Tạo nhận thức thống nhất, đầy đủ về công tác phòng, chống mua bán người

- Thứ Bảy, 08/06/2024, 16:35 - Chia sẻ

Thảo luận tại tổ, sáng 8.6, ĐBQH Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lai Châu, Gia Lai, An Giang) tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Phòng, chống mua bán người nhằm hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán người, tạo nhận thức thống nhất và đầy đủ về công tác phòng, chống mua bán người trong thời gian tới.

Quang cảnh thảo luận tổ của Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu, Gia Lai, An Giang

Đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người, các đại biểu Tổ 17 đánh giá, việc sửa đổi Luật hiện hành là cấp thiết nhằm tạo nhận thức thống nhất và đầy đủ về công tác phòng, chống mua bán người trong thời gian tới; nâng cao trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội và hoàn thiện cơ sở pháp lý trong thực hiện việc hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay và trong thời gian tới.

8. cô mỷ.jpg -0
Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu Giàng Páo Mỷ - Tổ trưởng Tổ 17 điều hành phiên thảo luận tổ

ĐBQH Hoàng Quốc Khánh (Lai Châu) và ĐBQH Siu Hương (Gia Lai) nhấn mạnh, việc xây dựng Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) tiếp tục thể chế hóa quan điểm của Đảng về công tác phòng, chống mua bán người; cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

2. phó chủ tịch nước võ thị ánh xuân.jpg -0
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tại phiên thảo luận tại Tổ 17

Dự thảo Luật đã bám sát các chính sách trong hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đã được cấp có thẩm quyền thông qua để quy phạm hóa vào dự thảo Luật, dựa trên nguyên tắc kế thừa các quy định còn phù hợp, khắc phục những tồn tại, bất cập, hạn chế, đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống mua bán người hiện nay và trong những năm tiếp theo.

ĐBQH Hoàng Quốc Khánh (Lai Châu) phát biểu ý kiến

Nội dung của dự thảo bảo đảm tương thích, phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên như: Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (bổ sung cho Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia của Liên Hợp Quốc), Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em và các điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên như Công ước quốc tế về quyền dân sư và chính trị, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia...

ĐBQH Siu Hương (Gia Lai) phát biểu ý kiến

Các đại biểu nhận định, dự thảo Luật cơ bản thể hiện khá đầy đủ 3 nhóm chính sách được Chính phủ đưa ra trong đề nghị xây dựng dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi): hoàn thiện quy định về căn cứ xác định nạn nhân; quy định chế độ hỗ trợ người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; hoàn thiện quy định để nâng cao chế độ, chính sách hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân. Tuy nhiên, để hoàn thiện dự thảo luật, các đại biểu đề nghị, cần rà soát để bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các luật khác trong hệ thống pháp luật; chú trọng hoàn thiện quy định về nâng cao chế độ, chính sách hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân…

3. đb chiến.jpg -0
ĐBQH Hoàng Hữu Chiến (An Giang) phát biểu ý kiến thảo luận

Về quản lý về an ninh, trật tự (Điều 9), ĐBQH Hoàng Hữu Chiến (An Giang) cho rằng dự thảo Luật chưa đề cập đến lĩnh vực hàng không. Các đối tượng sẽ không bỏ qua bất cứ loại hình, phương tiện và thủ đoạn nào để thực hiện bằng được mục đích của mình. Do đó, cần nghiên cứu bổ sung thêm quản lý về mạng xã hội và sim rác

Về quyền và nghĩa vụ của nạn nhân, các đại biểu tại Tổ 17 đề nghị bổ sung thêm quyền "được hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm" để nạn nhân sau khi trở về có công việc tạo thu nhập. Qua đó ổn định cuộc sống, không trở thành đối tượng bị mua bán người...

Bách Hợp - An Nhiên
#