Thông điệp về niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc
Báo Đại biểu Nhân dân
Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Bí thư Huyện Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội huyện Thanh Chương (Nghệ An) Lê Văn Dũng chia sẻ: Bài viết “Rạng rỡ Việt Nam” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã và đang nhận được sự quan tâm của các độc giả, nhất là các cán bộ, đảng viên tại Nghệ An - quê hương của vị lãnh tụ vĩ đại Chủ tịch Hồ Chí Minh... Bài viết đã khái quát sâu sắc và toàn diện về chặng đường vẻ vang của Đảng; đồng thời đã truyền thông điệp mang niềm tin, cảm hứng cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
Theo Bí thư Huyện Đoàn Thanh Chương Lê Văn Dũng, bài viết “Rạng rỡ Việt Nam” của Tổng Bí thư Tô Lâm rất sâu sắc, toàn diện về quá trình hình thành và phát triển của Đảng từ ngày thành lập đến nay. Trong đó, Tổng Bí thư nhấn mạnh đến bối cảnh lịch sử, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và con đường cách mạng vô sản là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử dân tộc…; đồng thời, bài viết cũng đã làm nổi bật kết quả của đất nước sau gần 40 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta đã vượt qua mọi khó khăn, đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt, có ý nghĩa lịch sử quan trọng, đặt tiền đề vững chắc cho sự phát triển toàn diện trong giai đoạn tiếp theo… Từ đó, Tổng Bí thư đã khẳng định sự hy sinh, những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng lớp lớp cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và nhân dân cả nước; sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, đã cùng Đảng tạo nên một Việt Nam hôm nay.
Bí thư Huyện Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội huyện Thanh Chương (Nghệ An) Lê Văn Dũng phát biểu tại Hội nghị Tổng kết công tác Đoàn - hội và phong trào thanh thiếu nhi. Ảnh: Hải Phong
Bên cạnh đó, bài viết cũng đã nêu rõ các nhóm vấn đề cần được đổi mới và triển khai quyết liệt trong công tác xây dựng Đảng. Những giải pháp mang tính tổng thể, toàn diện được xác định đối với công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị rất cần được triển khai đồng bộ, kịp thời; thực sự bảo đảm đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có phẩm chất chính trị và trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, vừa hồng, vừa chuyên; tạo tiền đề thực tế xây dựng bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị đất nước tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả…
Riêng đối với năm 2025, Tổng Bí thư đặc biệt nhấn mạnh nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng cùng với toàn dân phấn đấu nỗ lực cao nhất để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm và cả nhiệm kỳ 2020-2025; tổ chức thật tốt và thành công Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng, tạo khí thế và niềm tin cho giai đoạn tiếp theo, giai đoạn vươn mình trong kỷ nguyên mới của đất nước và dân tộc.
Đặc biệt, trong bài viết, Tổng Bí thư đã nêu 7 vấn đề trọng tâm về công tác xây dựng Đảng. Có thể nói, đây là những giải pháp hết sức căn bản, thiết thực, hiệu quả, mang tính đột phá và toàn diện… Trong đó, với nhấn mạnh của Tổng Bí thư ở nhóm vấn đề thứ sáu (tăng cường công tác ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số trong công tác xây dựng Đảng…) được xem là nội dung quan trọng nhất. Bởi, chúng ta đều biết, ngày nay các nước trên thế giới đều xem khoa học công nghệ như một biến số quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội. Cuộc đua kinh tế - xã hội, thực chất là cuộc đua phát triển khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực của mỗi nước… Đối với Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nước ta đã có những bước tiến đáng kể trong việc ứng dụng khoa học - công nghệ và chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành của Đảng; Chính phủ điện tử đã được xây dựng và triển khai, giúp cải thiện dịch vụ công và tăng cường tính minh bạch; cơ sở hạ tầng số được đầu tư mạnh mẽ, với hệ thống viễn thông, internet và mạng lưới 5G ngày càng phát triển; thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp Việt Nam và tăng cường kết nối với thị trường quốc tế...
Các kỳ họp HĐND huyện Thanh Chương đều được triển khai bằng phòng họp số, mỗi đại biểu HĐND huyện đều được trang bị 1 máy tính bảng. Ảnh: Lan Anh
Phương thức quan trọng để thực hiện ý chí, khát vọng phát triển đất nước nhanh, bền vững
“Cùng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư, khoa học – công nghệ đã có vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội, việc chuyển đổi số và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, áp dụng trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống hằng ngày đang là xu thế tất yếu. Đây cũng là phương thức quan trọng để thực hiện ý chí, khát vọng phát triển đất nước nhanh, bền vững…”, Bí thư Huyện đoàn Lê Văn Dũng nhấn mạnh.
Bí thư Huyện Đoàn Thanh Chương Lê Văn Dũng chia sẻ: Đối với huyện Thanh Chương nói chung, xác định khâu then chốt và đột phá là cải cách thủ tục hành chính gắn với cải cách công vụ, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có nhận thức, tư duy mới, tận tâm, tận tụy, trách nhiệm với công việc, tăng cường công tác quản lý Nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp. Từ nhận thức đó, thời gian qua, huyện Thanh Chương đã thực hiện đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số, trong đó trọng tâm là cải cách hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến và xây dựng nền tảng chính quyền điện tử…
Cùng với đó, huyện Thanh Chương cũng đã triển khai mô hình “Chính quyền số” với các ứng dụng công nghệ hiện đại như hệ thống quản lý văn bản, chữ ký số, cổng dịch vụ công trực tuyến… “Kết quả, trong 2 năm liên tục (2023 - 2024), huyện Thanh Chương đứng thứ 2 trong các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An về mức độ chuyển đổi số”, anh Lê Văn Dũng cho biết.
Với vai trò “thủ lĩnh” Đoàn, Bí thư Huyện đoàn Lê Văn Dũng chia sẻ: Trên cơ sở đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao, Huyện đoàn Thanh Chương đã tích cực thực hiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu về cán bộ, đoàn viên thanh niên; chú trọng phát triển áp dụng cái mới, cái sáng tạo, như: tích cực sử dụng mạng xã hội để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, trao đổi thông tin, quản lý tổ chức; số hóa văn bản và khai thác các ứng dụng trên nền tảng trực tuyến để triển khai các hoạt động, phong trào thanh niên, góp phần chuyên nghiệp và hiện đại hóa công tác Ðoàn và phong trào thanh thiếu nhi, nâng cao nhận thức của tuổi trẻ về quá trình chuyển đổi số của quốc gia…
Huyện Thanh Chương tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Hữu Thịnh
Bên cạnh đó, tổ chức Đoàn cũng đã tích cực triển khai các phong trào động viên, thanh niên nâng cao tinh thần tự học tập, sáng tạo; thúc đẩy, hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp, lập nghiệp, làm kinh tế của thanh niên, đặc biệt là khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo. Qua đó, nâng cao nhận thức, tâm thế cho mỗi đoàn viên thanh niên phát huy tinh thần tiên phong, sáng tạo trong nghiên cứu, vận dụng có hiệu quả những yếu tố tích cực từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tham gia tích cực vào quá trình chuyển đổi số quốc gia; áp dụng các kiến thức vào học tập, lao động, sản xuất, kinh doanh… trở thành động lực, lực lượng tiên phong trong chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị, địa phương.
“Từ tinh thần bài viết “Rạng rỡ Việt Nam” của Tổng Bí thư Tô Lâm; với sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung có thêm cơ sở, tiền đề, niềm tin và khí thế trong đi tiếp chặng đường hào hùng của đất nước và dân tộc…”, Bí thư Huyện đoàn Lê Văn Dũng nhấn mạnh.
Bài viết “Rạng rỡ Việt Nam” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã khái quát và tái hiện toàn bộ chặng đường vẻ vang của Đảng, kể từ khi ra đời đến nay. Mỗi chặng đường của Đảng đều gắn với những quyết sách, những thành tựu lớn của đất nước và dân tộc… Bài viết cũng đã truyền thông điệp, bồi đắp niềm tin, niềm tự hào và trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên hôm nay, để từ đó vượt qua thách thức, vững bước dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, xứng đáng với các thế hệ cha, ông, xứng đáng với lịch sử hào hùng của Đảng và dân tộc. Thông qua bài viết đã giúp mỗi người cán bộ, đảng viên nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của bản thân trong chặng đường 95 năm phát triển của Đảng ta…
Bí thư Huyện Đoàn huyện Thanh Chương (Nghệ An) LÊ VĂN DŨNG
Bỏ cấp huyện - một chủ trương lớn, bước chuyển mình mang tính lịch sử đang đặt ra những thách thức và cơ hội chưa từng có. Mỗi công dân không chỉ là đối tượng được hưởng lợi từ sự thay đổi này mà còn cần chủ động tìm hiểu, tham gia đóng góp ý kiến và giám sát quá trình chuyển giao quyền lực. Sự tham gia nhiệt tình và có trách nhiệm của cộng đồng chính là nền tảng vững chắc để hiện thực hóa tầm nhìn phát triển, hướng tới một chính quyền phục vụ, kiến tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.
Trong Kết luận số 127-KL/TW ngày 28.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị có yêu cầu nghiên cứu định hướng không tổ chức cấp huyện. Đây là một bước đi quyết liệt và mang tính đột phá, rất cần thiết trong tiến trình cải cách bộ máy hành chính ở nước ta, hướng tới xây dựng một bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn, phục vụ Nhân dân tốt hơn.
Châu Vũ - Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu quả là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Theo đó, việc sắp xếp, sáp nhập các tỉnh, bỏ cấp huyện là một bước đột phá mạnh mẽ, tiết kiệm ngân sách, xây dựng một nền hành chính hiện đại, với một bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt hơn cho Nhân dân, tạo động lực mới để đất nước phát triển.
Được kỳ vọng là một cuộc đột phá để phát triển và phục vụ Nhân dân, cử tri và Nhân dân đặt niềm tin rất lớn vào việc tinh gọn bộ máy sẽ sàng lọc và chọn được người đủ tài, đủ đức, đủ tâm huyết phục vụ trong bộ máy hệ thống chính trị; có chế độ đãi ngộ tương xứng để họ tận tâm, tận trí, tận lực cống hiến, phục vụ Nhân dân mà không cần, không muốn tham nhũng, tiêu cực. Từ đó, khắc phục và đẩy lùi tệ tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, phiền hà sách nhiễu dân.
Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư là chủ trương mang tầm chiến lược, thể hiện tư duy cải cách, đột phá mạnh mẽ nhằm xây dựng một nền hành chính tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân. Quá trình thực hiện chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhiều cán bộ, đảng viên, rất cần sự chia sẻ, nỗ lực phấn đấu, hy sinh vì sự phát triển bứt phá của thành phố, đất nước và hạnh phúc của Nhân dân.
Tiếp theo Kết luận số 121-KL/TW về Tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XII) một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Kết luận số 126-KL/TW ngày 14.2.2025 và Kết luận số 127-KL/TW ngày 28.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ về thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.
Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư là chủ trương mang tầm chiến lược, thể hiện tư duy cải cách, đột phá mạnh mẽ nhằm xây dựng một nền hành chính tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân. Quá trình thực hiện chắc chắc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhiều cán bộ, đảng viên, rất cần sự chia sẻ, nỗ lực phấn đấu, hy sinh vì sự phát triển bứt phá của thành phố, đất nước và hạnh phúc của Nhân dân.
Với tinh thần chủ động, khẩn trương với quyết tâm chính trị cao nhất, sau hơn 2 tháng tập trung triển khai, tỉnh Hòa Bình đã hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”. Điều này không chỉ nhận được sự ủng hộ của các cấp chính quyền và Nhân dân mà còn là tiền đề quan trọng xây dựng hệ thống chính trị hiện đại, hiệu quả hơn, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước trong kỷ nguyên mới.
Sáng 10.3, tại Trụ sở Trung ương Đảng đã diễn ra Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng (mở rộng) dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú - Trưởng Ban Chỉ đạo.
Để Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư được thực hiện hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra là xây dựng bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả, việc chọn mặt gửi vàng, lượng tài trao chức để giữ lại những người vừa hồng, vừa chuyên trong bộ máy nhà nước được sắp xếp hợp lý là giải pháp quan trọng nhất để đất nước ta sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới.
Khi địa giới hành chính được sắp xếp lại hợp lý, nguồn lực đầu tư cho văn hóa có thể được tối ưu hóa, tạo điều kiện nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, xây dựng những trung tâm văn hóa quy mô lớn hơn, bảo tồn di sản văn hóa tốt hơn và khuyến khích giao thoa văn hóa giữa các địa phương. Nếu được thực hiện đúng hướng, đây không chỉ là bài toán quản lý, mà còn có thể trở thành động lực đưa văn hóa Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập.
Theo nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương, PGS.TS ĐÀO DUY QUÁT, trong thời kỳ mới, trước yêu cầu “nóng bỏng” phải chuyển mình, tăng tốc, bứt phá, cần tiếp tục sắp xếp, tổ chức bộ máy hệ thống chính trị với tinh thần một cuộc cách mạng rất quyết liệt, khẩn trương. Kết luận số 127 - KL/TW hướng tới mục tiêu tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, mạnh, bền vững trong kỷ nguyên mới.
Kết luận số 127-KL/TW ngày 28.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận được sự quan tâm rất lớn trong các tầng lớp Nhân dân. Sự tin tưởng tuyệt đối vào cuộc cách mạng sắp xếp tổ chức bộ máy như lộ trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư đề ra chính là cơ sở, nền tảng tinh thần vững chắc để Đảng, Nhà nước ta quyết tâm, quyết liệt thực hiện bằng được mục tiêu, yêu cầu đã đề ra.
Theo nhiều chuyên gia, trong đợt sắp xếp, tinh gọn bộ máy lần này, để đạt mục tiêu của chuyển đổi số nhanh, mạnh, trúng đích, bên cạnh đưa ra khỏi hệ thống những cán bộ, công chức yếu kém, rất cần có chính sách đặc thù thu hút, tuyển dụng, giữ chân nhân lực về khoa học, công nghệ và chuyển đổi số làm việc trong các cơ quan của hệ thống chính trị. Đặc biệt, người dân cần thay đổi tư duy, tích cực tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, tiến tới làm chủ, sánh vai cùng Nhà nước quản trị xã hội.
Ngày 28.2 vừa qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận số 127-KL/TW về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Trong đó có yêu cầu rất quan trọng, đó là nghiên cứu, đề xuất sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Đây thực sự là một cuộc cách mạng về xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước trong tình hình mới.
Chỉ trong vòng 14 ngày, từ Kết luận số 126-KL/TW đến Kết luận số 127-KL/TW của Bộ chính trị, Ban Bí thư đã có những thay đổi trong chỉ đạo của Trung ương theo đúng tinh thần “vừa chạy, vừa xếp hàng”, hướng thẳng đến mục tiêu xây dựng một hệ thống chính trị gọn nhẹ, minh bạch, vững mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, tránh tình trạng chồng chéo chức năng, lãng phí nguồn lực. Đó chính là yêu cầu tất yếu để phát triển. Ngoài quyết tâm chính trị cao, rất cần sự vào cuộc, đồng hành của các tầng lớp nhân dân, trong đó trước hết, trên hết, trực tiếp là đội ngũ cán bộ, công chức.
Theo Viện trưởng Viện Học tập suốt đời NGUYỄN ANH TUẤN, “việc Tổng Bí thư quan tâm tới học tập suốt đời sẽ là sự hậu thuẫn, thúc đẩy các phong trào, các nhóm hoạt động trong lĩnh vực này cũng như các địa phương, để họ cảm thấy tự tin hơn trong việc sáng tạo ra các mô hình học tập suốt đời mà không còn phải e ngại điều gì”.
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm là nguồn cảm hứng lớn, dẫn lối trên hành trình xây dựng đất nước trở thành xã hội học tập, để mỗi con người không ngừng hoàn thiện mình, thích ứng với thời đại. Nhận định như vậy, GS.TS. PHẠM TẤT DONG, nguyên Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, cần tạo dựng chính sách giáo dục mở để con người có thể dễ dàng tích lũy và đổi mới tri thức liên tục...
Lời Tòa soạn: Đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Để thực hiện thắng lợi yêu cầu, nhiệm vụ, trọng trách trong giai đoạn mới, học tập suốt đời để dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh vì lợi ích chung, để trở thành những người hữu dụng đang là đòi hỏi cấp thiết đối với từng cá nhân, mỗi công dân, đặc biệt là những cán bộ, nhân viên trong hệ thống chính trị. Xoay quanh chủ đề này, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết: "Học tập suốt đời". Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết:
TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản
Đổi mới là một yêu cầu khách quan, một đòi hỏi của chính thực tiễn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở nước ta, nhằm nhận thức đúng hơn về CNXH, khắc phục những mặt trì trệ, đẩy nhanh quá trình xây dựng xã hội XHCN một cách hợp quy luật, đạt hiệu quả cao, củng cố và tăng cường CNXH.