Xây dựng Học viện Tài chính thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học về kinh tế, tài chính, kế toán uy tín trong khu vực

Lược ghi phát biểu của ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, CHỦ TỊCH QUỐC HỘI, GS.TS, NHÀ GIÁO ƯU TÚ VƯƠNG ĐÌNH HUỆ tại Lễ kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Học viện Tài chính

Hôm nay, đúng vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, tôi và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cựu giáo viên, học viên rất vui mừng, xúc động và tự hào được dự Lễ kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Học viện Tài chính, nơi tôi đã theo học Khoá 12, Khoa Kế toán giai đoạn 1974 - 1978 và có thời gian dài gần 23 năm công tác tại nhà trường, trưởng thành từ giảng viên đến Trưởng khoa Kế toán và Phó hiệu trưởng nhà trường.

Tôi rất xúc động khi hiện diện ở đây có những nhà giáo lão thành, trong đó có cả các thầy, cô giáo đã từng dạy tôi. Từ đáy lòng mình, tôi xin chân thành cảm ơn và không bao giờ quên công lao dạy dỗ, giáo dục, rèn luyện của Nhà trường, của các thầy, cô giáo và sự giúp đỡ, tạo điều kiện của cán bộ, nhân viên Nhà trường, sự đùm bọc, phối hợp, cộng tác của các bạn sinh viên, đồng nghiệp cùng thời với chúng tôi. Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, tôi trân trọng gửi tới các thế hệ thầy giáo, cô giáo lời tri ân và lời chúc mừng nồng nhiệt nhất. 

Năm 1963, khi đất nước đang trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất phát triển kinh tế quốc dân và kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam, Trường Cán bộ Tài chính - Kế toán Trung ương, tiền thân của Học viện Tài chính được Hội đồng Chính phủ thành lập, trở thành mốc son có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đào tạo cán bộ có trình độ cao của ngành tài chính, kế toán và nền kinh tế quốc dân. Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ thầy và trò của Nhà trường luôn giữ vững sự đoàn kết, nỗ lực, vượt qua mọi thách thức, viết nên truyền thống vẻ vang, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, đối mặt với nhiều khó khăn, thiếu thốn, tập thể nhà trường đã thể hiện bản lĩnh, quyết tâm và tầm nhìn chiến lược, tập trung đào tạo bồi dưỡng lực lượng giảng viên có trình độ chuyên môn vững vàng, lập trường tư tưởng kiên định; chú trọng xây dựng chương trình đào tạo cơ bản nhất, hiện đại nhất, Việt Nam nhất, bảo đảm tính tư tưởng, tính khoa học, tính thực tiễn và tính sư phạm. 

Trong kháng chiến chống Mỹ, nhà trường luôn là một tập thể gương mẫu trong giảng dạy và học tập, sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Mặc dù phải đi sơ tán, nhiều lần chuyển đổi địa điểm, toàn thể cán bộ đảng viên, giảng viên, công nhân viên và sinh viên đã tập trung sức lực, tự tay phá đồi hoang, rừng rậm, vào rừng lấy gỗ, tre nứa, xây dựng nên hàng trăm công trình lớn nhỏ phục vụ cho giảng dạy và học tập, làm thay đổi bộ mặt một vùng nông thôn miền núi. Khí thế thi đua dạy tốt, học tốt của thầy và trò từ những căn hầm, từ những mái nhà tranh vách nứa vẫn bừng lên một niềm kiêu hãnh và tự tin. Tôi luôn nghĩ rằng, phải chăng chính trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ đó đã hun đúc, rèn luyện cho các thế hệ thầy và trò nhà trường ý chí vươn lên, tinh thần không bao giờ chịu khuất phục, không bao giờ lùi bước trước khó khăn; trong khó khăn, gian khổ lại càng thương yêu nhau nhiều hơn, gắn bó với nhau nhiều hơn. 

Đất nước thống nhất, nhà trường đã nhanh chóng đáp ứng yêu cầu mới trong giai đoạn cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, hoà nhập cùng sự nghiệp đổi mới. Đến nay, Học viện Tài chính đã phát triển cả quy mô và chất lượng; trở thành một trong những cơ sở đào tạo có uy tín trong nước và khu vực, đứng đầu về đào tạo Tài chính - Ngân hàng, Kế toán - Kiểm toán; là một trụ cột trong hệ thống giáo dục bậc cao của Việt Nam, được xếp vào nhóm trường đại học dẫn đầu khối kinh tế của Việt Nam; đồng thời cũng là trung tâm hàng đầu về nghiên cứu khoa học và chính sách quản lý tài chính của cả nước. 

Những năm gần đây, Nhà trường là đơn vị đi đầu trong đổi mới hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học; 10 năm liền là đơn vị xuất sắc của ngành Tài chính; nhiều bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín; nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học chất lượng tốt, đóng góp vào quá trình hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, hoạch định chính sách, cơ chế kinh tế - tài chính của các Bộ, Ngành. Những thành tựu đó tạo nền tảng vững chắc để Học viện tiếp tục đổi mới quản trị đại học, nâng cao chất lượng đào tạo, xứng đáng với sứ mệnh là "cơ sở đào tạo cung cấp các sản phẩm đào tạo có chất lượng cao cho xã hội".

Với những thành tựu xuất sắc và đóng góp quan trọng cho đất nước, Học viện Tài chính đã vinh dự được Đảng và Nhà nước Việt Nam trao tặng nhiều huân, huy chương, phần thưởng và danh hiệu cao quý. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng những thành tích của nhà trường.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đặt ra tầm nhìn chiến lược, đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI, trong đó xác định phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá chiến lược. Đảng ta cũng tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán "giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt phát triển đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế".

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra rất nhanh chóng, nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao và trình độ phát triển khoa học công nghệ sẽ quyết định vị thế, sức mạnh, năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia. Chất lượng đào tạo đại học và sau đại học đóng vai trò quyết định tới chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; là chìa khóa để thúc đẩy tăng năng suất lao động, duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Giáo dục đại học Việt Nam nói chung, Học viện Tài chính nói riêng cần ý thức sâu sắc về sứ mệnh và trách nhiệm cao cả này đối với đất nước. 

Kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra một chặng đường phát triển mới của Học viện. Để thực hiện thành công sứ mệnh và mục tiêu chiến lược xây dựng, phát triển Học viện Tài chính thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học về kinh tế tài chính kế toán hàng đầu của Việt Nam, có uy tín trong khu vực, Học viện cần tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, cụ thể hóa sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển nhà trường tới năm 2030 bằng những chương trình, kế hoạch hành động trong từng giai đoạn và từng năm gắn với trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị, cá nhân. Cụ thể hóa triết lý giáo dục "Công dân toàn cầu trong thế giới thay đổi" gắn liền với các giá trị cốt lõi "chất lượng, uy tín, hiệu quả, chuyên nghiệp và hiện đại". Làm rõ hơn mục tiêu Học viện Tài chính trở thành đại học đa ngành, đa lĩnh vực theo định hướng kết hợp nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ. Xác định rõ mô hình phát triển; rà soát, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phát triển hệ sinh thái nhà trường; nghiên cứu thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ, cung cấp dịch vụ tài chính, kế toán, kiểm toán mà Học viện có thế mạnh.

Học viện cần không ngừng đổi mới tư duy, tạo ra thay đổi mới để thích ứng với yêu cầu của thời đại, làm mới và phát huy các ngành đào tạo truyền thống và có thế mạnh; đồng thời không ngừng đổi mới, sáng tạo, áp dụng công nghệ mới, nhất là công nghệ số, tạo ra thay đổi đột phá cả về nội dung, phương pháp và công nghệ đào tạo để tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với các trường đại học trong khu vực và trên thế giới. Mạnh dạn, tiên phong xây dựng các chương trình đào tạo mới đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và xu thế phát triển của thời đại.

Học viện Tài chính phải là một trong những đơn vị tiên phong đi đầu thực hiện tự chủ đại học hiệu quả, đặc biệt là tự chủ về tài chính; phát huy nội lực, tranh thủ tối đa các nguồn lực đầu tư phát triển nhà trường. Sớm hình thành mạng lưới cựu sinh viên cựu giáo chức của trường để tạo được sức mạnh tổng hợp, coi đây là một thành viên trong hệ sinh thái của trường. Vận hành hiệu quả Quỹ phát triển giáo dục Tâm - Tài - Chính; dành nguồn lực thỏa đáng để cấp học bổng cho sinh viên nghèo, sinh viên xuất sắc; hỗ trợ phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo để Học viện Tài chính trở thành một trung tâm đổi mới sáng tạo có chất lượng và uy tín của cả nước. 

"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định nhất đối với sự phát triển của nhà trường. Tôi mong muốn, Học viện Tài chính tiếp tục phát huy truyền thống, có các chính sách đột phá, khả thi để xây dựng Học viện trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về “thu hút nhân tài, bồi dưỡng nhân tâm, hoàn thiện nhân cách, phát triển nhân lực”, có chính sách thu hút, phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo các sinh viên xuất sắc, hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, có trình độ ngang tầm với khu vực và thế giới. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế, tăng cường hợp tác, trao đổi về đào tạo và nghiên cứu. Tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức vào việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo. Định kỳ tổ chức khảo sát về thị trường việc làm, phân tích, tiếp thu ý kiến phản hồi của các đơn vị sử dụng lao động.

Nhân dịp này, tôi đề nghị các bộ, ban, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội tiếp tục quan tâm, tập trung đầu tư, ưu tiên các nguồn lực và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để phát triển Học viện Tài chính có đủ tiềm lực để đào tạo nhân lực chất lượng cao và chuyển giao tri thức, phục vụ trực tiếp cho sự phát triển đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Với trách nhiệm là cơ quan chủ quản, Bộ Tài chính quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi nhất để Học viện Tài chính mở rộng địa điểm, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ngang tầm nhiệm vụ, sớm chuyển đổi và xây dựng phát triển theo mô hình Học viện thông minh; tiếp tục hỗ trợ Học viện Tài chính ổn định quy mô, đồng thời phát huy truyền thống đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trong môi trường đại học đa ngành, môi trường số, góp phần thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo các chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Truyền thống vẻ vang, đáng tự hào của Học viện Tài chính trong 60 năm qua chính là thành quả của quá trình học tập, lao động, cống hiến không biết mệt mỏi của các thế hệ giảng viên và sinh viên, học viên nhà trường. Rất nhiều sinh viên tiêu biểu đã trưởng thành, giữ những trọng trách trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước từ Trung ương tới địa phương; rất nhiều người đã và đang là cán bộ nòng cốt của các ban, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp. Đây là truyền thống, niềm tự hào lớn của Học viện Tài chính. Các thầy cô giáo và các bạn sinh viên, học viên Học viện Tài chính hôm nay có sứ mệnh viết tiếp truyền thống vẻ vang ấy. 

Tôi luôn có niềm tin vào thanh niên Việt Nam và nhất là các bạn sinh viên. Tôi mong các bạn sinh viên, học viên hãy luôn ghi nhớ và thực hiện thật tốt lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Thanh niên là rường cột của nước nhà, là chủ nhân tương lai của đất nước"; "Muốn xứng đáng vai trò là người chủ thì phải học tập”;“Học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, tức là để làm tròn nhiệm vụ người chủ của nước nhà”. Tôi đề nghị nhà trường quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho các sinh viên học tập, tham gia nghiên cứu khoa học; quan tâm, chăm lo tới các bạn sinh viên là con em đồng bào dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng xa và có hoàn cảnh gia đình khó khăn vượt khó, học giỏi.

Tròn sáu thập kỷ xây dựng và phát triển, Học viện Tài chính đã trưởng thành về mọi mặt. Tôi luôn mong muốn rằng, mỗi chúng ta sẽ mãi khắc ghi những đóng góp to lớn của các thế hệ thầy cô, sinh viên đầu tiên, những người xếp bút nghiên lên đường đi sơ tán, những người đã miệt mài lao động, tắm mình trong mưa lũ, vượt qua bao gian khó, góp nhiều công sức để tạo dựng nền móng đầu tiên của Trường Tài chính - Kế toán Trung ương, của Trường Cán bộ Tài chính - Kế toán - Ngân hàng Trung ương, Trường Đại học Tài chính - Kế toán, Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội và Học viện Tài chính. 

60 năm qua, với 5 lần đổi tên và di chuyển qua nhiều địa điểm nhưng truyền thống của Học viện Tài chính là một, vẫn tâm hồn ấy, phẩm chất ấy và cốt cách ấy của các thế hệ thầy và trò nhà trường. Những tình cảm đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ của đồng bào những nơi Học viện Tài chính đã đứng chân sẽ luôn là những bài ca không bao giờ quên trong tâm trí các thế hệ thầy và trò nhà trường. Tôi mong rằng, mỗi cá nhân từng công tác, học tập tại nhà trường dù ở cương vị nào cũng luôn cố gắng, phát huy tài năng, sức sáng tạo, đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước, đó cũng là hành động thiết thực xây dựng hình ảnh, uy tín của Học viện Tài chính. 

Trong không khí hôm nay, tôi lại nhớ những câu thơ của một cựu sinh viên Nhà trường "Tiếng trống tựu trường mỗi buổi ban mai/ Lại theo ta lên đường ra trận/ Đường Trường Sơn, đường vui bất tận/ Nhớ con đường lên lớp buổi đầu tiên/ Dòng sữa nuôi ta, dòng sữa mẹ hiền/ Đảng, Bác cho ta trái tim dũng cảm/ Đôi cánh Thầy cho, đôi cánh diệu kỳ/ Học trò của Thầy lớp lớp ra đi/ Như bầy chim toả khắp miền đất nước/ Khuôn mặt trò, Thầy nhớ sao hết được/ Nhưng hình dáng Thầy ai cũng mang theo".

Tôi tin tưởng rằng, trong chặng đường sắp tới, Học viện Tài chính sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu, đóng góp to lớn hơn nữa cho ngành giáo dục và đào tạo cũng như cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc; mãi mãi xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

_____________

* Đầu đề do Báo Đại biểu Nhân dân đặt

Thời sự Quốc hội

Biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 23.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) với 413/422 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Chiều 23.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành, chiếm 87,89% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thảo luận tại tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các ĐBQH nhấn mạnh cần làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp; điều này sẽ dễ quy trách nhiệm pháp lý, tránh thất thoát, lãng phí vốn nhà nước do làm ăn thua lỗ trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Chính trị

Tạo môi trường, khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu cho rằng, việc xây dựng dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thể chế hóa, ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; đồng thời, tạo môi trường và khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát với doanh nghiệp phát triển trí tuệ nhân tạo

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các ĐBQH đề nghị, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, xem xét tính khả thi của việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát, theo dõi hệ thống đối với từng loại hình doanh nghiệp phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo; đặt ra các trường hợp miễn trách nhiệm đối với một số nhà phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo nhất định.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 sáng 23.11
Chính trị

Cần cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất cho công nghiệp công nghệ số phát triển

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh yêu cầu xây dựng dự thảo Luật với các cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp công nghệ số phát triển nhanh và bền vững, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.

Làm rõ định nghĩa về tài sản số
Thời sự Quốc hội

Làm rõ định nghĩa về tài sản số

Thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số sáng nay, 23.11, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật này, đồng thời đề nghị dự thảo Luật định nghĩa rõ ràng hơn về tài sản số và bổ sung quy định về quyền thừa kế tài sản số.

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh
Thời sự Quốc hội

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh

Sáng 23.11, thảo luận Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng, cần xây dựng các quy định tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh.

ĐBQH Nguyễn Vân Chi (Nghệ An) - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp

Sáng nay, 23.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu cho rằng, dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa quy định cụ thể về trách nhiệm của doanh nghiệp, đồng thời đề nghị tăng cường phân cấp, phân quyền thì phải gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Sáng 23.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin, Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch danh dự Nhóm Cố vấn tối cao trực tiếp của Quốc vương Campuchia.

Không nên phát triển “đại trà” Khu công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Không nên phát triển “đại trà” Khu công nghệ số

Góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ) đề nghị hết sức cân nhắc việc tự động chuyển đổi Khu công nghệ thông tin tập trung thành Khu công nghệ số. “Chúng ta không nên phát triển đại trà Khu công nghệ số, thay vào đó, Chính phủ nên chọn một vài khu và đầu tư tập trung thì mới thúc đẩy được”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Campuchia – Việt Nam Men Sam An Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Campuchia – Việt Nam

Sáng nay, 23.11, tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức và tham dự hai hội nghị quốc tế tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia - Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghị sĩ hữu nghị Campuchia - Việt Nam Samdech Men Sam An.

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet, hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen. Ngày làm việc thứ 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.