cơ quan của Quốc hội. Ảnh: Lâm Hiển

Để đáp ứng yêu cầu đang đặt ra, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, Nghị quyết cần xác định rõ hơn nữa mối quan hệ giữa Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban, Chủ tịch Hội đồng, Chủ nhiệm Ủy ban và Văn phòng Quốc hội trong việc quản lý Vụ chuyên môn.

Ngay sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan tập trung ngay cho việc hoàn thiện các quy định liên quan đến cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, đơn vị chuyên môn giúp việc và việc bảo đảm điều kiện hoạt động của các cơ quan của Quốc hội, không làm gián đoạn, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết. Ảnh: Lâm Hiển

Các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu xây dựng, đề xuất ban hành văn bản quy định cụ thể về: quản lý công chức tại Vụ chuyên môn của Hội đồng, Ủy ban; việc bảo đảm điều kiện hoạt động của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 22/2022/UBTVQH15 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, các cơ quan liên quan sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 22/2022/UBTVQH15 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội; Quy chế thay thế Quy chế về việc phối hợp giữa Văn phòng Quốc hội với Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong các công tác chuyên môn.

Chủ tịch Hội đồng dân tộc Y Thanh Hà Niê K'đăm phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Hội đồng dân tộc Y Thanh Hà Niê K'đăm phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

"Việc phối hợp giữa Văn phòng Quốc hội với Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong các công tác chuyên môn gồm hai mặt: một mặt, Văn phòng Quốc hội giúp các cơ quan của Quốc hội cái gì; một mặt, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội giúp Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội làm các công tác chuyên môn". Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tiếp thu các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm hoàn thiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cụ thể của các cơ quan của Quốc hội để trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành Nghị quyết ngay trong tối 18.2.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Phiên họp toàn thể lần thứ Nhất của Ủy ban Công tác đại biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Phiên họp toàn thể lần thứ Nhất của Ủy ban Công tác đại biểu

Chiều 18.2, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã dự Phiên họp toàn thể lần thứ Nhất của Ủy ban Công tác đại biểu. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải chủ trì phiên họp.

Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp
Chính trị

Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cụ thể các cơ quan của Quốc hội

Chiều 18.2, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp xem xét dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cụ thể của các cơ quan của Quốc hội.

Toàn cảnh phiên họp của Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ

Sáng nay, 18.2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội đã biểu quyết thông qua các Nghị quyết số 176/2025/QH15 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Nghị quyết số 177/2025/QH15 về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. 

Quốc hội bầu Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Quốc hội bầu Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chiều nay, 18.2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu bầu Phó Chủ tịch Quốc hội và Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với 99,56% ĐBQH có mặt biểu quyết tán thành
Thời sự Quốc hội

Quốc hội họp về công tác nhân sự, cơ cấu tổ chức và số lượng thành viên Chính phủ, việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội

Sáng nay, 18.2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, sau khi biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Quốc hội tiến hành họp riêng về: cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội; số thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV (sửa đổi); công tác nhân sự.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Thời sự Quốc hội

Phát huy vai trò của Công ty mẹ - VEC trong đầu tư, quản lý, vận hành đường bộ

Việc bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 của Công ty mẹ - VEC để tạo điều kiện cho công ty phát triển bền vững, phát huy vai trò nòng cốt trong hoạt động đầu tư, quản lý khai thác, vận hành đường bộ cao tốc, nhằm thực hiện các kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, thực hiện chủ trương đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông và chủ trương phát triển một số tập đoàn nhà nước có quy mô lớn, hoạt động có hiệu quả.

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội với 461/461 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội

Chiều nay, 17.2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội với 461/461 ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 100%. Đây là đạo luật đầu tiên được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp này, thể hiện sự đồng thuận rất cao của Quốc hội.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là giải pháp mang tính quyết định
Thời sự Quốc hội

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là giải pháp mang tính quyết định

Quan tâm đến chính sách thu hút, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho việc phát triển khoa học và công nghệ, các ĐBQH cho rằng, đây là vấn đề rất cấp bách, không chỉ giải quyết rào cản nguồn lực, tận dụng tư duy đột phá, chống chảy máu chất xám mà còn có thể phát triển, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, xây dựng hệ sinh thái bền vững.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên họp ngày 6.1.2025
Thời sự Quốc hội

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến luật đến từng gia đình

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tháng 1.2025 có nhiều luật và nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật có hiệu lực, do vậy, các cơ quan cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến luật trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như các kênh Ban Dân vận Trung ương, Mặt trận, các đoàn thể đến từng hộ gia đình để người dân thấu hiểu và nâng cao ý thức chấp hành.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Thời sự Quốc hội

Cần cơ chế mạnh, vượt trội để huy động vốn cho đường sắt đô thị

Chiều 15.2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các đại biểu nhấn mạnh, rất cần các cơ chế mạnh, vượt trội để huy động vốn nhằm phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại hai thành phố này.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Thời sự Quốc hội

Ưu tiên đặt hàng và giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp trong nước

Cho rằng tính chuyển giao công nghệ khi xây dựng đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là rất cao, sau khi xây dựng, chúng ta có thể làm chủ công nghệ đường sắt đô thị, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần ưu tiên đặt hàng và giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp trong nước trong việc làm chủ ba lĩnh vực xây dựng cầu, đường, hầm, sản xuất đường ray và đóng toa xe.