THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ 04 KỲ HỌP BẤT THƯỜNG LẦN THỨ 9, QUỐC HỘI KHÓA XV

Thứ Bảy, ngày 15/02/2025, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tư tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

BUỔI SÁNG

* Nội dung 1

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Tại phiên thảo luận có 19 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến, 01 đại biểu Quốc hội tranh luận. Các ý kiến đại biểu cơ bản tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương và nhiều nội dung trong Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Bên cạnh đó, nhằm góp phần hoàn thiện dự thảo Luật, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các nội dung sau: đơn vị hành chính, phân loại đơn vị hành chính và phân định đơn vị hành chính thuộc khu vực miền núi, vùng cao, hải đảo; nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương; nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân; quan hệ công tác giữa chính quyền địa phương với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương; đối thoại giữa chính quyền địa phương cấp xã với Nhân dân; phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương; phân quyền, phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương; nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân; nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân, các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân; phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân; bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân; thôi làm nhiệm vụ đại biểu, tạm đình chỉ, bãi nhiệm và mất quyền đại biểu Hội đồng nhân dân; nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã; Ủy ban nhân dân tại đơn vị hành chính tổ chức cấp chính quyền địa phương; cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của Ủy ban nhân dân. Có ý kiến đại biểu đề nghị bổ sung 01 điều quy định về giải thích từ ngữ; bổ sung trách nhiệm của Chính phủ trong việc hỗ trợ địa phương thực hiện cải cách hành chính, chuyển đổi số.

Kết thúc thảo luận, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

* Nội dung 2

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về nội dung này.

BUỔI CHIỀU

* Nội dung 1

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Tại phiên thảo luận có 13 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến. Các ý kiến đại biểu cho rằng, việc trình Quốc hội điều chỉnh tăng mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 từ 8% trở lên thể hiện quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, góp phần củng cố, tạo nền tảng vững chắc để đạt tăng trưởng 2 con số trong thời gian đủ dài, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên phát triển thịnh vượng. Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các nội dung sau: căn cứ, sự cần thiết xây dựng Đề án; đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; bối cảnh, tình hình, khó khăn, thách thức; yêu cầu tăng trưởng năm 2025; kịch bản tăng trưởng đạt 8% trở lên năm 2025; điều kiện để thực hiện kịch bản tăng trưởng đạt 8% trở lên. Về các nhiệm vụ và giải pháp, các ý kiến đại biểu cơ bản đồng tình với nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Ngoài ra, các ý kiến đại biểu đề nghị cần có giải pháp đối với các dự án tồn đọng, ban hành gói hỗ trợ nhằm khơi thông các nguồn lực; quan tâm, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng chỉ tiêu đánh giá năng lực của cán bộ, công chức để có chế độ, chính sách phù hợp; xây dựng lộ trình cải cách tiền lương; có cơ chế, chính sách đặc thù đối với những địa phương có thế mạnh riêng; giao chỉ tiêu tăng trưởng cho các địa phương; có chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài; tăng nguồn lực đầu tư ở cả khu vực công và khu vực tư nhân; phát triển kinh tế phải bảo đảm giữ vững quốc phòng, an ninh.

Kết thúc thảo luận, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

* Nội dung 2

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: (i) Chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; (ii) Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Tại phiên thảo luận có 05 đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến, cụ thể như sau:

+ Về Chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Các ý kiến đại biểu cơ bản thống nhất với sự cần thiết thông qua chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, vừa cấp bách vừa chiến lược, đòi hỏi sự quyết tâm rất lớn để sớm khởi công và hoàn thành đưa vào khai thác. Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về phạm vi, quy mô, hình thức đầu tư; thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư; sơ bộ tổng mức đầu tư và nguồn vốn; tiến độ thực hiện; các cơ chế, chính sách đặc thù; công nghệ để triển khai Dự án.

+ Về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh: Các ý kiến đại biểu cho rằng, việc xây dựng và ban hành Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại hai thành phố là rất cần thiết và cấp bách để giải quyết “điểm nghẽn” về thể chế nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đầu tư hoàn thành mạng lưới đường sắt đô thị tại hai Thành phố. Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các nội dung: giải thích từ ngữ; huy động nguồn vốn; trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư; phát triển công nghiệp đường sắt, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; vấn đề kết nối hệ thống toàn tuyến đường sắt đô thị; chính sách về vật liệu xây dựng và bãi đổ thải; tổ chức thực hiện.

Kết thúc thảo luận, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Thứ Hai, ngày 17/02/2025, Buổi sáng: (i) Quốc hội thảo luận ở hội trường về: Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; (ii) Quốc hội họp riêng, nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra một số cơ chế, giải pháp cấp bách cần thiết để triển khai dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, xây mới Trụ sở làm việc cơ quan Chủ tịch nước tại số 02 Lê Thạch, Hoàn Kiếm, Hà Nội và thảo luận ở hội trường về nội dung này; Buổi chiều: (i) Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; (ii) Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 của Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và thảo luận ở hội trường về nội dung này; (iii) Quốc hội họp riêng, nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; sau đó, thảo luận tại Đoàn về các nội dung trên./.

Chính trị

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tiếp đoàn đại biểu Nhân dân nhật báo Trung Quốc
Chính trị

Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tiếp đoàn đại biểu Nhân dân nhật báo Trung Quốc

Chiều 25.3, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tiếp đoàn đại biểu Nhân dân nhật báo Trung Quốc, do Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Biên tập Nhân dân nhật báo Trần Kiến Văn làm trưởng đoàn đến chào xã giao.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xử lý dứt điểm các công trình, dự án chậm tiến độ, tồn đọng, kéo dài
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xử lý dứt điểm các công trình, dự án chậm tiến độ, tồn đọng, kéo dài

Ngày 25.3, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Cuộc họp để thảo luận, cho ý kiến về kết quả thực hiện các Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm từ sau Phiên họp 27 của của Ban Chỉ đạo đến nay.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu
Chính trị

Biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số

Thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) chiều nay, 25.3, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Việc làm lần này là cơ hội vàng để thể chế hoá các định hướng chiến lược của Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số.

Điện mừng kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ghana
Chính trị

Điện mừng kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ghana

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Ghana (25.3.1965 - 25.3.2025), ngày 25.3, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng đến Tổng thống John Dramani Mahama; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gửi điện mừng đến Chủ tịch Quốc hội Alban Sumana Kingsford Bagbin.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Hài hòa trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sáng nay, 25.3, một số đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát các quy định nhằm bảo đảm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm, hàng hóa, song đồng thời cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sớm được lưu thông hàng hóa ra thị trường.

Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Bảo đảm các yêu cầu về an toàn hoá chất

Thảo luận dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến ưu đãi đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm; quảng cáo hóa chất, hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm hàng hóa…

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ tư Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ tư Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng

Ngày 25.3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng đã tổ chức Phiên họp lần thứ tư, xem xét một số nội dung sửa đổi, bổ sung dự thảo Phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIV của Đảng. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng chủ trì Phiên họp. Tham dự Phiên họp có các đồng chí thành viên Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng và Tổ Giúp việc của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành phiên thảo luận. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Cần trao quyền cho Chính phủ tạm thời cho phép thí điểm công nghệ, mô hình mới mà luật chưa điều chỉnh

Thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, một số đại biểu đề nghị tiếp tục nghiên cứu nhằm có những chính sách thật sự đột phá về phát triển công nghệ số, thúc đẩy kinh tế dữ liệu, thu hút nhân tài... nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam trong lĩnh vực này.