Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Thống nhất xây dựng Nghị quyết chung về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp

Sáng 24.9, tiếp tục Phiên họp thứ 37, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp và đại biểu Quốc hội.

thanh-man.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Hồ Long
thi-thanh.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Đại biểu HĐND cấp trên và cấp dưới cùng tổ chức tiếp xúc cử tri nhưng không quá 2 cấp

Trình bày Tờ trình về việc ban hành Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải nêu rõ, từ khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 có hiệu lực thi hành đến nay, vẫn chưa có văn bản pháp luật nào được ban hành thay thế Nghị quyết số 753/2005/NQ–UBTVQH11 về Quy chế hoạt động của HĐND để hướng dẫn về hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND.

Thực tế cũng cho thấy, yêu cầu của thời kỳ đổi mới, cử tri ngày càng nhận thức rõ hơn về quyền và trách nhiệm của mình, ngày càng quan tâm đến hoạt động của HĐND, đại biểu HĐND nói chung, hoạt động tiếp xúc cử tri nói riêng. Do vậy, việc xây dựng dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp là thực sự cần thiết.

Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải (2).jpg
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải trình bày Tờ trình về việc ban hành Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp. Ảnh: Hồ Long

Dự thảo Nghị quyết gồm 6 chương, 43 điều với nhiều nội dung mới. Cụ thể về việc tiếp xúc cử tri sau kỳ họp HĐND, để bảo đảm việc thực hiện thống nhất đúng theo quy định của pháp luật, dự thảo Nghị quyết quy định về nội dung tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thường lệ của HĐND và các nội dung liên quan đến tiếp xúc cử tri sau kỳ họp HĐND…

Về tiếp xúc cử tri nhiều cấp, từ kết quả hoạt động thực tế của các địa phương và quy định của Nghị quyết liên tịch số 525/2012/NQLT/UBTVQH13–ĐCTUBTWMTQVN, Ban Công tác đại biểu đã quy định đại biểu HĐND cấp trên và cấp dưới cùng tổ chức tiếp xúc cử tri như đã quy định tại khoản 3, Điều 5 của dự thảo Nghị quyết nhưng không quá 2 cấp…

Tăng cường vai trò chủ động, tích cực của đại biểu Quốc hội

Trình bày Tờ trình về việc ban hành Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình nêu rõ, ngày 27.9.2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Nghị quyết liên tịch số 525/2012/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình (2).jpg
Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình trình bày Tờ trình về việc ban hành Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Hồ Long

Tuy nhiên, Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14, đã quy định cụ thể hơn trách nhiệm của ĐBQH, Đoàn ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong hoạt động tiếp xúc cử tri, cũng như giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri. Luật Mặt trận Tổ quốc số 75/2015/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2016 cũng đã thay thế Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam số 14/1999/QH10.

Ngày 20.11.2015, Quốc hội thông qua Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân số 87/2015/QH13, trong đó quy định cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thường trực HĐND trong thực hiện hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri.

Vì vậy, việc nghiên cứu, rà soát các quy định của Nghị quyết số 525 về việc tiếp xúc cử tri; tổ chức thực hiện tiếp xúc cử tri; tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri… nhằm bảo đảm thống nhất và phù hợp với Hiến pháp và các văn bản pháp luật đã ban hành là rất cần thiết.

Khi được ban hành, Nghị quyết liên tịch sẽ là cơ sở pháp lý để ĐBQH, Đoàn ĐBQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc tiếp xúc cử tri; tổ chức thực hiện tiếp xúc cử tri… được thực hiện thuận lợi, chất lượng, hiệu quả, thống nhất trong phạm vi cả nước.

Dự thảo Nghị quyết gồm 7 chương, 49 điều và Phụ lục kèm theo. Dự thảo Nghị quyết liên tịch đã quy định cụ thể theo hướng tăng cường vai trò chủ động, tích cực của đại biểu Quốc hội trong tiếp xúc cử tri; gợi mở, khuyến khích cử tri bày tỏ kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng về những vấn đề mà cử tri quan tâm; thông tin đầy đủ về kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri, kịp thời giải đáp những vấn đề cử tri quan tâm, kiến nghị…

Không mở rộng đối với giải quyết kiến nghị của cử tri với đại biểu HĐND các cấp

Trình bày Báo cáo thẩm tra 2 dự thảo Nghị quyết liên tịch nêu trên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật tán thành với việc ban hành 2 Nghị quyết nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND và đại biểu Quốc hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng (5).jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra. Ảnh: Hồ Long

Về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp, đa số ý kiến Ủy ban Pháp luật đề nghị chỉ nên tập trung quy định về việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND, không mở rộng đối với giải quyết kiến nghị của cử tri và giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri.

Về quy định tại Khoản 1, Điều 6 của dự thảo Nghị quyết quy định cử tri có quyền “nhận xét về hoạt động của... đại biểu HĐND”, Ủy ban Pháp luật đề nghị, cân nhắc kỹ quy định này, nhất là việc bảo đảm để cử tri có đầy đủ thông tin về hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ của đại biểu HĐND làm cơ sở để đánh giá toàn diện, chính xác, khách quan, tránh tình trạng đánh giá khi không có đầy đủ thông tin, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đại biểu HĐND.

Chỉ tập trung quy định về “việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội”

Về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Pháp luật đề nghị chỉ tập trung quy định về “việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội” và theo đó, chỉnh lý tên gọi là “Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội”.

Toàn cảnh (54).jpg
Quang cảnh Phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Về quy định tại Khoản 3, Điều 4, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm “Xây dựng chương trình, kế hoạch tiếp xúc cử tri hằng năm, xác định rõ thời gian, địa bàn, nội dung và hình thức tiếp xúc gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội để xây dựng chương trình, kế hoạch chung của Đoàn”.

Ủy ban Pháp luật nhận thấy, việc xây dựng chương trình, kế hoạch tiếp xúc cử tri hằng năm ngoài việc căn cứ vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, Chương trình giám sát của Quốc hội, chương trình công tác của các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, thì còn phải căn cứ vào chương trình kỳ họp Quốc hội, kế hoạch hoạt động cụ thể của các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội.

Trong khi đó, theo quy định, dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội được gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp thường lệ và chậm nhất là 7 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp bất thường. Hơn nữa, đối với các kỳ họp bất thường thường được quyết định đột xuất, không có kế hoạch trước để giải quyết các vấn đề quan trọng, cấp bách phát sinh và nhiều trường hợp thuộc phạm vi bảo vệ bí mật nhà nước.

Do đó, đề nghị cân nhắc về tính khả thi, phù hợp với thực tiễn của quy định nêu trên, tránh tình trạng phải điều chỉnh thường xuyên.

Thể hiện ngắn gọn, rõ ràng, có trọng tâm, trọng điểm

Đa số ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc tích hợp và ban hành Nghị quyết chung quy định chi tiết về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp.

Tán thành việc ban hành Nghị quyết chung, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, Nghị quyết cần thể hiện ngắn gọn, rõ ràng, có trọng tâm, trọng điểm; nội dung nào chung thì quy định chung và nếu riêng thì quy định riêng. Đồng thời, Tờ trình cần thể hiện rõ những nội dung nào được kế thừa, những nội dung nào được sửa đổi, bổ sung, nội dung nào mới.

Phát biểu tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, thực tế có nhiều đối tượng để có những hình thức tiếp xúc cử tri từ Trung ương đến địa phương, kể cả là đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Phát biểu kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, Ban Dân nguyện và Ban Công tác đại biểu hoàn thiện các báo cáo, bảo đảm sự thống nhất, tương thích.

Thống nhất trong phạm vi điều chỉnh có nội dung liên quan đến giải quyết, giám sát kiến nghị của cử tri, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần làm rõ hơn, mạch lạc hơn nội hàm của việc giải quyết kiến nghị cũng như giám sát ở nội dung của nhiệm vụ tiếp xúc cử tri với việc giải quyết giám sát, kiến nghị của cử tri theo Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Thời sự Quốc hội

Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội Trịnh Giáng Hương phát biểu tại cuộc làm việc
Chính trị

Thường trực Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội làm việc với Đảng ủy Viện Nghiên cứu Lập pháp

Sáng 24.9, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Thường trực Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội làm việc với Đảng ủy cơ sở Viện Nghiên cứu lập pháp về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ 2020 đến nay; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm đến cuối nhiệm kỳ.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường và Hạ nghị sĩ Mohammad Saleh, thành viên Ủy ban VIII của Hạ viện Indonesia
Thời sự Quốc hội

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường tiếp Nhóm Hợp tác song phương, Hạ viện Indonesia

Tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã tiếp Đoàn Nhóm Hợp tác song phương, Hạ viện Indonesia do Hạ nghị sĩ Mohammad Saleh, thành viên Ủy ban VIII của Hạ viện Indonesia làm Trưởng đoàn, đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 23.9.2024
Video

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 23.9.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 23.9.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ 2 sẽ diễn ra từ ngày 27 - 29.9; Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh thăm, động viên gia đình chiến sĩ công an hy sinh khi làm nhiệm vụ phòng, chống bão số 3.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh - Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát trình bày dự thảo tóm tắt Báo cáo kết quả giám sát
Thời sự Quốc hội

Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Chiều 23.9, tiếp tục Phiên họp thứ 37, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét Báo cáo kết quả của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Quang cảnh Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 23.9
Thời sự Quốc hội

Kiểm toán đúng, trúng, lựa chọn nội dung có trọng tâm, trọng điểm

Cơ bản nhất trí với nguyên tắc, mục tiêu, định hướng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước trong năm 2025, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần rà soát kế hoạch kiểm toán, lựa chọn nội dung có trọng tâm, trọng điểm, kiểm toán trúng, đúng, cắt giảm các nhiệm vụ không thật sự cần thiết, trùng lặp với kế hoạch thanh tra.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh thăm hỏi, động viên gia đình Trung tá Trần Quốc Hoàng, cán bộ trại giam Quảng Ninh
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh thăm, động viên gia đình chiến sĩ công an hy sinh khi làm nhiệm vụ phòng chống bão số 3

Ngày 23.9, Đoàn công tác của Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã tới thăm, động viên gia đình các chiến sĩ hy sinh khi làm nhiệm vụ phòng, chống cơn bão số 3 tại tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng và Ninh Bình.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh thăm gia đình chiến sĩ công an hy sinh khi làm nhiệm vụ phòng, chống bão số 3 tại Quảng Ninh
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh thăm gia đình chiến sĩ công an hy sinh khi làm nhiệm vụ phòng, chống bão số 3 tại Quảng Ninh

Sáng 23.9, Đoàn công tác của Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã tới thăm, động viên gia đình cán bộ Trại giam Quảng Ninh, Trung tá Trần Quốc Hoàng đã hy sinh khi làm nhiệm vụ phòng, chống cơn bão số 3.

Nâng cao tỷ lệ động viên thu nội địa, khắc phục tình trạng chuyển giá
Thời sự Quốc hội

Nâng cao tỷ lệ động viên thu nội địa, khắc phục tình trạng chuyển giá

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, mục tiêu cuối cùng sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp là bảo đảm nguồn thu ngân sách ổn định, nâng cao tỷ lệ động viên thu nội địa, khắc phục tình trạng chuyển giá, phòng chống trốn thuế, thất thu thuế, hạn chế các hành vi làm xói mòn cơ sở thuế, bảo đảm công bằng hệ thống thuế Việt Nam phù hợp với yêu cầu thực tiễn, xu thế và thông lệ quốc tế.

Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường khảo sát dự án đường giao thông liên vùng tại Khánh Hòa
Thời sự Quốc hội

Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường khảo sát dự án đường giao thông liên vùng tại Khánh Hòa

Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường do Ủy viên Thường trực Nguyễn Ngọc Sơn dẫn đầu vừa có chuyến khảo sát thực tế tiến độ triển khai Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa - kết nối với tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Ninh Thuận và có cuộc làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 20.9.2024
Video

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 20.9.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 20.9.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Thường trực Ủy ban Xã hội Thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; Thường trực Ủy ban Pháp luật thẩm tra sơ bộ Báo cáo về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính; Hội thảo “Quốc hội Việt Nam - 80 năm đổi mới và phát triển về hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước”; Hội thảo khoa học “Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc; Tọa đàm về dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
Thời sự Quốc hội

Thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Chiều 20.9, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Thường trực Ủy ban Xã hội tổ chức phiên họp mở rộng thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh chủ trì phiên họp.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành phát biểu tại Hội thảo
Thời sự Quốc hội

Lựa chọn cách tiếp cận phù hợp trong xây dựng Luật Dân tộc

Ngày 20.9, tại TP. Hồ Chí Minh, Thường trực Hội đồng Dân tộc tổ chức Hội thảo khoa học “Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc”. Các Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc: Nguyễn Lâm Thành, Trần Thị Hoa Ry chủ trì Hội thảo. Cùng dự có các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực dân tộc.