Giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa

Thiếu giáo viên nên khó đa dạng hóa tổ hợp môn lựa chọn

Báo cáo Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại diện Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Lai Châu, cho biết, do thiếu giáo viên Tiếng Anh, Âm nhạc, Mỹ thuật, nên việc đa dạng hóa các tổ hợp môn lựa chọn gặp nhiều khó khăn.

Sáng 30.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về "Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông" đã làm việc với Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Lai Châu.

Thiếu giáo viên nên khó đa dạng hóa tổ hợp môn lựa chọn -0
PGS. TS Đỗ Chí Nghĩa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, chủ trì cuộc làm việc

Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn là thuộc loại hình trường chuyên biệt trong hệ thống trường THPT của tỉnh Lai Châu và của quốc gia. Chức năng của nhà trường là đào tạo trình độ phổ thông; phát hiện những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập và phát triển năng khiếu của các em về một trong các môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn và Tiếng Anh; giáo dục học sinh thành người có lòng yêu nước, tinh thần vượt khó, tự hào, tự tôn dân tộc; có khả năng tự học, nghiên cứu khoa học và sáng tạo, có sức khỏe tốt để tiếp tục đào tạo thành nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh và đất nước.

Trường hiện có 19 lớp với 632 học sinh. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm đầu tư, chỉ đạo của các cấp quản lý và sự tín nhiệm của học sinh và phụ huynh. Hiện tại nhà trường đã có sự phát triển rõ rệt từ quy mô trường lớp, đội ngũ, đặc biệt là cơ sở vật chất (tốt nhất trên địa bàn tỉnh Lai Châu) và chất lượng giáo dục.

Thiếu giáo viên nên khó đa dạng hóa tổ hợp môn lựa chọn -0
Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Hồ Thanh An báo cáo Đoàn giám sát

Báo cáo Đoàn giám sát, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Hồ Thanh An khẳng định, hiện tại số lượng, cơ cấu đội ngũ nhà giáo bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tuy vậy trong giai đoạn tiếp theo, để phục vụ nhân dân và học sinh tốt hơn, nhà trường chủ trương trình mở rộng các khối chuyên Tin, Sinh, Sử, Địa thì áp lực về biên chế giáo viên Tin, Toán, Văn, Sinh, Sử, Âm nhạc và Mỹ thuật là rất lớn.

Về Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa mới, Hiệu trưởng Hồ Thanh An cho biết, nhà trường đã triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền về kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục năm 2018; việc thực hiện quy định về công tác lựa chọn, mua sắm, sử dụng sách giáo khoa thu chi đầu năm học đúng quy định, công khai, minh bạch, được phụ huynh, học sinh và cán bộ, giáo viên đồng thuận. Đến thời điểm hiện tại, nhà trường triển khai đúng tiến độ chương trình dạy học lớp 10; 100% giáo viên, học sinh có sách giáo khoa sử dụng.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng được đánh giá hoàn toàn phù hợp với điều kiện nhà trường, với khả năng tiếp thu của các đối tượng học sinh và có tính khả thi cao. Việc đổi mới phương pháp giáo dục theo chương trình mới giúp cho giáo viên và học sinh chủ động hơn.

Thiếu giáo viên nên khó đa dạng hóa tổ hợp môn lựa chọn -0
Đoàn giám sát thăm phòng học bộ môn của trường 

Tuy nhiên, việc sắp xếp xây dựng lại các môn học dẫn đến tình trạng thừa - thiếu giáo viên cục bộ ở một số môn học; thiếu giáo viên Tiếng Anh, Âm nhạc, Mỹ thuật, nên việc đa dạng hóa các tổ hợp môn lựa chọn gặp nhiều khó khăn, nhiều học sinh lựa chọn Âm nhạc, Mỹ thuật nhưng không thể bố trí được do không có giáo viên. Để khắc phục, nhà trường tổ chức học theo hình thức CLB đối với Âm nhạc, Mỹ thuật, học sinh chủ yếu tự học qua mạng.

Việc chuyển trường, chuyển lớp của học sinh gặp khó khăn nếu như lớp/trường chuyển đến không có môn học mà em lựa chọn. Mặc dù vậy, hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản hướng dẫn chi tiết về việc học bù, học bổ sung môn học còn thiếu khi chuyển trường, chuyển lớp.

Về lựa chọn sách giáo khoa, trong quá trình đọc và viết nhận xét các đầu sách nhiều giáo viên phải đọc và nghiên cứu sách qua link nhà xuất bản giới thiệu, thời gian đọc và góp ý ngắn, số lượng đầu sách đọc nhiều gây áp lực về thời gian hoàn thành viết nhận xét của giáo viên...

Đoàn giám sát ghi nhận và đánh giá cao sự quan tâm của địa phương cho đào tạo học sinh chất lượng cao, đầu tư cơ sở vật chất khang trang, không gian sư phạm tốt. Đoàn giám sát cũng vui mừng khi thấy giáo viên thay đổi tích cực phương pháp giảng dạy; học sinh học chương trình, sách giáo khoa mới tự tin, hiệu quả, hứng thú hơn.

Đoàn giám sát đề nghị nhà trường tiếp tục quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên (số lượng, chất lượng, cơ cấu), có giải pháp để bảo đảm đủ cơ cấu, đặc biệt là giáo viên các môn Tiếng Anh, Âm nhạc, Mỹ thuật.

Thời sự Quốc hội

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 sáng 23.11
Chính trị

Cần cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất cho công nghiệp công nghệ số phát triển

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh yêu cầu xây dựng dự thảo Luật với các cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp công nghệ số phát triển nhanh và bền vững, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.

Làm rõ định nghĩa về tài sản số
Thời sự Quốc hội

Làm rõ định nghĩa về tài sản số

Thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số sáng nay, 23.11, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật này, đồng thời đề nghị dự thảo Luật định nghĩa rõ ràng hơn về tài sản số và bổ sung quy định về quyền thừa kế tài sản số.

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh
Thời sự Quốc hội

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh

Sáng 23.11, thảo luận Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng, cần xây dựng các quy định tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh.

ĐBQH Nguyễn Vân Chi (Nghệ An) - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp

Sáng nay, 23.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu cho rằng, dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa quy định cụ thể về trách nhiệm của doanh nghiệp, đồng thời đề nghị tăng cường phân cấp, phân quyền thì phải gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Sáng 23.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin, Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch danh dự Nhóm Cố vấn tối cao trực tiếp của Quốc vương Campuchia.

Không nên phát triển “đại trà” Khu công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Không nên phát triển “đại trà” Khu công nghệ số

Góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ) đề nghị hết sức cân nhắc việc tự động chuyển đổi Khu công nghệ thông tin tập trung thành Khu công nghệ số. “Chúng ta không nên phát triển đại trà Khu công nghệ số, thay vào đó, Chính phủ nên chọn một vài khu và đầu tư tập trung thì mới thúc đẩy được”.

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet, hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen. Ngày làm việc thứ 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chuyển thời điểm xem xét các báo cáo thường niên từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp đầu năm là phù hợp, nhằm cung cấp số liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là điểm mới rất lớn, căn bản của dự thảo Luật lần này.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cho phép hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng một số tiêu chuẩn

Chiều 22.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tại tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các đại biểu cho rằng, do cạnh tranh bằng tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ là biện pháp cạnh tranh khôn khoan nhất, nên cần cân nhắc bổ sung quy định giao hội, hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.